1.
Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất
* Hoàn cảnh lịch sử trước
Chiến tranh thế giới thứ I
+ Tình hình trên thế giới
& khu vực có sự ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam:
_ Thế giới có nhiều biến
cố, tác động mạnh đến cách mạng Việt Nam. Đặc biệt là Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản
(1868), cuộc vận động biến pháp ở Trung Quốc dẫn đến cách mạng Tân Hợi (1911)
& phong trào “châu Á thức tỉnh”.
-
Nhật bản: Trước năm 1868, Nhật cũng là nước
phong kiến “khép kín” như Việt Nam ta, cũng rơi vào trường hợp bị các nước
phương Tây đòi mở cửa. Nhưng Nhật Bản sớm thức thời, kịp thời cải cách &
phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa -> Nhật giữ được độc lập và sớm cường
thịnh. Nhật Bản đã có sự tác động lớn đến các nước châu Á.
-
Trung Quốc: Từ sau thất bại trong cuộc chiến
tranh với Nhật(1895), triều đình phong kiến Trung giảm sút uy thế, phong trào đấu
tranh của nhân dân lên cao. Giữa lúc đó, nhiều sĩ phu tiến bộ & trí thức tư
sản đã mạnh dạn đòi cải cách. Những tư tưởng tiến bộ đó đã ảnh hưởng sâu rộng
vào nhân dân, nhanh chóng phát động phong trào chống phong kiến & đế quốc
-> Cuộc đấu tranh dần phát triển lên cao dẫn đến cuộc cách mạng Tân Hợi (1911)
-> Gây ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam qua Tân thư, Tân văn.
-
Cao trào “châu Á thức tỉnh”: Nhiều phong
trào cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước châu Á nổ ra mạnh mẽ -> Góp phần
cổ vũ phong trào cách mạng ở nước ta.
+ Tình hình trong nước:
_ Sự thất bại của các phong trào yêu nước theo hệ tư
tưởng phong kiến: Sau Hiệp ước Patenôtre (1884), nhân dân ta vẫn tiếp tục đấu tranh
chống Pháp quyết liệt. Tiêu biểu là cuộc nổi dậy của phái chủ chiến ở kinh
thành Huế (1884), phong trào yêu nước của văn thân sĩ phu hưởng ứng chiếu Cần
Vương (1885-1896), phong trào nông dân tự phát, nổi bật là khởi nghĩa Yên Thế
(1884-1913) -> Các phong trào trên đều thất bại. Nguyên nhân chủ yếu do hệ
tư tưởng phong kiến bấy giờ đã lạc hậu, không thể lãnh đạo cách mạng Việt Nam
trong tình tình mới.
_
Công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp làm cho tình hình Việt Nam có nhiều biến
đổi:
-
Về chính trị: Mọi quyền hành đều do Pháp nắm,
triều đình nhà Nguyễn chỉ là bù nhìn. Pháp thi hành chính sách “chia để trị”, đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân, đặt
ra nhiều đạo luật khắc nghiệt nhằm ổn định thuộc địa để đặc biệt phục vụ cho mục
đích khai thác của chúng.
-
Về kinh tế: Phụ thuộc nặng nề vào nền kinh
tế Pháp. Quan hệ sản xuất phong kiến của ta vẫn được Pháp duy trì, nhưng còn kết
hợp với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa do chúng xâm nhập vào -> Nền kinh
tế ViệtNam mang tính chất nửa thực dân nửa phong kiến, ngày càng kiệt quệ, đời
sống nhân dân bần cùng.
-
Về xã hội: Dưới tác động của công cuộc
khai thác thuộc địa củaPháp, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi. Bên cạnh những
giai cấpcũ (địa chủ, nông dân) đang phân hóa thì xuất hiện thêm các giai tầng mới
(công nhân, tư sản). Tầng lớp trí thức tiểu tư sản tăng lên đáng kể.
-
Về văn hóa giáo dục: Thi hành chính sách
ngu dân triệt để. Chúng xây dựng nhà tù nhiều hơn trường học và bệnhviện. Pháp
mở trường dạy tiếng Pháp nhằm đào tạo đội ngũ tay sai.
ð Yêu
cầu lịch sử đặt ra là mau chóng tìm một tư tưởng mới chỉ đạo con đường cứu nước
ViệtNam.
* Những dấu ấn của con
đường dân chủ tư sản trước Chiến tranh thế giới thứ I
+ Sự du nhập của con đường
dân chủ tư sản vào Việt Nam:
_ Ảnh hưởng của cuộc Duy
Tân Minh Trị (1868) & chiến thắng trong chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905)
của Nhật Bản.
_ Ảnh hưởng của cuộc vận
động cải cách & Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc qua Tân thư, Tân văn.
_ Các giáo sĩ phương Tây
đến Việt Nam truyền bá đạo Thiên Chúa ít nhiều cũng đã mang tư tưởng bình đẳng,
tiến bộ.
_ Nền giáo dục của Pháp ở
Việt Nam, những người Việt Nam xuất ngoại sang Pháp, hay những người Việt Nam
làm việc cho Pháp hoặc bị đưa sangPháp tham chiến được tiếp xúc với tư tưởng
dân chủ tư sản phương Tây.
_ Một số tầnglớp văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ trên
con đường tư sản hoá, đứng ra đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, mong muốn giành lại độc
lập & cải cách đất nước.
ð Hình
thành cơ sở cho sự chuyển biến của cách mạng Việt Nam từ tư tưởng phong kiến
sang tư sản đầu thế kỷ XX.
+ Các phong trào dân chủ tư sản tiêu biểu:
_ Phan Bội Châu &
phong trào Đông Du:
-
Năm 1905, Phan Bội Châu cùng một số đồng
chí của ông sang Nhật mở đầu cơ sở cho phong trào Đông Du – xuất dương cầu học.
-
Từ 1905 – 1908, phong trào phát triển mạnh
mẽ, số lượng học sinh – sinh viên Việt Nam sang Nhật học ngày một tăng.
-
Thực dân Pháp lo sợ phong trào lớn mạnh
nên cấu kết với chính quyền Nhật đàn áp phong trào vào năm 1908. Phan Bội Châu
cùng những du học sinh Việt Nam bị trục xuất khỏi Nhật.
_ Phan Châu Trinh &
phong trào Duy Tân:
-
Phan Châu Trinh đề xuất tư tưởng dân chủ
tư sản “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, chủ trương dựa vào Pháp cầu
tiến bộ, mà không đặt vấn đề giành độc lập cho dân tộc lên hàng đầu.
-
Phong trào được nhiều văn thân, sĩ phu
trên cả nước hưởng ứng, phát triển mạnh ở các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội.
-
Phong trào Duy Tân tồn tại được 2 năm
(1906 -1908) sau đó thất bại do Pháp rat ay đàn áp.
_ Lương Văn Can &
phong trào Đông Kinh nghĩa thục:
-
Tháng 3/1907, một nhóm sĩ phu yêu nước ở
Hà Nội do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền đứng đầu thành lập Đông Kinh nghĩa thục.
-
Mục đích của phong trào: khai trí cho dân,
mở những lớp dạy học không lấy tiền, tổ chức các cuộc diễn thuyết để trao đổ tư tưởng & vận động văn hóa.
-
Phong trào bị Pháp đàn áp vào cuối năm
1907, bắt đóng cửa các trường học.
_ Việt Nam Quang phục Hội:
-
Tháng 5/1912, Việt Nam Quang phục Hội được
thành lập tại Quảng Châu (Trung Quốc), thay thế Duy Tân Hội.
-
Mục đích: đánh đuổi Pháp & thủ tiêu
phong kiến, xây dựng chính quyền dân chủ. Phương pháp: bạo động vũ trang giành
chính quyền.
-
Hội đã tổ chức nhiều cuộc bạo động, nhưng
các phong trào đều lần lượt thất bại.
-
Thực dân Pháp tiến hành đàn áp dã man, nên
sau năm 1917 thì các phong trào chính thức tan rã.
ð Đặc
điểm chung: Các phong trào đều trong thời kỳ quá độ từ tư tưởng phong kiến lên
tư tưởng dân chủ tư sản. Lãnh đạo đều là các văn thân, sĩ phu yêu nước có tư tưởng
tiến bộ, đang tư sản hóa. Đấu tranh bằng nhiều hình thức: bạo động, cải
cách,…trên nhiều lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội. Kết hợp từ cầu
học đến vận động văn hóa, mở trường dạy học, diễn thuyết, xuất bản sách báo,…
Quy mô phong trào rộng khắp cả nước.
ð Nguyên
nhân các phong trào đều thất bại: Thiếu giai cấp lãnh đạo đích thực. Chưa có đường
lối chính trị đúng đắn. Chưa có phương hướng hoạt động vững chắc. Phong trào
chưa đi sâu vào quần chúng nhân dân.
2.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất
* Hoàn cảnh lịch sử
sau Chiến tranh thế giới thứ I
+ Tình hình trên thế giới
& khu vực có sự ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam:
_ Sau Chiến tranh thế giới
thứ I, các nước đế quốc chịu tổn thất nặng nề nên càng phải đẩy mạnh khai thác
thuộc địa để bù đắp lại tổn thất & chi phí cho chiến tranh.
_ Sư thành công của Cách
mạng tháng Mười Nga (1917), sự ra đời của Quốc tế thứ III (1919), sự thành lập
Đảng Cộng sản Pháp (1920) & Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921) đã có sự tác động
mạnh mẽ đến cao trào đấu tranh ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam ta.
+ Tình hình trong nước:
_ Thực dân Pháp đẩy mạnh
chương trình khai thác thuộc địa lần II ở nước ta:
-
Về chính trị: thi hành các chính sách “cải
lương hành chính”, “cải lương hương chính”, quyền tự do dân chủ của nhân dân ta
ngày càng bị chúng siết chặt.
-
Về kinh tế: đầu tư số vốn lớn hơn so với lần
I, nền kinh tế chuyển biến sâu sắc, mang tính thực dân phong kiến.
-
Về xã hội: các giai cấp xã hội tiếp tục
phân hóa. Mỗi giai tầng có những đặc điểm riêng & ý thức chính trị khác
nhau, ngày càng trưởng thành về số lượng & cả chất lượng.
ð Tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào dân chủ tư sản giai đoạn
1919 – 1930.
* Những dấu ấn của con
đường dân chủ tư sản sau Chiến tranh thế giới thứ I
+ Phong trào đấu tranh
trong nước:
_ Phong trào đấu tranh chống
tư sản nước ngoài, đòi quyền lợi về kinh tế như: phong trào chống tư sản Hoa kiều
(1919), phong trào đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn (1923).
_ Các Đảng phái ra đời:
-
Năm 1923, một số tư sản và địa chủ lớn ở
Nam Kì (đại biểu là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long…) đã lập ra Đảng Lập hiến.
Cơ quan ngôn luận của Đảng lập hiến là hai tờ Diễn đàn Đông Dương & tờ Tiếng
dội An Nam. Khi được thực dân Pháp nhượng bộ cho ít quyền lợi (như cho tham gia
Hội đồng Quản hạt Nam kì), họ lại thỏa hiệp với chúng.
-
Ngày 25/12/1927, Việt Nam Quốc dân đảng ra
đời tại Hà Nội. Đây là chính đảng đầu tiên của tư sản dân tộc. Phát triển mạnh
mẽ ở cả ba Kỳ. Thành phần xã hội của đảng viên trong Việt Nam Quốc dân đảng chủ
yếu gồm trí thức, giáo viên, công chức, học sinh, những người làm nghề tự do, một
số tư sản ở thành thị, những địa chủ, phú nông ở nông thôn & một số binh
lính Việt Nam trong quân đội Pháp. Vụ ám sát tên trùm mộ phu Bazin gây tiếng
vang trong các giai tầng nhân dân, nhưng sau đó đã bị thực dân Pháp đàn áp dữ dội.
-
Hội Phục Việt (1925) của tầng lớp tiểu tư
sản.
_ Phong trào của trí thức,
tiểu tư sản: đấu tranh công khai đòi Pháp thả Phan Bội Châu (1925), đòi thả
Nguyễn An Ninh (1925), đám tang Phan Châu Trinh (1926), viết sách báo đòi quyền
tự do dân chủ, chống chủ trương Việt – Pháp đề huề.
+ Phong trào đấu tranh
ngoài nước:
_ Nhiều trí thức và lao động
Việt Nam ở Pháp đã tập hợp lại trong các tổ chức yêu nước.
_ Năm 1925, Hội những người
lao động trí óc Đông Dương ra đời. Cũng trong năm này, Phan Châu Trinh tham gia
thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước.
_ Một số thanh niên yêu
nước xuất than trong các gia đình địa chủ, tư sản lập ra Đảng Việt Nam độc lập,
xuất bản báo Tái sinh.
_ Năm 1923, tại Quảng
Châu, Trung Quốc do bất đồng với tư tưởng bảo thủ của cánh già trong Việt Nam
Quang phục Hội, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Phạm Hồng Thái, Lâm Đức
Thụ... đã thành lập Tâm Tâm Xã với tôn chỉ: "Liên hiệp những người có tri
thức trong toàn dân Việt Nam, không phân biệt ranh giới, đảng phái; miễn là có
quyết tâm hi sinh tất cả tư ý và quyền lợi cá nhân, đem hết sức mình tiến hành
mọi việc để khôi phục quyền làm người của người Việt Nam".
ð Đặc
điểm chung: Lãnh đạo đa số là các tiểu tư sản, trí thức. Nhiều chính đảng tư sản
ra đời. Phong trao phát triển mạnh mẽ, rộng khắp.
ð Nguyên
nhân các phong trào đều thất bại: Pháp còn đủ mạnh để đàn áp phong trào. Hệ tư
tưởng dân chủ tư sản khi vào Việt Nam lại bị bóp méo phần nào nên đã bị giảm bớt
tính ưu việt đi nhiều. Giai cấp tư sản Việt Nam số lượng không nhiều so với các
giai cấp khác trong xã hội, năng lực còn non kém, chưa đủ sức lãnh đạo phong
trào đi đến thành công. Thiếu sự đoàn kết lực lượng, thiếu sự lãnh đạo của một
chính đáng duy nhất với đường lối đúng đắn, phù hợp với thời cuộc của dân tộc.
·
Tài
liệu tham khảo:
1) Đinh
Trần Dương – “Sự chuyển biến của phong trào yêu nước & cách mạng giài phóng
dân tộc Việt Nam trong ba mươi năm đầu thế kỷ XX”, NXB ĐHQG Hà Nội, 2002.
2) Đinh
Xuân Lâm – “Lịch sử cận – hiện đại Việt Nam một số vấn đề nghiên cứu”, NXB Thế
giới, 1998.
3) Đinh
Xuân Lâm (chủ biên), Nguyễn Văn Khánh,
Nguyễn Đình Lễ - “Đại cương lịch sử Việt Nam”, tập 2, NXB Giáo dục, 2006
4) Hà
Minh Hồng – “Lịch sử Việt Nam cận hiện đại 1858 – 1975”, NXB ĐHQG TP.HCM, 2005.
---------------
T.N.M
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.