Khái quát về cách mạng
Cách mạng là sự thay đổi cơ bản về
quyền lực chính trị hoặc cơ cấu tổ chức diễn ra trong một khoảng thời gian nhất
định khi người dân nổi dậy chống lại chính quyền hiện tại. Các cuộc cách mạng
đã xảy ra trong suốt lịch sử nhân loại và rất đa dạng về phương pháp, thời
gian, hệ tư tưởng. Kết quả của những cuộc cách mạng là những thay đổi lớn về
văn hoá, kinh tế và các thể chế chính trị xã hội.
Ảnh minh họa |
Thuật ngữ “cách mạng” cũng được sử
dụng để chỉ những thay đổi lớn ngoài phạm vi chính trị. Những cuộc cách mạng
như vậy đã làm thay đổi về xã hội, văn hoá, hoặc khoa học công nghệ thay vì
thay đổi hệ thống chính trị, những cuộc cách mạng như vậy thường được gọi là
các cuộc cách mạng xã hội . Một số có phạm vi toàn cầu, trong khi một số khác
chỉ giới hạn ở trong một quốc gia. Một trong những ví dụ thông dụng về việc sử
dụng thuật ngữ “cách mạng” theo ý nghĩa đó là cuộc cách mạng công nghiệp (khoảng
1760 đến nửa đầu thế kỷ XIX ). Một ví dụ tương tự là cuộc cách mạng kỹ thuật số
trong thời đại hiện nay.
Cách mạng tư sản
Cách mạng tư sản là phương thức
chuyển từ hình thái kinh tế xã hội phong kiến sang hình thái kinh tế xã hội chủ
nghĩa.
Được thực hiện thông qua cuộc đấu
tranh giai cấp quyết liệt nhằm giành chính quyền giữa tập đoàn phong kiến lỗi
thời với giai cấp tiến bộ có sự tham gia của quần chúng nhân dân
Là sự kết hợp giữa sự xung đột là lực
lượng sản xuất mới và với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, cách mạng tư sản
là cách giải quyết những mâu thuẫn hết sức gay gắt giữa các lực lượng này.
Nguyên nhân hình thành cách mạng tư
sản hay tiền đề của nó là cách mạng tư sản muốn nổ ra phải có lự lượng sản xuất
trong lòng chủ nghĩa phong kiến; phải có giai cấp tư sản và phải có các giai cấp
đại diện cho phương thức tư bản chủ nghĩa.
Tiền đề tư tưởng dân chủ tư sản là
ngọn đuốc soi đường công kích vào tư tưởng phong kiến.
Một cuộc cách mạng chỉ có thể bùng
nổ khi có điều kiện và tình thế và khi có tiền đề thì chưa chắc cuộc cách mạng
có thể nổ ra, nó phải có hai đặc trưng cơ bản sau để tiến hành là: giai cấp thống
trị không còn thống trị như cũ được nữa dẫn đến thời kỳ khủng hoảng toàn diện;
giai cấp bị trị không muốn sống như thế nữa và đấu tranh mạnh mẽ.
Động lực cách mạng của cách mạng tư
sản là những giai cấp làm cách mạng gồm: giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân
dân.
+ Giai cấp lãnh đạo: giai cấp tư sản
+ Quần chúng nhân dân: bộ phận
đông đảo nhất là nông dân.
Trong cuộc cách mạng nào hay ở
giai đoạn nào mà quần chúng nhân dân đông đảo thì tính bạo lực càng lớn và cách
mạng càng đi đến triệt để, thế nên tính chất cách mạng tư sản là bạo lực chính
trị và bạo lực vũ trang. (dựa vào nhân dân là chủ yếu)
Và cách mạng tư sản thì thực hiện
hai nhiệm vụ chủ yếu là: dân chủ và dân tộc. Tức là xóa trình trạng phong kiến
cát cứ thống nhất thị trường và tạo thành một quốc gia dân tộc tư sản có 4 đặc
trưng là có ngôn ngữ chung, lãnh thổ, văn hóa và kinh tế chung đó là nhiệm vụ
dân tộc; còn về nhiệm vụ dân chủ thì thực hiện dân chủ về hai mặt là dân chủ về
chính trị và dân chủ về mặt kinh tế.
Từ đây xảy ra các mâu thuẫn như
mâu thuẫn giữa tư bản và vô sản; các nước tư bản chủ nghĩa và các nước thuộc địa
và phụ thuộc; giữa các nước đế quốc với nhau. Song song với đó giai cấp công
nhân dần hình tạo ra những cuộc cách mạng, đấu tranh đòi quyền lợi của giai cấp
vô sản.
Cách mạng vô sản
Giai cấp vô sản ra đời là một quá
trình lịch sử lâu dài. Xuất hiện từ tích lũy nguyên thủy tạo ra hai lớp người
là:
+ Giàu có: sở hữu tư liệu sản xuất
+ Nghèo: chỉ sở hữu tài sản duy nhất
là sức lao động (họ bị tước đoạt tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt trở thành
những người tự do bán sức lao động để kiếm sống).
Tích lũy nguyên thủy đã biến người
lao động trong xã hội phong kiến trở thành công nhân làm ciệc.
Về đặc điểm của giai cấp vô sản:
+Họ bị ngăn cách trong sản xuất
+Chưa có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau
+Về tư tưởng thì mang nặng tư tưởng
tâm lí của những người sản xuất nhỏ.
+Sự nô dịch của chủ nghĩa tư bản đối
với công nhân được che đậy bởi công nhân vẫm còn một chút ít tư liệu sản xuất
->suy cho cùng thì giai cấp
công nhân này vẫn chưa trở thành một lực lượng ổn định và mang tính độc lập
trong xã hội và địa vị làm thuê mang tính tạm bợ.
Từ đây xuất hiện các phong trào đấu
tranh của giai cấp công nhân: đây là những cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa
tư bản và nó xuất hiện từ khi giai cấp công nhân vừa ra đời. Nó được chia thành
các giai đoạn về sự tiến bộ trong nhận thức của giai cấp này:
+Giai đoạn đầu thì do trình độ nhận
thức kém nên không tìm được thủ phạm gây nên sư bóc lột vì thế mà đối tượng đầu
tiên bị giai cấp công nhân tấn công là máy móc, vì họ nghĩ máy móc là nguồn gốc
gây nên sự áp bức, đàn áp, qua những phong trào đập phá máy móc cho thấy được
cuộc tập dợt đấu tranh đầu tiên cho có tổ chức và qua đấu tranh thì giai cấp
công nhân trưởng thành hơn về ý thức và sự đoàn kết họ nhận ra rằng không phải
máy móc mà là chủ máy móc đem đến sự áp bức.
+Giai đoạn tiếp đến thì giai công
nhân tiến đến hình thức đấu tranh bãi công, tiến đến xây dựng tổ chức công đoàn
rồi đâu tranh vũ trang, với khẩu hiệu ban đầu là về kinh tế rồi tiến lên đấu
tranh chính trị đòi lật đổ giai cấp thống trị.
Phân biệt cách mạng tư sản và cách mạng vô sản
Về mục tiêu, cả cách mạng tư sản
và cách mạng vô sản đều hướng tới mục tiêu lật đổ chế độ cũ để thiết lập một chế
độ mới, tuy nhiên chế độ bị lật đổ ở hai cuộc cách mạng có thể sẽ khác nhau.
Thông thường, cách mạng tư sản sẽ lật đổ chế độ phong kiến (cách mạng Pháp 1789),
còn cách mạng vô sản có thể lật đổ chế độ phong kiến (cách mạng tháng 8 năm
1945) hoặc cũng có thể lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa (cách mạng tháng 10 Nga
1917).
Về giai cấp lãnh đạo cách mạng,
cách mạng tư sản được lãnh đạo bởi giai cấp tư sản, cách mạng vô sản được lãnh
đạo bởi nhiều giai cấp và tầng lớp như công nhân, nông dân, trí thức, tiểu tư sản,…
Về tư tưởng của cách mạng, cách mạng
tư sản có sự đa dạng về mặt tư tưởng như trào lưu triết học ánh sáng (cách mạng
tư sản Pháp), Thanh giáo (cách mạng tư sản Anh). Cách mạng vô sản có tiền đề tư
tưởng nói chung là chủ nghĩa Marx – Lenin.
Về thời gian xảy ra trong lịch sử,
cách mạng tư sản đa phần diễn ra vào cuối thời kỳ phong kiến (thế kỷ XVII –
XVIII). Cách mạng vô sản đa phần diễn ra trong thời kỳ chủ nghĩa đế quốc và thực
dân (đầu thế kỷ XX trở đi).
Về hình thức của cách mạng, cách mạng
tư sản thường diễn ra dưới nhiều hình thức như chiến tranh tôn giáo (cách mạng
Anh), chiến tranh giành độc lập (cách mạng Mỹ). Cách mạng vô sản thường diễn ra
dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang (cách mạng tháng 10 Nga, cách mạng tháng 8 ở
Việt Nam)
Về tính triệt để của cách mạng,
cách mạng tư sản thường không triệt để như cách mạng vô sản, như Bác Hồ đã từng
viết: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh
không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công
nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông
Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức. Cách
mệnh An Nam nên nhớ những điều ấy. ”
*Có thể tham khảo về các phong
trào cách mạng vô sản hay tư sản ở nước ta với chủ trương khác nhau của các
linh hồn của các xu hướng qua:
1.Nguyễn Thế Anh, 2008, Việt Nam
thời Pháp đô hộ, NXB Văn học, HCM
2.Hà Minh Hồng, 2005, Lịch sử Việt
Nam cận hiện đại (1858-1875), ĐHQG.HCM
3.Trần Bá Đệ, 2006, Lịch sử Việt
Nam từ 1858 đến nay, ĐHQG. Hà Nội
4.Trần Huy Liệu, 2003, Tác Phẩm được
tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB KHXH Hà Nội.
5. Irving E. Fang, 1997, A History
of Mass Communication: Six Information Revolutions, NXB Focal, Hoa Kỳ
6. Vũ Dương Ninh, 2006, Lịch sử thế
giới cận đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Nhiều tác giả, 2002, Hồ Chí
Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
----------
Phạm Thị Kim Ngân - Ngô Xuân Vinh
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.