1. Mục tiêu của sự
giúp đỡ của Việt Nam đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)
1.1. Tình hình thế giới
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới
mới hình thành: thế giới hai cực Ianta. Đó là chủ nghĩa tư bản và xã hội chủ
nghĩa. Hai cực này đối kháng với nhau mấy thập kỷ. Dẫn đến cuộc chiến lạnh kéo
dài bốn thập kỷ.
Đến cuối những năm 1950, xuất hiện xu hướng hòa hoãn.
Hội nghị Tứ cường ở Berlin (1/1954) và Hội nghị Genève (1954) được triệu tập nhằm
giải quyết vấn đề Triều Tiên và Việt Nam, lập lại hòa bình trên hai nước này.
1.2. Tình hình Việt Nam
Sau hơn 1000 năm bị Phong kiến thống trị, gần 80 năm bị
Pháp nô dịch, gần 5 năm bị Nhật chiếm đóng, đến năm 1945, Cách mạng tháng Tám
đã chiến thắng đánh đuổi kẻ ngoại xâm, lật đổ chế độ cũ, thành lập chế độ cộng
hòa, thành lập nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
được thành lập.
Nhưng chưa đầy một năm, Pháp tái chiếm Đông Dương. Cuộc
kháng chiến chống Pháp đến năm 1954, đã trải qua gần 8 năm. Pháp rơi vào khủng
hoảng. Với chiến thắng Điện Biên Phủ vào tháng 5 năm 1954 của quân đội Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hòa, Pháp đã chịu đồng đàm phán và ký kết hiệp định Genève, chấm dứt
chiến tranh, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
Tuy nhiên, Mỹ đã can thiệp vào Đông Dương từ năm 1949.
Đến năm 1954, đã hắt cẳng Pháp ra khỏi và thành lập chính quyền Việt Nam Cộng
Hòa (tiền thân là Quốc Gia Việt Nam) hồng chia cắt lâu dài miền Nam Việt Nam. Sự
đối kháng giữa hai chính quyền miền Bắc và miền Nam diễn ra trong vòng 21 năm với
sự giúp đỡ của thế giới.
1.3. Mục tiêu giúp đỡ của quốc tế
Các xe tăng T-54 mà Liên Xô giúp Việt Nam đã phát huy rất hiệu quả trên chiến trường. Nguồn: Xaluan.com
|
Nếu như, ở miền Nam, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa được viện trợ của Mỹ và các nước Đồng Minh của Mỹ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự,.. thì ở miền Bắc, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũng được sự giúp đỡ của quốc tế, nhất là khối xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam nằm
trong thời kì chiến tranh lạnh, sự đối đầu giữa hai hệ thống xã hội trên thế giới.
Nên cuộc kháng chiến chống Mỹ thường được sự giúp đỡ, ủng hộ, viện trợ của quốc
tế thường là các nước xã hội chủ nghĩa. Bởi vì “Trong thế giới hai cực, cuộc đấu
tranh chống Mỹ là mục tiêu chung của các nước xã hội chủ nghĩa. Cuộc kháng chiến
của Việt Nam nhằm bảo vệ độc lập và thống nhất của đất nước cùng mang ý nghĩa
là tuyến đầu của cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống xã hội. Do vậy, ủng hộ Việt
Nam cũng là vì lợi ích cho chính Liên Xô và Trung Quốc với tư cách là những quốc
gia hàng đầu của chủ nghĩa xã hội.”[1]. Đồng
thời, sự giúp đỡ này có tác động hai mặt, “một mặt tăng sức chiến đấu cho Việt
Nam, mặt khác tăng uy tín và ảnh hưởng của bản thân các nước đó trong phong
trào cách mạng thế giới”[2].
Xu hướng hòa hoãn đã xuất hiện ở Liên Xô. Tại Đại hội
XX (1956), Đảng Cộng Sản Liên Xô dưới thời Nikita Khrushchev đã đề ra chủ
trương “ba hòa” là “chung sống hòa bình, thi đua hòa bình, quá độ hòa bình”[3].
Theo quan điểm của Liên Xô lúc này, tìm cách gia tăng lực và thế của mình, nhất
là về vũ khí tên lửa – hạt nhân và chạy đua lên vũ trụ, vừa ra sức cải thiện
quan hệ với Hoa Kì. Năm 1959, chuyến thăm chính thức đầu tiên của nhà lãnh đạo
cấp cao của Liên Xô, Bí thư thứ nhất, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nikita
Khrushchev đưa tới thỏa thuận “trại Đavit” với Tổng thống Hoa Kì là Dwight
David Esenhower. Tuy không ủng hộ về mặt quân sự nhưng Liên Xô đã ủng hộ Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa về kinh tế, chính trị.
Còn về phía Trung Quốc, khi thấy Liên Xô có tư tưởng “xét
lại”, thân thiện với Phương Tây, thì vẫn bị cô lập bởi Phương Tây nên “một mặt
phát động phong trào “đại nhảy vọt” nhằm đuổi kịp Anh, mặt khác thực hiện chiến
lược “phản đế phản tu” (chống đế quốc Mỹ và chống xét lại Liên Xô)”[4]. Đồng
thời, Trung Quốc đã hỗ trợ tích cực cho Việt Nam từ buổi đầu chống Mỹ, nhất là
về quân sự. Bởi vì “qua cuộc đấu tranh của Việt Nam, ngăn chặn việc Mỹ mở rộng
chiến tranh, đe dọa đến an ninh miền nam
Trung Quốc”, “Nâng cao vị thế quốc tế, đề cao Trung Quốc là ngọn cờ lãnh đạo
nhân dân thế giới chống chủ nghĩa đế quốc”, “cô lập Liên Xô, coi Liên Xô như “đế
quốc xã hội” cấu kết với đế quốc Mỹ”[5]
Như vậy, tuy kẻ thù chung của chủ nghĩa xã hội là đế
quốc Mỹ và tư bản chủ nghĩa, cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam là chống kẻ
thù chung đó nên được các nước ủng hộ. Nhưng từ sau thập 1950, khối xã hội chủ
nghĩa đã dần bộc lộ những mâu thuẫn để chống kẻ thù này. Với hai xu hướng “hòa
hoãn” và “cứng rắn” đã nảy sinh mâu thuẫn giữa hai nước lớn là Trung Quốc và
Liên Xô. Đều này cũng ảnh hưởng tới sự giúp đỡ của quốc tế đối với Việt Nam
trong kháng chiến chống Mỹ.
2. Các hoạt động
giúp đỡ của quốc tế đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954 -1975)
2.1. Bước đầu thiết lập quan hệ ngoại giao của nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa với quốc tế nhằm tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế trong
kháng chiến chống Pháp (1950 – 1954)
Đầu năm 1950, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tuyên bố với
toàn thế giới rằng: “Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Chính phủ hợp pháp
duy nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam. Căn cứ trên quyền lợi chung, Chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước
nào trong quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt
Nam, để cùng nhau bảo vệ hòa bình và xây đắp dân chủ thế giới.”[6].
Đầu năm 1950, đã có cuộc gặp gỡ bí mật giữa Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hòa với Liên Xô và Trung Quốc trước khi thiết lập quan hệ ngoại
giao.
Tháng 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường cùng phái đoàn
đến Bắc Kinh. “Do Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đang thăm Liên Xô để đàm phán ký
Hiệp ước Tương trợ Xô – Trung nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm việc với với Lưu
Thiếu Kỳ, Chu Đức và quyết định đi ngay sang Liên Xô để làm việc với J.Xtalin
và Mao Trạch Đông”. Tháng 2, phái đoàn lại tới Liên Xô. Sau khi nghe trình bày
tình hình, Iosif Vissarionovich Stalin nêu lên ý kiến: “đồng ý giúp vũ khí cho
Việt Nam; nhu cầu của Việt Nam không lớn; Liên Xô xa, Trung Quốc ở gần, nên
phân công cho Trung Quốc trực tiếp giúp đỡ Việt Nam rồi sẽ thanh toán với Liên
Xô; những vũ khí nhẹ thì Trung Quốc có khả năng cung cấp cho Việt Nam, còn pháo
và ô tô Trung Quốc không sẵn thì có thể trích trong trang bị của mình đưa cho
Việt Nam, rồi Liên Xô sẽ bù lại sau. Liên Xô cũng đồng ý đào tạo cán bộ giúp Việt
Nam; Việt Nam gửi ngay người sang học ờ các trường của Liên Xô. Thực hiện thỏa
thuận này, Liên Xô đã trang bị cho Việt Nam một trung đoàn pháo cao xạ 37 ly,
vũ khí cho 6 sư đoàn, một số xe tải môlôtốp (Molotov) và thuốc cho quân y”[7]
Đồng thời, Việt Nam và Trung Quốc cũng nhất trí với một
số điều như “Trung Quốc đồng ý chi viện cho Việt Nam kháng chiến chống đế quốc
Pháp,. Những yêu cầu cấp thiết Việt Nam đưa ra lần này sẽ được đáp ứng. Theo
yêu cầu của Việt Nam, Trung Quốc sẽ đưa cố vấn sang giúp và cử La Qúy Ba, Chánh
văn phòng quân ủy Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, sang làm đại diện của Đảng
Cộng Sản Trung Quốc, Tổng cố vấn trưởng, cố vấn Chính trị ở Việt Nam. Tháng 8
năm 1950, Vi Quốc Thanh, Tư lệnh Binh đoàn, quê ở Quảng Tây, được cử sang Việt
Nam làm Trưởng đoàn cố vấn quân sự”, “Việt Nam sẽ tính toán các nhu cầu cần viện
trợ đưa sang Trung Quốc nghiên cứu, làm kế hoạch mua sấm và sản xuất. Chú ý xác
định các ưu tiên về số lượng, chủng loại để tiện cho việc cung cấp và vận chuyển”.
Quảng Tây sẽ là hậu phương trực tiếp của Việt Nam.[8]
Ngày 18-1-1950, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại
giao, ngày 30 -1-1950, đến lượt Liên Xô thiết lập ngoại giao. “Sau Trung Quốc
và Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân khác lần lượt kiến lập quan hệ ngoại giao
với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay trong năm 1950: Triều Tiên (ngày 31 tháng
1), Tiệp Khắc và Cộng hòa Dân chủ Đức (ngày 2 tháng 2), Rumani (ngày 3 tháng
2), Ba Lan và Hunggari (ngày 4 tháng 2), Bunggari (ngày 8 tháng 2), Anbani
(ngày 11 tháng 2)”[9]. Đầu năm 1951, Việt Nam mở
“cơ quan đại diện Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” (sau ngày
28-4-1951, mới có từ “Đại sứ quán”) ở các nước đã thiết lập ngoại giao.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam cũng đã
thiết lập với các quốc gia độc lập Á, Phi, Mỹ latinh. Ở Châu Á, Inđônêxia
(30/12/1955), Lào (5/9/1962), Yemen (16/10/1963). Ở Châu Phi, Ghinê
(9/10/1958), Mali (30/10/1960), Marốc (27/3/1961), Angiêri (28/10/1962), Ai Cập
(1/9/1963), Cônggô (16/7/1964). Ở khu vực Mỹ latin, Cuba (2/12/1960). Việc này cho
thấy, các nước này công nhận quyền độc lập của Việt Nam, công nhận Chính phủ nước
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Mỹ.
Nhìn chung, “sự thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa, Liên bang Xô viết và các nước dân chủ nhân dân (tháng 1
năm 1950) đã đưa đất nước thoát khỏi tình trạng bị cô lập “chiến đấu trong vòng
vây”, bước vào thế giới các nước xã hội chủ nghĩa, đứng hẳn về một trận tuyến
trong trật tự thế giới hai cực.”[10] Với
mục tiêu là chống kẻ thù chung, chống Mỹ (khi ấy đang chống Pháp) của khối xã hội
chủ nghĩa nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa luôn được sự ủng hộ tích cực của
các nước này. Trong thời kì chống Pháp, sự giúp đỡ của Việt Nam luôn nhận được
từ phía Trung Quốc. Vì Trung Quốc gần với Việt Nam và dễ dàng giúp đỡ. Chính
Xtalin cũng nói “Liên Xô xa, Trung Quốc ở gần, nên phân công cho Trung Quốc trực
tiếp giúp đỡ Việt Nam”.
Đến năm 1954, các nước lớn xã hội chủ nghĩa bắt đầu
tìm kiếm giải pháp hòa bình, nhằm mục đích là “hòa dịu với Mỹ” của Liên Xô, “tránh
một sự can thiệp có thể có của Mỹ vào chiến tranh Đông Dương”[11] của
Trung Quốc.
2.2. Sự giúp đỡ của quốc tế đối với Việt Nam trong mười
năm đầu kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1964)
Với mục tiêu
hòa hoãn nên Liên Xô về cơ bản không viện trợ nhiều về mặt quân sự, nhưng “Liên Xô tích cực giúp
đỡ nhân dân Việt Nam thực hiện các kế hoạch kinh tế. Đặc điểm nổi bật trong sự
giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt nam là viện trợ không hoàn lại. Theo hiệp định
ngày 18/7/1955 Liên Xô viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 400 triệu rúp, giúp
khôi phục và xây dựng 25 xí nghiệp. Đồng ý hỗ trợ tiến hành các công việc khảo
sát địa chất ở Việt Nam và phòng chống các bệnh truyền nhiễm, giúp xây dựng và
khôi phục các xí nghiệp công trình công nghiệp, cơ quan thuộc các ngành cơ khí,
than, điện lực, công nghiệp nhẹ. Những năm 1955-1956, Liên Xô viện trợ cho Việt
Nam số lượng hàng hóa trị giá 45 triệu rúp. Riêng năm 1956, khi Việt Nam thiếu
lương thực trầm trọng Liên Xô lập tức chở sang Việt Nam 170 nghìn tấn gạo mua ở
Mianma, 8,5 nghìn tấn đường và một số lượng lớn hàng tiêu dùng...”[12]
Đồng thời Liên Xô “nhận 420 thực tập sinh, 1.267 sinh
viên sang học tại Liên Xô, cử 1.547 chuyên gia sang giúp Việt Nam trong giai đoạn
1955- 1960. Bên cạnh đó, thông qua các cuộc tiếp xúc không công khai giữa chủ tịch
Hồ Chí Minh và các lãnh đạo Đảng ta với các nhà lãnh đạo Liên Xô, cũng trong
giai đoạn này, Liên Xô cung cấp cho Việt Nam 49.585 tấn hàng viện trợ quân sự,
trong đó có 4.105 tấn hàng hóa hậu cần, 45.480 tấn khí tài.”[13]
“Trung Quốc tặng Việt Nam 800 triệu nhân dân tệ trong
5 năm, nhận giúp Việt Nam khôi phục đường sắt, hải cảng, tu sửa cầu đường, xây
dựng nhà máy dệt, nhà máy thuộc da, nhà máy giấy…” Ngoài ra, Trung Quốc còn ủng
hộ rất mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nan, “Các nhà
lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc tổ chức nhiều hoạt động phong phú thể hiện tình
đoàn kết hữu nghị với nhân dân Việt Nam.” Như:
- Ngày
19/7/1960, hơn một vạn nhân dân Thủ đô Bắc Kinh tổ chức míttinh trọng thể lên
án tội ác của Mỹ - Diệm, ủng hộ Việt Nam.
- Tháng
12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời và khi các nước xã hội chủ
nghĩa khác còn chần chừ thì Trung Quốc là một trong những nước đầu tiên, sớm nhất
công nhận và đồng ý để Mặt trận mở cơ quan đại diện tại nước mình.
- Ngay
sau khi xảy ra sự kiện vịnh Bắc Bộ (8/1964) thì thái dộ Trung Quốc khá quyết
liệt “nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là nước láng giềng khăng khít như môi với
răng của Trung Quốc. Nhân dân Việt Nam là những người anh em thân như ruột thịt
của nhân dân Trung Quốc. Nhân dân Trung Quốc quyết không khoanh tay ngồi nhìn
mà không cứu”[14].
- Thảo
luận với Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đang ở thăm Trung Quốc (8/1964, Mao Trạch Đông
tuyên bố: Trung Quốc không có ý định khiêu khích Mỹ, nhưng đã lên kế hoạch
triển khai 30.000 - 50.000 quân ở phía nam Trung Quốc, xây dựng hai sân
bay ở Nam Ninh cho máy bay cất cánh sang Việt Nam nếu Bắc Việt Nam bị đe dọa.
- Liên
tiếp trong 5 ngày từ ngày 7 đến ngày 11/8/1964, hơn 20 triệu nhân dân Trung
Quốc ở các tỉnh, thành khác nhau xuống đường tuần hành cực lực lên án Mỹ mở
rộng chiến tranh chống miền Bắc Việt Nam.
- Đến
ngày 25/8/1964, Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh nhận được gần 30.000 bức thư
của các tầng lớp nhân Thượng Hải ủng hộ cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân
dân Việt Nam.
“Sự ủng hộ tích cực về chính trị của Trung Quốc đối với
Việt Nam được thể hiện qua những tuyên bố, những bức điện gửi các nhà lãnh đạo
Việt Nam, phát biểu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc; qua những bức điện của các
tổ chức đoàn thể Trung Quốc gửi cho các đoàn thể tương ứng Việt Nam”[15].
2.2. Sự giúp đỡ của quốc tế đối với Việt Nam trong mười
năm đầu kháng chiến chống Mĩ (1965 – 1972)
Trong giai đoạn này, nhân dân Việt Nam vừa đấu tranh
chống đế quốc Mỹ, vừa đề ra chủ trương tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Các nước
xã hội chủ nghĩa – nguồn giúp đỡ trực tiếp của Việt Nam – đang nảy sinh nhiều
mâu thuẫn, nhất là mối quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô. “Trong tình đó, chủ
trương của Việt Nam là trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, tranh thủ tối đa sự
đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ,
của nhân dân Việt Nam, đồng thời cố gắng
góp phần chí ít làm dịu bất đồng, làm giảm xung đột giữa các nước xã hội chủ
nghĩa cũng như giữa các Đảng Cộng Sản và công nhân, trước hết là giữa Liên Xô
và Trung Quốc.”[16]
Trong giai đoạn này, Liên Xô bắt đầu tăng viện trợ về
mặt quân sự, bên cạnh sự viện trợ kinh tế. Lúc này, Liên Xô đã thay đổi chính
sách, dần “trở thành nguồn viện trợ” chính của Việt Nam.
Từ năm 1965, khi đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc và tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam, Chính phủ Liên Xô lên án mạnh mẽ hành động leo thang chiến tranh của Mỹ và công khai viện trợ nhiều mặt cho Việt Nam. Từ năm 1965 đến năm 1975, Liên Xô đã ký với Việt Nam 12 Hiệp định, trong đó có tới 7 Hiệp định về việc Liên Xô cam kết “giúp đỡ thêm”, “viện trợ thêm không hoàn lại” cho Việt Nam, như: Hiệp định về việc Chính phủ Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết viện trợ thêm không hoàn lại về kinh tế cho Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (ký ngày 10 tháng 7 năm 1965); Hiệp định giữa Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết về việc giúp đỡ thêm về kỹ thuật cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (ký ngày 21 tháng 12 năm 1965); Hiệp định về việc Chính phủ Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết viện trợ không hoàn lại về kinh tế cho Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trong năm 1966 (ký ngày 21 tháng 12 năm 1965); Hiệp định về việc Chính phủ Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết viện trợ không hoàn lại cho Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (ký ngày 25 tháng 11 năm 1968)[6]…
Đầu tháng 7 năm 1973, để giúp nhân dân Việt Nam nhanh chóng khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh phá hoại lần 2 của Mỹ, Uỷ ban trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã thông qua quyết định: coi tất cả các khoản tín dụng cho Việt Nam vay trong những năm trước đó nhằm phát triển kinh tế là viện trợ không hoàn lại. Theo tinh thần đó, ngày 12 tháng 7 năm 1973, Chính phủ Liên Xô đã ký với Chính phủ Việt Nam Hiệp định miễn cho Việt Nam trả các khoản nợ đã vay[7]. Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, đây là quyết định rất quan trọng, thể hiện tình hữu nghị, sự cảm thông, chia sẻ và quan tâm to lớn của Đảng và Chính phủ Liên Xô với nhân dân Việt Nam. Các khoản tín dụng không phải hoàn lại đó đã góp phần cổ vũ và trợ giúp nhân dân Việt Nam trong việc khôi phục nền kinh tế miền Bắc sau chiến tranh phá hoại và đẩy nhanh các chiến lược quân sự, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam vào đầu năm 1975.
Từ năm 1965, khi đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc và tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam, Chính phủ Liên Xô lên án mạnh mẽ hành động leo thang chiến tranh của Mỹ và công khai viện trợ nhiều mặt cho Việt Nam. Từ năm 1965 đến năm 1975, Liên Xô đã ký với Việt Nam 12 Hiệp định, trong đó có tới 7 Hiệp định về việc Liên Xô cam kết “giúp đỡ thêm”, “viện trợ thêm không hoàn lại” cho Việt Nam, như: Hiệp định về việc Chính phủ Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết viện trợ thêm không hoàn lại về kinh tế cho Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (ký ngày 10 tháng 7 năm 1965); Hiệp định giữa Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết về việc giúp đỡ thêm về kỹ thuật cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (ký ngày 21 tháng 12 năm 1965); Hiệp định về việc Chính phủ Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết viện trợ không hoàn lại về kinh tế cho Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trong năm 1966 (ký ngày 21 tháng 12 năm 1965); Hiệp định về việc Chính phủ Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết viện trợ không hoàn lại cho Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (ký ngày 25 tháng 11 năm 1968)[6]…
Đầu tháng 7 năm 1973, để giúp nhân dân Việt Nam nhanh chóng khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh phá hoại lần 2 của Mỹ, Uỷ ban trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã thông qua quyết định: coi tất cả các khoản tín dụng cho Việt Nam vay trong những năm trước đó nhằm phát triển kinh tế là viện trợ không hoàn lại. Theo tinh thần đó, ngày 12 tháng 7 năm 1973, Chính phủ Liên Xô đã ký với Chính phủ Việt Nam Hiệp định miễn cho Việt Nam trả các khoản nợ đã vay[7]. Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, đây là quyết định rất quan trọng, thể hiện tình hữu nghị, sự cảm thông, chia sẻ và quan tâm to lớn của Đảng và Chính phủ Liên Xô với nhân dân Việt Nam. Các khoản tín dụng không phải hoàn lại đó đã góp phần cổ vũ và trợ giúp nhân dân Việt Nam trong việc khôi phục nền kinh tế miền Bắc sau chiến tranh phá hoại và đẩy nhanh các chiến lược quân sự, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam vào đầu năm 1975.
Biên tập: Trần Hoàng
[1]
GS. Vũ Dương Ninh (2016), Cách mạng Việt
Nam trêm bàn cơ quốc tế - lịch sử và vấn đề, Nxb Chính trị quốc gia – sự thật,
Hà Nội, tr. 124-125.
[2]
GS. Vũ Dương Ninh (2016), Cách mạng Việt
Nam trêm bàn cơ quốc tế - lịch sử và vấn đề, tr.107
[3] Vũ
Khoan- chủ biên (2016), Bộ Ngoại giao 70
năm hình thành và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội,
tr.107
[4] Vũ
Khoan – chủ biên (2015), Bộ Ngoại giao 70
năm hình thành và phát triển, sđd tr. 108
[5]
GS. Vũ Dương Ninh (2016), Cách mạng Việt
Nam trêm bàn cơ quốc tế - lịch sử và vấn đề, tr.109.
[6] Hồ
Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.8-9
[7] Vũ
Khoan (2015), Bộ Ngoại giao 70 năm hình
thành và phát triển, sđd, tr.90-91
[8] Vũ
Khoan – chủ biên (2016), Bộ Ngoại giao 70
năm hình thành và phát triển, sđd, tr.91
[9] Vũ
Khoan – chủ biên (2016), Bộ Ngoại giao 70
năm hình thành và phát triển, sđd, tr.92
[10],4 GS. Vũ Dương Ninh (2016), Cách mạng Việt Nam trêm bàn cơ quốc tế - lịch
sử và vấn đề, sđd, tr. 106.
[12]
Thạc sĩ Trần Văn Hòa (29/04/2014), Sự ủng
hộ của các nước xã hội chủ nghĩa góp phần vào thắng lợi trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, Truy cập trang: http://truongchinhtribentre.edu.vn/noi-dung/su-ung-ho-cua-cac-nuoc-xa-hoi-chu-nghia-gop-phan-vao-thang-loi-trong-cuoc-khang-chien-chong
[13]
Vũ Khoan – chủ biên (2016), Bộ Ngoại giao
70 năm hình thành và phát triển, sđd, tr.148.
[14] Tuyên bố ngày 6-8-1964
[15]
Thạc sĩ Trần Văn Hòa (29/04/2014), Sự ủng
hộ của các nước xã hội chủ nghĩa góp phần vào thắng lợi trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, Truy cập trang: http://truongchinhtribentre.edu.vn/noi-dung/su-ung-ho-cua-cac-nuoc-xa-hoi-chu-nghia-gop-phan-vao-thang-loi-trong-cuoc-khang-chien-chong.
[16]
Vũ Khoan – chủ biên (2016), Bộ Ngoại giao
70 năm hình thành và phát triển, sđd, tr.198.
Bài viết đem đến thông tin hữu ích
Trả lờiXóamáy tính hà nội
màn hình máy tính
mua máy tính cũ
màn hình máy tính cũ