- Sự ra
đời của Việt Nam Quốc dân Đảng:
Vào khoảng năm 1926 sau những phong
trào vận động quyết liệt và hòa bình của hai nhà chí sĩ Phan Bội Châu và Phan
Châu Trinh bị tan rã, thì ở Hà thành một nhóm trí thức phần lớn là cựu sinh
viên trường cao đẳng đã noi gương các cụ, chủ trương một cuộc cải lương xã hội
.Trên cơ sở hạt nhân là Nam Đồng Thư Xã, sau nhiều lần bàn bạc cùng với các bạn
khắp ba Kỳ để tìm phương châm cứu nước, từ công cuộc cải lương, công khai, hòa
hảo, họ đã đi đến phương pháp quyết liệt hơn đó là “ Phải sắt và máu” . Chính
vì thế ngày 25/12/1927 Việt Nam Quốc dân Đảng ra đời.
Nhóm Nam Phong thư xã, tiền thân của Việt Nam Quốc Dân Đảng Nguồn: nghiencuulichsu.con |
Đây được xem là một tổ chức
cách mạng tiêu biểu cho xu hướng dân chủ tư sản. Với ba mục đích là “ phá hoại, kiến thiết, bình trị”. Riêng kế
hoạch phá hoại chia làm ba thời kỳ “ phôi thai, dự bị, thực hành” . Với mục
tiêu “ Làm một cuộc cách mạng quốc gia, dùng võ lực đánh đổ chế độ thực dân
phong kiến, để lập nên một nước Việt Nam Độc lập Cộng hòa. Đồng thời giúp đỡ các
dân tộc bị áp bức trong công cuộc tranh đấu giành độc lập của họ, đặc biệt là
các nước lân cận: Ai Lao, Cao Miên”. Đây là lần đầu tiên ngọn cờ cách mạng tư sản
Việt Nam được giương lên ở thuộc địa bởi những người tư sản yêu nước. Việt Nam
Quốc dân Đảng đã tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản trên nguyên tắc Tự do, Bình đẳng,
Bắc ái và đã vay mượn một số khái niệm và nội dung của chủ nghĩa Tam Dân của
Tôn Trung Sơn. Đồng thời, kể từ khi thành lập đến lúc tan rã, Việt Nam Quốc dân
đảng luôn đứng trên lập trường của giai cấp tư sản để giải quyết vấn đề dân tộc(1926-1930).
- Một số
hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng:
+ Đã nghĩ tới
việc kết hợp thậm chí là hợp nhất với một số Đảng yêu nước và cách mạng cùng thời,
nhưng tất cả đều không kết quả. Mật thám Pháp đã nhận định rằng Việt Nam Quốc
dân Đảng là một Đảng bị đơn độc, cô lập giữa các Đảng cách mạng Đông Dương .
+ Ngoài hoạt động phát triển Đảng, Việt Nam Quốc dân Đảng
còn thành lập một nhà hàng để sinh lời gây quỹ và làm địa điểm liên lạc và hội
họp của Đảng là Khách sạn An Nam . Hoạt động này đã tạo điều kiện cho mật thám
Pháp điều tra và không khó khăn gì để họ phát hiện ý định chính trị của chủ
nhân nhà hàng. Từ đây họ đã khống chế một số đảng viên trong nhà hàng, biến những
người này trở thành tai mắt của họ.
+Chính vì vậy, ban ám sát của Việt Nam Quốc dân Đảng
đã phải gây ra mấy vụ trừ gian làm khiếp đảm dư luận. Điển hình là trừ khử Nguyễn
Văn Kính , kẻ đã báo rất nhiều tên tuổi của Đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng để
Pháp nắm giữ hàng loạt vào tháng 8/1929. Ngoài ra. Đảng còn dính dáng một vài vụ
tống tiền do thiếu kinh phí hoạt động, điều đó đã làm cho nhà chính trị thực
dân – Chánh mật thám Đông Dương Louis
Marty nhận định Việt Nam Quốc dân Đảng là một tổ chức có tính chất “nổi loạn”
chống lại nhà nước bảo hộ. Với định kiến, ông ta viết: “Người ta thấy, Việt Nam
Quốc dân đảng trong khi hoạt động làm
nhiều điều bạo ngược, ám sát, cướp phá, và cưỡng đoạt tài sản”. Nhận định này có đúng hay không so với góc
nhìn của một thực dân và một tổ chức làm cách mạng. Căn cứ vào quan điểm chính
trị và các hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng, có thể khẳng định rằng, vào thời
kỳ trước năm 1930 tổ chức này là một chính đảng tiến bộ và cách mạng, không phải
là một tổ chức có tính chất “nổi loạn” như Louis Marty đã xuyên tạc.
+ Tổ chức ám sát tên trùm mộ phu đồn điền Bazin( chiều
9/2/1929), hắn đã bị giết chết nhưng ngay sau đó đã bị thực dân Pháp đàn áp, Việt
Nam Quốc dân Đảng đã bị tổn thất nặng nề.
+ Trước sự tổn thất về lực lượng và tan vỡ về tổ chức,
Nguyễn Thái học và Nguyễn Khắc Nhu đã chủ trương khởi nghĩa, dù “ không thành
công cũng thành nhân” . Trước tình hình cách mạng như vậy, hàng loạt các cuộc
khởi nghĩa đã nổ ra như cuộc tấn công Hưng Hóa, chiếm phủ Lâm Thao(10/02/1930),
nổ bom tại Hà Nội(10/021930), khởi nghĩa ở các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ, để lại dấu
ấn nhất trong đó là cuộc khởi nghĩa Yên Bái là nổ lực cao nhất của Việt Nam Quốc
dân Đảng, tất cả đều bị đàn áp và thật bại điều đã nhìn thấy trước nhưng nó đã
chứng minh cho những tấm lòng yêu nước với Tổ quốc nhưng con người không thành
công cũng thành nhân, thà chấp nhận hy sinh chứ không chịu khuất phục trước
quân thù đã góp phần to lớn vào việc thức tỉnh, giác ngộ tinh thần yêu nước và
ý thực tự cường dân tộc cho các tầng lớp nhân dân.
Mặc dù khởi nghĩa Yên Bái thất bại
và bị tan vỡ toàn bộ tổ chức nhưng Việt Nam Quốc dân Đảng đã góp phần thúc đẩy
nhanh quá trình chuyển hóa của phong trào dân tộc Việt Nam theo khuynh hướng
cách mạng vô sản. Đây là một tất yếu lịch
sử, góp phần tạo nên ưu thế và tiền đề thắng lợi cho khuynh hướng cách mạng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam vào đầu năm 1930. Tuy tồn tại vỏn vẹn trong vòng hai năm, nhưng khẳng định được Việt Nam Quốc
dân Đảng là một tổ chức yêu nước, do tồn tại những nguyên nhân khách quan và chủ
quan dẫn đến thất bại, nhưng cũng là một dấu móc đánh dấu sự phát triển chuyển
giao từ phong trào dân chủ tư sản đến phong trào cách mạng vô sản phát triển và
thành công.
Tài liêu tham khảo
1. Hà
Minh Hồng,2005, Lịch sử Việt Nam cận hiện đại(1858-1975), NXB Đại học quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh.
2. Cẩm
Đình,1950, Vụ án Việt Nam Quốc dân Đảng
năm 1929-1930,tài liệu lịch sử, nhà in Nguyễn Văn Bửu, số 1, đường Lê Đình Chiểu,
Huế.
3. Tạ Thị
Thúy(Chủ biên),2013, Lịch sử Việt Nam tập 8 từ
năm 1919 đến năm 1930, NXB khoa học xã hội.
4. Tạp
chí nghiên cứu lịch sử số tháng 2, năm 2005.
---------------
Dương Thị Giàu
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.