Trước đây, trang/hội Tìm hiểu lịch sử có 19 chủ đề, đến nay, còn lại 9 chủ đề lớn. Do tính chất, mà chúng tôi tiến hành hợp nhất các chủ đề hoặc loại bỏ những chủ đề không quan trọng, chưa đủ khả năng thực hiện:
CÁC NỀN VĂN HÓA - NHÀ NƯỚC CỔ ĐẠI VIỆT NAM (Trước thế kỉ II TCN)
Hiện vật đồ đồng sớm nhất châu Á của người Việt Cổ Nguồn: Wikipedia |
Từ xa xưa, trên lãnh thổ Việt Nam đã xuất hiện những nền văn hóa sớm nhất của loài người. Như nền văn hóa đồ đá, đồ đá giữa, đồ đồng, đồ sắt... Do quá trình phát triển của công cụ sản xuất dẫn đến những thay đổi lớn về xã hội, xã hội mẫu hệ dần dần chuyển sang xã hội phụ hệ, vai trò của người đàn ông dần dần được hình thành khi công việc săn bắt trở nên quan trọng. Dần dần, nhà nước cổ đại đầu tiên của người Việt Cổ ra đời như: Văn Lang, Âu Lạc, Phù Nam,...
Xem tại đây.
VIỆT NAM HƠN 1000 NĂM BẮC THUỘC (179 TCN - 938)
Trận chiên Bạch Đằng năm 938 Nguồn: wikipedia |
Sau khi thôn tính Ấu Lạc, đến lượt Nam Việt cũng bị nhà Hán chiếm đoạt lãnh thổ. Từ đó, lãnh thổ Âu Lạc thuộc về sự cai trị của nhà Hán và tiếp theo đó là các triều đại phong kiến phương bắc thay nhau thống trị. Đến cuối thời nhà Đường, thì Khúc Thừa Dụ đã giành lại được tự chủ vào năm 905. Đến năm 938, với chiến thắng của trận Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo đã chiến thắng quân Nam Hán, khẳng định nền độc lập của Việt Nam. Bên cạnh đó, nhà nước Chămpa phương Nam đất Việt cũng từng bước phát triển sau khi thoát khỏi sự kiểm soát của quân nhà Hán.
Xem tại đây.
CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM (Thế kỉ X - thế kỉ XIX)
Phủ chúa Trịnh thế kỉ XVII Nguồn: Violet.vn |
Việt Nam sau khi giành được độc lập, tiến lên con đường phong kiến hóa, theo thể chế giống phương bắc Trung Nguyên. Các triều đại Việt Nam thay nhau ra sức phát triển đất nước về mọi mặt như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. Các vị hoàng đế anh minh, đại tài cùng với các vị "phụ mẫu chi dân" cũng đã góp phần vào công việc xây dựng kiến thiết nước nhà. Nhân dân cũng đã ra sức không nhỏ cho non sông phát triển vững bền.
Xem tại đây.
CÁC NƯỚC BANG GIAO VỚI ĐẠI VIỆT - ĐẠI NAM
Pháp tấn công Thuận An năm 1884 Nguồn: wikipedia |
Xoay quanh vấn đề đối ngoại, chống ngoại xâm, giữ yên bờ cõi, phía triển về phương nam của các triều đình Đại Việt. Kể cả Chămpa cũng là một nước láng giếng của Đại Việt. Đại Việt luôn luôn chống lại cuộc xâm lược của phương bắc, giữ yên ổn, hòa hiếu với Ai Lao, Chân Lạp và phát triển lãnh thổ về phương nam. Những thế kỉ cuối cùng của chế độ phong kiến, sự du nhập của tây phương vào Việt Nam, triều đình phong kiến lúc đó phải thay đổi chính sách đối ngoại, những thách thức mới xuất hiện đối với Đại Nam (thời Nguyễn).
Xem tại đây.
VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC (1884 - 1945)
Khánh thành tàu điện Sài Gòn-Chợ Lớn 27.12.1881 Nguồn: Violet.vn |
Sau khi, triều đình Huế kí kết hiệp ước 1884 với thực dân Pháp, Việt Nam đã chính thức trở thành một thuộc địa nửa phong kiến. Các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam trước năm 1884 và sau năm 1884 phát triển rất mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh diễn ra hơn 80 năm với nhiều hình thức khác nhau. Cuối cùng, thực dân Pháp đã bị đế quốc Nhật chiếm đoạt thuộc địa, Nhân dân Việt Nam nổi dậy giành chính quyền trước lúc Nhật đang đầu hành đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), Việt Nam hoàn toàn độc lập. Bên cạnh đó, trong thời Pháp thuộc, những tư tưởng, văn hóa,... của phương tây truyền vào Việt Nam rất sâu sắc. Kinh tế - xã hội Việt Nam dần dần có nhiều biến đổi so với thời phong kiến trước đây.
Xem tại đây.
VIỆT NAM NHỮNG NĂM 1945 - 1975
Hội nghị Giơnevơ năm 1954 Nguồn: wikipedia |
1. Sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương, đỉnh cao là Điện Biên Phủ.
| |
2. Con đường phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội ở miền bắc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.
| |
3. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, quản lý khu vực miền nam Việt Nam, dưới sự hậu thuẫn của Mĩ, đưa miền nam Việt Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
| |
4. Những hoạt động quân sự - ngoại giao ở cả hai miền nam bắc từ năm 1954 - 1975.
|
VIỆT NAM SAU NĂM 1975
Từ sau năm 1975, Việt Nam tiến hành hai cuộc chiến tranh biên giới tây nam và phía bắc, tiến hành công cuộc đổi mới dưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội sâu sắc sau 10 năm thống nhất. Sau 30 năm đổi mới, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa phát triển mạnh mẽ, hội nhập quốc tế.
Xem tại đây.
Hoạt
động chính trị - quân sự
|
|
Hoạt
động ngoại giao
|
|
Hoạt
động kinh tế
|
Tại đây
|
Hoạt
động văn hóa - xã hội
|
NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM
Nguyễn Trãi Nguồn: tuanbaovannghetphcm.vn |
Xem tại đây
Nguồn: tackk.com |
Việt Nam là một đất nước đa dân tộc. Bên cạnh phong tục tập quán và lễ hội thì tiếng nói Việt Nam rất là đa dạng. Người Việt có chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ. Các dân tộc khác cũng có những chữ viết và tiếng nói riêng. Đây là một vấn đề thuộc nhân học.
Xem tại đây.
TƯ TƯỞNG - TÔN GIÁO VIỆT NAM
Tư tưởng - tôn giáo Việt Nam là một chủ đề lớn. Nguồn tư tưởng Việt Nam luôn bắt nguồn từ những tư tưởng từ các nước trên thế giới. Như tư tưởng nho giáo, tư tưởng đạo giáo, phật giáo,... Hai vấn đề tư tưởng - tôn giáo luôn gắn bó mật thiết với nhau.
Xem tại đây.
tHẾ GIỚI NGÀY NAY
Việt Nam ngày nay đang hội nhập mạnh mẽ cho nên việc tìm hiểu các nước trên thế giới là vô cùng cần thiết. Thế giới ngày nay là thế giới của toàn cầu hóa, là thế giới hợp tác quốc tế, nhất là trên lĩnh vực kinh tế là trọng yếu.
Xem tại đây.
Xem tại đây.
TƯ TƯỞNG - TÔN GIÁO VIỆT NAM
Tư tưởng - tôn giáo Việt Nam là một chủ đề lớn. Nguồn tư tưởng Việt Nam luôn bắt nguồn từ những tư tưởng từ các nước trên thế giới. Như tư tưởng nho giáo, tư tưởng đạo giáo, phật giáo,... Hai vấn đề tư tưởng - tôn giáo luôn gắn bó mật thiết với nhau.
Xem tại đây.
tHẾ GIỚI NGÀY NAY
Bản đồ thế giới bằng tiếng Anh |
Xem tại đây.
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.