Lịch sử cận đại Việt Nam – thời kỳ của những chuyển biến sâu sắc?

Lịch sử cận đại Việt Nam là một giai đoạn diễn ra tương đối ngắn so với các giai đoạn lịch sử khác trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Mặc dù diễn ra rất ngắn tuy nhiên đây là giai đoạn lịch sử để lại nhiều điểm lắng nhất, thời điểm mà Việt Nam bước từ cái cũ sang cái mới, thời điểm của những người Việt Nam yêu nước hăng say đi tìm con đường giải phóng dân tộc, thời điểm chứng kiến những chuyển biến sâu sắc của đất nước. Tất cả đều đã diễn ra và để lại rất nhiều bài học quý giá cho những thế hệ sau kế thừa mà đưa cách mạng Việt Nam chèo lái đúng đường đi của nó...

Lịch sử cận đại Việt Nam được đánh dấu bằng sự kiện thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam (1858), trước nạn ngoại xâm, triều đình Huế tỏ ra lúng túng và muốn giảng hòa nhưng không thể ngăn cản được phong trào kháng chiến của nhân dân lên cao. Mặc dù vậy,sự nhu nhược của triều đình,lợi ích quốc gia đã không chiến thắng được lợi ích gia tộc,năm lần bảy lượt kí hiệp định đình chiến và bản hiệp ước Pa-tơ-nốt năm 1884 đã đặt dấu chấm hết cho một quốc gia quân chủ độc lập. Từ nguyên nhân khách quan là sự xâm lược của Pháp và việc cần thiết phải kiến thiết,thay đổi ngay từ bên trong đã làm cho lịch sử thời kỳ này chứng kiến nhiều những biến đổi của đất nước trên nhiều lĩnh vực mà quan trọng nhất là sự biến đổi về mặt hệ tư tưởng.
Xét về sự chuyển biến trong hệ tư tưởng.Tư tưởng cốt lõi xuyên suốt trong tiến trình lịch sử Việt Nam đó là tư tưởng yêu nước.Nói đến tư tưởng yêu nước truyền thống là nói đến giai đoạn phát triển của tư tưởng yêu nước từ những thời kỳ đầu dựng  nước, giữ nước cho đến những năm cuối thế kỷ XIX.Nội dung cơ bản của tư tưởng yêu nước truyền thống Việt Nam là giá trị bền vững của độc lập dân tộc và cố kết cộng đồng để bảo vệ và giành độc lập dân tộc trước sự xâm lược và đô hộ của các thế lực bên ngoài, để xây dựng và phát triển đất nước.Nó được thể hiện qua một loạt phong trào kháng chiến chống Pháp được triều đình Huế tổ chức sau khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam mà điển hình là Phong trào Cần Vương.
Sau sự thất bại của phong trào Cần Vương,đứng trước những yêu cầu của lịch sử,  một bộ phận sĩ phu, nhà nho đã bị tư sản hóa, họ sẵn sàng tiếp thu những luồng tư tưởng cách mạng mới dội vào Việt Nam, đó là tư tưởng canh tân của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu (Trung Quốc), tư tưởng canh tân của Thiên Hoàng Minh Trị (Nhật Bản), ... . Trong suốt 30 năm đầu thế kỉ XX, tư tưởng cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã mang lại bầu không khí chính trị hết sức sôi động ở Việt Nam. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất,phong trào cách mạng được chia làm hai khuynh hướng đó là bạo động và cải cách.Tiêu biểu cho khuynh hướng bạo động là Phan Bội Châu, ông chủ trương dựa vào Nhật để đánh Pháp, ông cho rằng nước Nhật là đồng văn, đồng chủng với nước ta.Ông thành lập hội Duy Tân (1904) nhằm tập hợp các thanh niên trí thức đi du học diễn ra với phong trào Đông Du (1906-1908). Sau khi phong trào Đông Du thất bại chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng Tân Hợi của Trung quốc ông đã thành lập Việt Nam Quang Phục Hội (1912). Trong khi đó, khuynh hướng bất bạo động: do Phan Tru Chinh đề xuất. Ông chủ trương “tư lại khai hoá” ông chủ trương khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh ông đặt chủ trương khôi phục đất nước lên hàng đầu. Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) Phan Châu Trinh, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền thành lập trường Đông Kinh thu hút thanh niên đến học. Phong trào Duy Tân (1906-1908) diễn ra ở Trung Kỳ do Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp vận động phát triển nông nghiệp, thương nghiệp thay đổi lối sốn.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra phong trào quốc gia cải lương (1919-1924) của tư sản và địa chủ lớp trên diễn ra ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn do tư sản và địa chủ lãnh đạo đòi quyền tự do kinh tế và chống độc quyền kinh doanh.. Phong trào chống độc quyền thương cảng Sài Gòn kêu gọi nhân dân tẩy chay hàng hóa của thực dân Pháp. Phong trào chống độc quyền khai thác lúa gạo ở Nam Kỳ. Năm 1923 xuất hiện Đảng Lập Hiến của Bùi Quang Chiêu ở Sài Gòn tập hợp tư sản và địa chủ lớp trên đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ để lôi kéo quần chúng, tuy nhiên khi bị thực dân Pháp đàn áp hoặc nhân nhượng cho một số quyền lợi họ đầu hàng thực dân Pháp. Phong trào yêu nước dân chủ công khai (1925-1926) của tiểu tư sản thành thị và tư sản lớp dưới. Họ lập ra nhiều tổ chức chính trị Việt Nam nghĩa đoàn, Phục Việt, Hưng Nam….thành lập nhiều tờ báo như Cường học thư xã, Quan hải tùng thư, Người nhà quê, Chuông rạn… với nhiều phong trào đấu tranh chính trị gây tiếng vang khá lớn như: Phong trào đòi thả Phan Bội Châu (1925), Phong trào đòi thả Nguyễn An Ninh (1926), Phong trào để tang Phan Châu Trinh (1926). Ngoài đấu tranh chính trị tiểu tư sản Việt Nam còn vận động văn hoá tiến bộ, tuyên truyền rộng rãi tư tưởng tự do dân chủ. Trong khi đó, phong trào cách mạng quốc gia tư sản (1927-1930) gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc Dân Đảng (25-12-1927) lãnh tụ là Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính với nhà xuất bản Nam Đồng thư xã chuyên in ấn các loại báo chí, tạp chí cách mạng. Tổ chức lỏng lẻo, nhiều thành phần, không có sự bảo mật, hoạt động không sâu rộng chủ yếu ở Bắc Kỳ, chưa có đường lối chính trị cụ thể rõ ràng. Về tổ chức, Đảng chủ trương xây dựng các cấp từ trung ương đến cơ sở nhưng cũng chưa bào giờ có một hệ thống tổ chức thống nhất. Như vậy cho đến những năm 30 của thế kỉ XX ở Việt Nam, từ hệ tư tưởng phong kiến đến dân chủ tư sản đều không đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi do chưa có đường lối, chủ trương đúng đắn, không tập hợp được nhân dân, xa rời quần chúng, dễ bị thực dân Pháp đàn áp dẫn đến thất bại.
Trái lại,đến những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản đã phát triển ở Việt Nam mà vai trò của Nguyễn Ái Quốc là chủ đạo. Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây tìm đường cứu nước. Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công Nguyễn Tất Thành đã tin tưởng, hướng theo con đường cách mạng tháng Mười. Năm 1919, với tên mới là Nguyễn ái Quốc, Người đã gửi tới hội nghị Vecxây (Pháp) bản “yêu sách” đòi quyền lợi cho dân tộc Việt Nam. Tháng 7 – 1920, Người được đọc Bản sơ thảo lần thứ nhất Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin. Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam – con đường cách mạng vô sản. Tháng 12 – 1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn ái Quốc tham gia bỏ phiếu tán thành việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp, gia nhập Quốc tế Cộng sản. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt lớn trên con đường hoạt động cách mạng của Người, bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, từ người yêu nước trở thành người cộng sản. Từ nước ngoài Người đã viết và gửi các sách báo, tài liệu về Việt Nam như các báo Việt Nam hồn, Người cùng khổ, đặc biệt tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp …để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và chỉ rõ con đường cách mạng mà nhân dân ta cần đi theo. Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng châu (Trung Quốc), Tháng 6 năm 1925 Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện ở Quảng Châu. Đầu năm 1927 bộ tuyên truyền của hội liên hiệp thuộc địa các dân tộc bị áp bức xuất bản cuốn “Đường Cách Mệnh” ( tập bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong lớp huấn luyện chính trị của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên). Trong những năm 1919-1925 phong trào công nhân diễn ra dưới các hình thức bãi công,biểu tình như cuộc bãi công của công nhân Ba Son ( Sài Gòn ) do Tôn Đức Thắng tổ chức (1925) và các cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định. Nhìn chung phong trào công nhân từ 1919-1925 đã có bước phát triển mạnh so với trước chiến tranh thế giới làn thứ nhất, hình thức bãi công trở nên phổ biến diễn ra trên quy mô lớn hơn và thời gian dài hơn. Trong những năm 1926 – 1929 phong trào công nhân dã có sự lãnh đạo của các tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, Công hội đỏ và các tổ chức cộng sản ra đời từ 1929, từ 1928 – 1929 có khoảng 40 cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra trên toàn quốc. Các cuộc đấu tranh của công nhân Việt Nam trong thời gian từ 1926- 1929 mang tính chất chính trị rõ rệt, có sự liên kết giữa các nhà máy các ngành địa phương. Cũng trong thời gian này phong trào yêu nước cũng diễn ra mạnh mẽ đặc biệt là phong trào nông dân. Phong trào công nhân và nông dân đã có sự hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc đẩu tranh chống thực dân và phong kiến. Qúa trình vô sản hóa diễn ra mạnh mẽ đã dẫn đến sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam đó là: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn. Mặc dù đều giương cao ngọn cờ chống đế quốc,chống phong kiến, nhưng ba tổ chức cộng sản đều hoạt động riêng rẽ, phân tán ảnh hưởng xáu đén phong trào cách mạng Việt Nam. Vì vậy việc thống nhất ba tổ cộng sản là yêu cầu khẩn thiết của cách mạng nước ta, nhiệm vụ cấp bách trước mắt của những người cộng sản Việt Nam. Tháng 2 năm 1930, sự thành lập của Đảng Cộng Sản Việt Nam trên cơ sở thống nhất thống nhất ba tổ chức cộng sản có vai trò hết sức quan trọng, từ đây cách mạng Việt Nam sẽ bước sang một trang mới, thời kỳ có một Đảng chuyên chính vô sản, Đảng đại diện cho lợi ích của toàn thể dân tộc, quyết tâm giành độc lập dân tộc từ tay thực dân. Qua phong trào cách mạng 1930 – 1931, 1936 – 1939, Đảng ta đã tiến hành hai cuộc diễn tập cách mạng quan trọng là Xô Viết Nghệ Tĩnh và phong trào Dân chủ để tích lũy nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng Đảng, vũ trang lí luận chính trị và quân sự, tập hợp quần chúng nhân dân làm cách mạng. Cao trào cách mạng 1939 – 1945 là những bước chuẩn bị cuối cùng cho cách mạng và đỉnh cao là thành công của cách mạng tháng Tám và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa đã đánh đỏ mọi gông cùm mà phát xít, thực dân, phong kiến tròng lên cổ nhân dân Việt Nam. Như vậy chứng tỏ, tư tưởng yêu nước Việt Nam truyền thống tiến lên trình độ hiện đại là cả một thời đoạn lịch sử: từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam cho tới khi Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tiếp nhận những tư tưởng tiến bộ của phương Tây, phương Đông; cải tạo nó và đặt trên cơ sở thế giới quan, nhân sinh quan tiên tiến nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin, coi đó là cơ sở nền tảng của nhận thức mới, lý luận mới về con đường cứu nước, cứu dân. Chính Hồ Chí Minh đã nâng tư tưởng yêu nước truyền thống lên một trình độ mới, hiện đại. Thực tiễn cách mạng cho thấy chỉ có phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản mới phù hợp và  Đảng Cộng Sản mới là Người có đủ bản lĩnh, kinh nghiệm và sự tín nhiệm của nhân dân để lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi cuối cùng.
Bên cạnh sự biến đổi trong tư tưởng nhận thức, kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam cũng có nhiều biến chuyển. Kinh tế của một nước nông nghiệp đã lỗi thời bị thực dân Pháp tiến hành khai thác, đen xen với nền kinh tế của tư bản Pháp để phục vụ cho chính quốc. Từ một nền chính trị quân chủ độc lập bị thực dân Pháp cải tạo toàn bộ để kiện toàn bộ máy thực dân nhằm thống trị, chia cắt dân tộc. Xã hội Việt Nam vì thế cũng bị phân hóa và hình thành nên những giai cấp mới, đó là tư sản dân tộc, tiểu tư sản, công nhân. Với lòng yêu nước và nhận thức riêng, các giai cấp đều có những sự đấu tranh vừa thể hiện quyền lợi dân tộc thống nhất với quyền lợi của giai cấp mình. Có thể nói thời kỳ này bầu trời chính trị ở Việt Nam đan xen giữa những mảng mây sáng tối, là thời kỳ hoạt động chính trị sôi nổi nhất. Bên cạnh đó, thời kỳ này cũng chứng kiến sự giao lưu tiếp biến văn hóa mạnh mẽ ở Việt Nam. Sự tiếp xúc giao thoa giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa nhân loại, đặc biệt là với văn hóa phương Tây đã diễn ra mạnh mẽ vào những thập niên đầu thế kỉ XX, trong điều kiện thực dân Pháp xâm lược thống trị và khai thác thuộc địa Việt Nam. Do đó, nhân dân ta tuỳ nơi tuỳ lúc có thể tiếp nhận hoặc chống đối. Nhưng cuối cùng là sự lựa chọn những tinh hoa văn hóa nhân loại rồi cải biến cho phù hợp với tâm thức và mỹ cảm văn hóa của người Việt Nam. Đó chính là quá trình hội nhập để bổ xung những yếu tố mới tiến bộ, hiện đại vào nền văn hóa truyền thống, làm giàu đẹp hơn, phong phú hơn, hiện đại hơn nền văn hóa dân tộc trong điều kiện lịch sử mới. Bài viết này đề cập đến sự tiếp biến văn hóa Việt Nam những thập niên đầu thế kỉ XX trên ba mặt: về chủ thể văn hóa, về văn hóa vật chất, về văn hóa tinh thần.
Tóm lại, nói rằng Lịch sử Việt Nam cận đại là một thời kỳ của những chuyển biến sâu sắc là hoàn toàn chính xác. Ở thời kỳ này, khi tìm hiểu, người ta có thể nhìn thấy sự vận động của hệ tư tưởng yêu nước ở Việt Nam, chứng kiến sự kiểm nghiệm của lịch sử ở cả ba hệ tư tưởng và sự lựa chọn con đường phát triển của dân tộc Việt Nam. Đó là thời kỳ mà những người yêu nước Việt Nam thức tỉnh trước vận mệnh của dân tộc đang nguy vong trong gông xiềng thực dân, là thời kỳ mà những người yêu nước mầy mò, tìm kiếm và hoạt động tích cực để giành lại độc lập dân tộc đã bị cướp mất, đặt sự suy tư của mình giữa dòng chảy lịch sử dân tộc: làm sao để Việt Nam hoàn toàn độc lập? Mặc dù thất bại hay thành công thì những con đường cứu nước, giải phóng dân tộc đều mang tư tưởng yêu nước Việt Nam, được tiếp nối từ nhiều thế hệ, thể hiện truyền thống quý báu của dân tộc và trách nhiệm của công dân Việt Nam trước những khúc quanh của lịch sử. Đó cũng là thời kỳ xã hội Việt Nam bắt buộc phải phân hóa để hình thành những giai cấp mới, là thời kỳ mà văn hóa Việt Nam phải mở mình với văn hóa thế giới, thời kỳ mà Việt Nam buộc phải thay đổi, buộc phải tìm số phận cho chính mình trong tương lai. Thời kỳ đó cách chúng ta mới quá nửa thế kỉ, khi kết thúc đi đã để lại cho chúng ta rất nhiều suy ngẫm. Hình ảnh của những nhà nho, sĩ phu yêu nước ra đi vì nghĩa lớn, hình ảnh của phong trào yêu nước lan rộng hừng hực khí thế sục sôi, hình ảnh nhân dân ta bị thực dân Pháp bóc lột đến tận xương tủy và cho đến cuối cùng cuộc cách mạng tháng Tám long trời lở đất và sự ra đời của nhà nước VNDCCH là một cái kết tuyệt vời cho giai đoạn Lịch sử Việt Nam cận đại mà mới đầu tưởng còn gập ghềnh đâu thấy đường ra. Tư tưởng thời đại của những nhà yêu nước, sự ra đời và quá trình lãnh đạo nhân dân giành chính quyền và sự tiếp xúc văn hóa Đông Tây,... là những bài học quý báu, là tiền đề quan trọng trong việc định hình giai đoạn lịch sử kế tiếp nó./

Danh mục tài liệu tham khảo:
1.      GS. Trương Hữu Quýnh - GS. Đinh Xuân Lâm - PGS. Lê Mậu Hãn (Chủ biên).Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập) , Nxb Giáo dục, 2008.
2.      Hà Minh Hồng, Lịch sử Việt Nam cận hiện đại 1858 – 1975, NXB Đại học quốc gia TPHCM, 2005.
3.      Trần Văn Giàu, Lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám (tập II), NXB Khoa học xã hội, 1985
4.      Trần Huy Liệu, Nguyễn Công Bình, Tài liệu tham khảo cách mạng cận đại Việt Nam, tập 3, NXB Văn – Sử - Địa, Hà Nội, 1958.
5.      Đinh Trần Dương, Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong ba mươi năm đầu thế kỷ XX, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.

------------
Hà Triệu Huy 

Nhận xét