Các bài dự thi tìm hiểu lịch sử lần thứ I năm 2015


CUỘC THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ LẦN I NĂM 2015
BÀI DỰ THI SỐ 1
Ngày 10/11/2015
Họ và tên Bùi Thị Thu Hà
Năm sinh 1999
Nơi sinh Nam Định
Công việc Học sinh
Nơi làm việc Trường THPT Nguyễn Du,Bình Phước
Lựa chọn câu hỏi số 3
Câu hỏi: Vì sao Nguyễn Ái Quốc đề ra con đường giải phóng dân tộc mới so với các bậc tiền bối .Đưa ra nhận xét và nêu ý nghĩa của cách mạng tháng tám và con đường giải phóng dân tộc do Nguyễn Ái Quốc đề xướng đối với dân tộc Việt Nam.?
Nội dung trả lời :Hoạt động yêu nước của các bậc tiền bối như Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã thể hiện rõ được tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc ,nhưng họ lại không có đường lối chính trị rõ ràng:
Phan Bội Châu chủ trương bạo động vũ trang đánh đuổi Pháp,xây dựng một chế độ chính trị mới ở Việt Nam .Năm 1904 Phan Bội Châu thành lập Hội Duy Tân ,tổ chức phong trào Đông Du,đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng chống Pháp.Tháng 3 năm 1909 Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi nước Nhật.Tháng 6 năm 1912,ông thành lập Việt Nam Quang Phục Hội.Phan Bội Châu vươn lên liên tục để đạt mục tiêu giải phóng dân tộc nhưng tất cả đều bị thất bại.Sau thời gian hoạt động ở Nhật Bản và Trung Quốc không thàn,Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt Trung Quốc bắt giam từ năm 1913 đến năm 1917 mới được thả tự do.Dưới ảnh hưởng của Cách Mạng tháng 10 Nga và sự ra đời của Xô Viết đã đã bắt đầu đến với ông như một nguồn sáng mới.Cảm tình với nước Nga Xô Viết cuối năm 1920 Phan Bội Châu dịch ra chữ Hán cuốn 'Điều tra chân tướng Nga La Tư ' của một tác giả Nhật Bản,viết Truyện Phạm Hồng Thái ,ngợi ca tinh thần yêu nước ,hi sinh anh dũng của người thanh niên họ Phạm.Tháng 6 năm 1925,trong khi chưa thể thay đổi được tô chức,thay đổi phương hướng đấu tranh thích hợp với biến chuyển mới của đất nước và thời đại thì Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt tại Thượng Hải ( Trung Quốc ) đưa về nước ,bị kết án tù rồi đưa về quản thúc ở Huế.Từ đó trở đi ,Phan Bội Châu không thể tiến theo nhịp sống sống đấu tranh mới của dân tộc.Còn Phan Châu Trinh là lãnh tụ của phong trào cách mạng dân chủ.Ông chủ trương phê phán chế độ thuộc địa ,vua quan,hô hào cải cách xã hội ; nâng cao dân trí ,dân quyền,tiến tới cứu nước.Phan Châu Trinh đã đi khắp tỉnh Quảng Nam và đến các tỉnh Trung Kì để vận động cải cách.Cuộc vận động Duy Tân của Phan Châu Trinh diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú.Phong trào Duy Tân đang phát triển ngày càng sâu rộng thì thực dân Pháp đàn áp dữ dội.Năm 1908,Phan Châu Trinh bị án tù ba năm ở Côn Đảo.Năm 1911,thực dân Pháp đưa ông sang Pháp.Suốt mười bốn năm sống ở trung tâm Châu Âu,Phan Châu Trinh vẫn giữ đường lối cải cách,kêu gọi dân quyền,dân sinh,dân khí.Vào đầu năm 1922,Phan Châu Trinh đến Mác xây.Nhân dịp vua Khải Định sang dự cuộc triển lãm thuộc địa khuếch trương cái gọi là "công lao khai hóa" của Pháp,Phan Châu Trinh viết Thất Điều Thư vạch ra bảy tội chém của vua Khải Định.Phan Châu Trinh còn diễn thuyết lên án chế độ quân chủ và quan trường ở Việt Nam,tiếp tục hô hào"Khai dân trí,chấn dân khí,hậu dân sinh"...Tháng 6 năm 1925,Phan Châu Trinh về nước.Mặc dù sức khỏe yếu ông vẫn tiếp tục hoạt động,đả phá chế độ quân chủ,đề cao dân quyền.Nhiều tầng lớp nhân dân,nhất là thanh niên rất mến mộ và hưởng ứng hoạt động của Phan Châu Trinh.
Qua hai hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh chỉ mang tính chất cải lương,lạc hậu,tổ chức không chặt chẽ,chưa rõ ràng về mặt đường lối.Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp,thì khác gì 'Dẫn hổ cửa trước,rước beo cửa sau'.Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách thì chẳng khác nào 'Xin giặc rủ lòng thương' ,trong khi hai nước này đều là đế quốc ,muốn thôn tính,xâm lược nước ta nên các hoạt động của họ đều thất bại. Khi đó,Nguyễn Ái Quốc đã có chí đuổi giặc Pháp ra khỏi nước ta,mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của họ nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của các vị tiền bối..
Nguyễn Ái Quốc sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược và thống trị,nhân dân ta trở thành nô lệ.Các cuộc vùng dậy đấu tranh của nhân dân ta đều thất bại.Cứu nước, giải ph1ng dân tộc đã trở thành yêu cầu bức thiết của toàn thể dân tộc.Người ra đời trong một gia đình nhà Nho yêu nước,ở một quê hương có truyền thống yêu nước và đấu tranh.Tất cả hoàn cảnh khách quan và chủ quan đó đã sớm nung nấu người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc về quyết tâm tìm đường cứu nước.Rút kinh nghiệm thất bại của các sĩ phu yêu nước đương thời hướng con đường cứu nước về phía Nhật Bản,Nguyễn Ái Quốc đi sang phương Tây với một nhận thức rất đúng đắn là :Muốn đánh đuổi kẻ thù phải biết rõ kẻ thù đó.Điều này có tầm quan trọng to lớn để Nguyễn Ái Quốc đi đến chủ nghĩa Mác - Lê nin sau này.Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước,Nguyễn Ái Quốc đã đi đến nhiều nơi ở châu Á,châu Âu và châu Mĩ,làm nhiều nghề lao động khác nhau vừa để kiếm sống,vừa hoạt động.Với phương thức hoạt động như thế,Người có điều kiện để tiếp xúc và lăn lộn trong phong trào quần chúng, và từ đó rút ra bài học quan trọng đầu tiên là :phân biệt rõ bạn và thù - ở đâu cũng chỉ có hai loại người là thiểu số đi áp bức bóc lột,còn lại đại đa số quần chúng lao động là những người bị áp bức bóc lột.Sau chiến tranh thế giới thứ nhất ,các nước thắng trận họp hội nghị phân chia lại thế giới ở Ve1cxay (1919 ).Thay mặt cho những người Việt Nam yêu nước,Nguyễn Ái Quốc đã đưa đến hội nghị bản yêu sách tám điểm đòi quyền lợi cho các dân tộc Đông Dương.Tất nhiên bọn đế quốc không thừa nhận,nhưng bản yêu sách đó đã gây tiếng vang lớn trong dư luận và trong giới Việt kiều ở Pháp, đồng thời từ đó Người rút ra bài học quan trọng là :'Sự nghiệp giải phóng dân tộc mình chủ yếu phải do mình quyết định chứ không phải chủ yếu dựa vào bên ngoài'.Cuộc cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại (1917),sự ra đòi của Quốc Tế Cộng Sản lần thứ ba của Lê nin (1919) là những sự kiện trọng đại có tác động mạnh mẽ tới những chiến sĩ của phong trào cách mạng và phong trào công nhân thế giới trong đó có Nguyễn Ái Quốc.Đặc biệt là bản sơ thảo lần thứ nhất Luận Cương Về Vấn Đề Dân Tộc Và Thuộc Địa của Lê nin đã có tác động mạnh mẽ tới nhận thức và chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc. Tại Đại hội Đảng Xã Hội Pháp ở Tua (12-1920) Nguyễn Áí Quốc đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III và thành lập Đảng Xã Hội Pháp.Bằng những hành động đó, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và là một trong những người sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp.Sự kiện đó đã đánh dấu bước nhảy vọt trong quá trình chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc.Từ một người yêu nước chân chính,Người đã trở thành một người cộng sản;Người đã tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho nhân dân Việt Nam,con đường giải phóng theo học thuyết Mác Lê nin,con đường đấu tranh giải phóng dân tộc với giải phóng người lao động.
" Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản ".
Ý nghĩa cách mạng tháng tám năm 1945 là :Đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm,ách thống trị của phát xít Nhật gần 5 năm,chấm dứt chế độ phong kiến ngót chục thế kỉ ở Việt Nam, lập nên nước VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA -Nhà nước của nhân dân,do nhân dân và vì nhân dân; giải quyết thành công vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền.Với cách mạng tháng tám,nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ bước lên địa vị người làm chủ đất nước.Đảng Cộng Sản từ chỗ hoạt động bí mật,bất hợp pháp,trở thành một Đảng cầm quyền.Dân tộc Việt Nam tiến lên hàng các dân tộc tiên phong trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc,dân chủ,tiến bộ xã hội.Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam,mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc:kỉ nguyên độc lập ,tự do;kỉ nguyên nhân dân lãnh đạo nắm chính quyền;kỉ nguyên giải phóng dân tôc gắn liền với độc lập dân tộc.Góp phần vào chiến thắng của phe đồng minh chống phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai,đột phá một khâu trọng yếu trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc;cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đang đấu tranh giành độc lập ở Á,Phi,Mĩ Latinh.
Cách mạng tháng tám thành công là sự thắng lợi của tư tưởng độc lập tự do của Hồ Chí Minh,của đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng Cộng Sản......Là sự chuẩn bị tất yếu của 15 năm (1930-1945) nhưng thật ra nó chỉ diễn ra trong vòng 15 ngày ,đã trải qua ba cuộc tập dượt vĩ đại (1930-1931,1936-1939,1939-1945).Cuộc diễn tập trực tiếp là cao trào giải phóng dân tộc quyết định nhất đến nước nhà là 1919-1945.

Xem thảo luận tại đây
---------------------------------------------------------------------------------
CUỘC THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ LẦN 1
BÀI DỰ THI SỐ 1
Ngày 5 tháng 11 năm 2015
Họ và tên:Nguyễn Thị Thuỷ Lan 
Năm sinh:2000
Nơi sinh:xã Quảng Tân,thị xã Ba Đồn,tỉnh Quảng Bình 
Công việc:học sinh
Nơi làm việc:trường trung học phổ thông số 2 Lê Hồng Phong 
Lựa chọn câu số 1
Câu hỏi:vì sao Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến?Phân tích đánh giá tình hình Việt Nam lúc bấy giờ?
Nội dung câu trả lời:Việt Nam ở Đông Nam Á có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng,giáp với nhiều quốc gia láng giềng,đặc biệt là giáp với biển Đông nơi mà tàu chở hàng hoá các nước đi qua đây rất nhiều.Đất nước ta có một tài nguyên thiên nhiên rất phong phú,nguồn nhân công dồi dào nhưng rẻ mạt.Từ giữa thế kỉ XIX,các nước tư bản phương Tây phát triển mạnh mẽ,nên cần thuộc địa để khai thác,và Việt Nam đã trở thành một miếng mồi ngon cho các nước tư bản phương Tây,trong đó có thực dân Pháp.Ngày 1 tháng 9 năm 1858,Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta,sau 5 tháng chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà(Đà Nẵng),thất bại ở chiến sự Đã Nẵng với kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh,chúng liền chuyển hướng tiến công.Tháng 2 năm 1859,thực dân Pháp đánh vào Gia Định,quân triều đình Nguyễn chống cự yếu ớt rồi tan rã.Năm 1861,Pháp mở rộng đánh ra các tỉnh miền Đông Nam Kì chiếm Định Tường,Biên Hoà,Vĩnh Long.Ngày 5 tháng 6 năm 1862,triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất,thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì,mở các cửa biển Đà Nẵng,Ba Lạt,Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán,tự do truyền đạo Gia Tô,bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc...Không dừng lại đó,năm 1867 thực dân Pháp lại chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì(Vĩnh Long,An Giang,Hà Tiên),sau đó Pháp tiếp tục xúc tiến công cuộc đánh ra Bắc Kì.Năm 1873,chúng kéo quân đánh chiếm miền Bắc lần thứ nhất và thất bại,nhưng ngày 15 tháng 3 năm 1874,triều đình nhà Nguyễn lại đi kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất,chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp trong khi quân dân ta đang hăng hái đánh trận và làm nên chiến thắng Cầu Giấy(21-12-1874).Với hiệp ước Giáp Tuất đã làm cho nước ta mất đi một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ,ngoại giao và thương mại.Vẫn không dừng tham vọng,năm 1882 Pháp lại tiếp tục cho quân đánh ra Bắc Kì lần 2 và chiếm được Bắc Kì.Năm 1883 nhân lúc triếu đình đang lục đục vì vua Tự Đức chết,Pháp kéo quân vào cửa biển Thuận An uy hiếp,buộc triều đình kí hiệp ước Hắc Măng(25-8-1883),thừa nhận nền bảo hộ của chúng ở Bắc,Trung Kì,cắt tỉnh Bình Thuận sát nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp,triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì,mọi việc giao thiệp với nước ngoài do Pháp nắm...Năm 1884 chúng lại tiếp tục ép triều đình Nguyễn kí hiệp ước Pa-tơ-nốt(6-6-1884).Như vậy sau 30 năm thực dân Pháp với những thủ đoạn hành động trắng trợn,đã từng bước đặt ách thống trị trên đất nước ta,hiệp ước Pa-tơ-nốt đã chấm dứt sự tồn tại của triều đình nhà Nguyễn.Tuy đã đặt ách thống trị trên đất nước ta nhưng thực dân Pháp vẫn dựa vào nam triều để cai trị,biến vua, quan lại trở thành bù nhìn cho chúng điều khiển,từ đó nhân dân phải chịu cảnh 2 tầng áp bức bóc lột của địa chủ phong kiến và thực dân Pháp, chúng ra sức bóc lột nhân dân,bắt nộp tô thuế ,khai thác tài nguyên thiên nhiên,nền kinh tế tư bản bắt đầu hội nhập vào ,.Vì thế nước ta với tư cách là 1 quốc gia độc lập,đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến
.Từ giữa thế kỉ XIX,lúc các nước tư bản đang nhòm ngó âm mưu xâm lược nươc ta,thì đúng lúc này chính quyền phong kiến Việt Nam đang khủng hoảng trầm trọng.Dưới triều vua Gia Long đến Tự Đức,nhằm duy trì chế độ xã hội thối nát để bảo vệ đặc quyền,phong kiến Việt Nam đã ra sức củng cố trật tự bằng mọi cách.Về đối nội thực hiên chính sách phản động,đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân,chinh sách bảo thủ đó của nhà Nguyễn càng tạo thêm điều kiện cho Pháp xâm lược nước ta.Về đối ngoại với chính sách mù quáng ra sức đẩy mạnh thủ đoạn xâm lược đối với các nước láng giềng như Cao Miên,Laò cho quân ta bị hao tổn rất nhiều,lại đóng cửa đất nươc làm cho Pháp càng co lí do sớm xâm lược nước ta.Đối với nền kinh tế,xoá sạch những cải cách tiến bộ của triều Tây Sơn,các nghành nông nghiệp,công nghiệp,thủ công nghiệp,thương nghiệp đều trì trệ,không có cơ hội phát triển.Nền kinh tế đã thu hẹp như vậy tài chính nước ta cũng ngày càng kiệt quệ,làm cho đời sống của nhân dân cực khổ,chịu nhiều sưu cao thuế nặng,thiên tai,dịch bệnh.Mâu thuẫn giữa nhân dân với triều đình nhà Nguyễn ngày càng sâu sắc,và đó chính là nguồn gốc khiến cho nhân dân phải đứng lên khởi nghĩa,triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng toàn diện,suy yếu về mọi mặt,nội bộ trong triều đình bị chia rẽ,đó là thế bất lợi cho ta khi chiến tranh nổ ra.Trong giai đoạn đầu từ 1858-1862 khi Pháp nổ súng xâm lược,thì triều đình đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến,làm cho chúng thất bại ngay trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh,nhưng lại đối phó theo kiểu phòng ngự,bị động.Trước sự xâm lược đó của Pháp,nhân dân ta đã đứng lên đấu tranh rất anh dũng,tiêu biểu là có cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực đốt cháy chiếc tàu Et-pê-răng(10-12-1861) trên sông Vàm Cỏ ,nhưng rồi triều đình lại đi kí hiệp ước Nhâm Tuất(5-6-1862) với thực dân Pháp.Đến giai đoạn từ năm 1862-1884,nhà Nguyễn lại có tư tưởng thủ để hoà,vứt bỏ mọi thời cơ chống Pháp,nhượng bộ từng bước rồi đi đầu hàng qua các hiệp ước Giáp Tuất(15-3-1874),Hắc-măng(25-8-1883),Pa-tơ-nốt(6-6-1884),tuy vây nhân dân ta vẫn vững vàng đấu tranh với những trận đánh tiêu biểu trong giai đoạn này là trận Cầu Giấy lần 1(21-12-1873),lần 2(19-5-1883).Tuy vậy rồi cuối cùng triều đình cũng để mất nước,hoàn toàn đầu hàng Phap,nước ta trở thành chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
Quân Pháp mạnh hơn ta về lực nhưng ta mạnh hơn Pháp về tinh thần,nếu triều đình biết phát huy được yếu tố này,biết đoàn kết dân tộc,duy tân,thực hiện những chính sách giúp đất nước phát triển thì chắc chắn ta sẽ không bị mất nước.Thực tế trong thời kì này cũng có nhiều nhà yêu nước đã đề nghị cải cách đất nước nhưng nhà Nguyễn không chấp nhận.Đứng trước giặc ngoại xâm,nhà Nguyễn không chuẩn bị,không động viên nhân dân đấu tranh, không phát huy được sức mạnh quần chúng chiến đấu mà ngập ngừng trong kháng chiến.Vì vậy việc Pháp xâm lược và chiếm được nước ta là điều tất yếu.


Xem thảo luận tại đây
---------------------------------------------------------------------------------
CUỘC THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ LẦN 01 NĂM 2015
BÀI DỰ THI SỐ 0
Ngày 07/11/2015
Họ và tên Bùi Minh Tuấn
Năm sinh 1998
Nơi sinh TPHCM
Công việc Học sinh
Nơi làm việc Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ
Lựa chọn câu hỏi số 1
Giai đoạn từ 1858 đến trước Cách Mạng Tháng Tám năm 1945, lịch sử nước ta đã xảy ra không ít những biến động. Trong đó việc biến động đã làm thay đổi gần như là hoàn toàn Việt Nam đó là việc nước ta biến thành một nước thuộc địa, nửa phong kiến.
Thuộc địa, nửa phong kiến là một nhà nước như thế nào? Không ít người còn mập mờ, chưa hiểu cái định nghĩa này. Thuộc địa, nửa phong kiến là dạng nhà nước vừa là thuộc địa của Đế Quốc nhưng vẫn có bộ máy chính quyền vua quan phong kiến quản lý trên danh nghĩa
Gần cuối thế kỷ mười chín đầu thế kỷ hai mươi, khi Thực dân Pháp đã chiếm trọn Nam Kỳ và Bắc Kỳ, khống chế hoàn toàn Trung Kỳ. Cũng chính lúc này, nước ta thành một thuộc địa của chúng. Thay vì tiêu diệt hoàn toàn bộ máy chính quyền vua quan nhà Nguyễn, chúng đã biến bộ máy chính quyền thành tay sai đắc lực cho Thực dân pháp trong việc bóc lột và đàn áp nhân dân ta.
Sau khi chúng ta trở thành thuộc địa nửa phong kiến thì nước ta có nhiều thay đổi rõ rệt. Việc thay đổi này xảy ra hầu hết tất cả các phương diện. Tiêu biểu nhất là ở mặt kinh tế. Chế độ Tư bản chủ nghĩa theo Thực dân Pháp đã xâm nhập vào Việt Nam giúp cho kinh tế hàng hoá và kinh tế tiền tệ (hàng hoá đa dạng hơn, ngân hàng Đông Dương được thành lập) đã dần dần đẩy lùi và tiêu diệt nền kinh tế tự cấp tự cung - nền kinh tế vốn tồn tại hơn ngàn năm qua. Đã tạo ra nền kinh tế mới, nền kinh tế vừa mang dáng vóc của Phong kiến cổ xưa, vừa mang dáng vóc của Tư bản chủ nghĩa năng động. Cũng nhờ đó các ngành công nghiệp đã ra đời: khai thac mỏ, giao thông vận tải...... Quan hệ ruộng đất cũng không còn giữ nguyên hiện trang của nó ( nhiều giống cây công nghiệp được trồng như: Cao su, cà phê,...). Hình thức bóc lột của giai cấp địa chủ cũng thay đổi thấy rõ ( họ lập nên các vườn cao su bắt tá điền bỏ cày cấy mà vào các vườn cao su để cạo mủ,....)
Sự phân hoá giai cấp và mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội cũng là một nét nổi bật của kiểu nhà nước thuộc địa nửa phong kiến. Các giai cấp cũ như : tá điền vốn nghèo nay còn bần cùng hơn nữa; Địa chủ thì chia nhỏ ra làm ba nhóm: đại địa chủ - có nhiều ruộng đất nhưng thường làm tay sai cho giặc, không có tinh thần dân tộc, trung và tiểu địa chủ thì có ruộng đất nhưng ít, không hợp tác với giặc, có tình thần dân tộc cao. Trong khoảng thời gian này, rất nhiều giai cấp mới được hình thành : công nhân, tư sản, tiểu tư sản thành thị,...
Phương diện chính trị cũng là một nét đặc trưng cho kiểu nhà nước thuộc địa, nửa phong kiến. Trước đây, vào thời kì phong kiến thì giai cấp đại chủ nắm mọi quyền lực trong bộ máy chính quyền nhà nước. Nhưng khi Thực dân Pháp xâm lược nước ta, quyền lực nhà nước thuộc về tư sản nước ngoài. CHúng nắm mọi việc: quân sự, hành chánh, thương mại, tiền tệ,tư pháp,.... Chúng chi phối toàn bộ hệ thống vua quan nhà Nguyễn biến triều đình nhà Nguyễn thành tay sai đắc lực cho chúng trong việc vơ vét, bóc lột và đàn áp nhân dân ta
Trên đây là những nét chính về tính chất kiểu nhà nước thuộc địa, nửa phong kiến của xã hội Việt nam từ gần cuối thế kỷ mười chín đầu thế kỷ hai mươi. Qua đó ta thấy nước ta trải qua không ít thăng trầm, và những biến đổi này ảnh hưởng không nhỏ đến đến nền kinh tế, chính trị của Việt Nam; nó đưa mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẩn giữa nhân dân với đế quốc và tay sai tăng lên đến cao trào và chỉ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo thành công Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 thì các mâu thuẫn cơ bản đã được giải quyết. Nhưng ta cũng phải xem xét mặt tích cực của nó, nhờ vậy ta mới thoát khỏi nền kinh tế tự cấp tự tục lạc hậu, giúp ta hình thành các giai cấp mới,....


Xem thảo luận tại đây
---------------------------------------------------------------------------------

Xem nội dung chi tiết của cuộc thi Tìm hiểu cuộc thi tại đây.
Nơi tổ chức cuộc thi
- Đợt 1 tại đây.
- Đợt 2 tại đây.

Nhận xét