Sáng ngày 27/1, tức ngày 30 Tết Nguyên đán, hàng nghìn người đã tề tựu tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội đưa tiễn vị giáo sư tài danh Đinh Xuân Lâm.
Lễ viếng GS Đinh Xuân Lâm diễn ra từ 7h30 đến 8h30 ngày hôm nay, tức 30 tháng Chạp năm Bình Thân, tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. An táng tại Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội.Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Đinh Xuân Lâm, nguyên Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã từ trần 14h30 ngày 25/1/2017 (tức 28 tháng Chạp năm Bính Thân 2016) tại Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/sang-30-tet-roi-nuoc-mat-tien-dua-gs-dinh-xuan-lam-353990.html
Lễ viếng GS Đinh Xuân Lâm diễn ra từ 7h30 đến 8h30 ngày hôm nay, tức 30 tháng Chạp năm Bình Thân, tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. An táng tại Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội.Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Đinh Xuân Lâm, nguyên Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã từ trần 14h30 ngày 25/1/2017 (tức 28 tháng Chạp năm Bính Thân 2016) tại Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.
GS Đinh Xuân Lâm sinh ngày 4/2/1925 tại xã Sơn Tân, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình quan lại phong kiến.
Sau khi đỗ thành chung, ông học Trường Quốc học Huế và tốt nghiệp tú tài toàn phần ban Triết học văn chương…
Sau khi tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc ở đại học, ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy Khoa Lịch sử Đại học Tổng hợp Hà Nội và trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu trong đội ngũ những người nghiên cứu lịch sử Việt Nam cận đại như ngày nay.
Chính sự nhạy cảm và uyên bác trong lĩnh vực Văn học, Sử học đã nâng ông lên địa vị của một trong số ít chuyên gia hàng đầu về lịch sử Việt Nam cận đại - như đánh giá của các học giả trong và ngoài nước…
Ông được là một trong những người góp công đầu xây dựng Bộ môn Lịch sử cận – hiện đại Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khóa IV, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm UNESCO Thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Ông được phong học hàm Phó giáo sư năm 1980 và Giáo sư năm 1984, ngành Sử học. Ông là một trong hai người ngành Sử đầu tiên được tôn vinh phong tặng Nhà giáo Nhân dân và được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất.
Năm 1988, khi được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân - danh hiệu cao quý nhất của ngành giáo dục - ông đã tâm sự với những học trò đến chúc mừng mình bằng những lời thấm thía: "Huân chương vô giá, đối với tôi, đó chính là thế hệ các anh và những thế hệ sau các anh mà tôi đã góp phần đào tạo, những thế hệ đã và đang đóng góp lao động có ích cho xã hội ở nhiều lĩnh vực".
Với những đóng góp to lớn trong sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy, GS Đinh Xuân Lâm đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Ba và hạng Nhất, Huy chương Vì thế hệ trẻ...
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.