Các thời kì của văn hóa Hòa Bình
Loài người chân chính xuất hiện trên thế giới vào đầu Đệ tứ kỷ. Di tích xưa nhất của loài người đã được phát hiện ở đảo Java, người ta gọi là "người vượn Java". Thứ đến là "người vượn Bắc Kinh" được phát hiện ở Chu Khẩu Điếm gần Bắc Kinh, sống cách đây chừng 50 - 60 vạn năm.
Dấu vết loài người xưa nhất trên bán đảo Ấn Độ Chi Na đã được phát hiện tại miền bắc Trường Sơn, ở Tam Pa Loi, hiện nay thuộc lãnh thổ nước Lào. Đó là một giống người vượn. Dụng cụ còn lại là những viên đá cuội đẽo thô sơ và những xương có gia công. Người ấy ở vào giai đoạn đầu của Đệ tứ kỷ; bên cạnh di tích ấy còn có xương hóa thạch thuộc về những giống thú hiện nay đã mất như sài lang, tinh tinh.
Nhưng chính trên đất Việt Nam thì di tích xưa nhất của loài người được phát hiện ở Hòa Bình là thuộc về đầu thời hiện tại, người Hòa Bình. . Nền văn hóa đồ đá của người sống ở Hòa Bình bấy giờ được bà M.Colani gọi là văn hóa Hòa Bình, do bà phát hiện được trong các năm 1926 - 1927 ở đông và tây tỉnh Hòa Bình, trong các năm 1929 - 190 ở Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, tại các lèn đá nổi lên ở giữa một vùng đá hỏa sơn. Ở đây, bà đã tìm thấy nhiều đồ đá cũ, thỉnh thoảng lẫn lộn với những đồ đá trau dồi có trau đôi chút với những đồ đá có trau hoàn toàn, nhưng rất hiếm. Những di vật nằm theo ba tầng:
Tàng thấp nhất, gồm những đồ đá cũ thô sơ nhất, người ta dùng những hoàn đá cuội tự nhiên đạp mạnh cho vỡ bớt một phần là có được những cái vồ, những quả đấm, hay những quả ném để làm vũ khí. Cũng có những cái nạo và cái búa ngắn, làm bằng đá cuội đẽo ở một đầu.
Loài người chân chính xuất hiện trên thế giới vào đầu Đệ tứ kỷ. Di tích xưa nhất của loài người đã được phát hiện ở đảo Java, người ta gọi là "người vượn Java". Thứ đến là "người vượn Bắc Kinh" được phát hiện ở Chu Khẩu Điếm gần Bắc Kinh, sống cách đây chừng 50 - 60 vạn năm.
Dấu vết loài người xưa nhất trên bán đảo Ấn Độ Chi Na đã được phát hiện tại miền bắc Trường Sơn, ở Tam Pa Loi, hiện nay thuộc lãnh thổ nước Lào. Đó là một giống người vượn. Dụng cụ còn lại là những viên đá cuội đẽo thô sơ và những xương có gia công. Người ấy ở vào giai đoạn đầu của Đệ tứ kỷ; bên cạnh di tích ấy còn có xương hóa thạch thuộc về những giống thú hiện nay đã mất như sài lang, tinh tinh.
Nhưng chính trên đất Việt Nam thì di tích xưa nhất của loài người được phát hiện ở Hòa Bình là thuộc về đầu thời hiện tại, người Hòa Bình. . Nền văn hóa đồ đá của người sống ở Hòa Bình bấy giờ được bà M.Colani gọi là văn hóa Hòa Bình, do bà phát hiện được trong các năm 1926 - 1927 ở đông và tây tỉnh Hòa Bình, trong các năm 1929 - 190 ở Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, tại các lèn đá nổi lên ở giữa một vùng đá hỏa sơn. Ở đây, bà đã tìm thấy nhiều đồ đá cũ, thỉnh thoảng lẫn lộn với những đồ đá trau dồi có trau đôi chút với những đồ đá có trau hoàn toàn, nhưng rất hiếm. Những di vật nằm theo ba tầng:
Tàng thấp nhất, gồm những đồ đá cũ thô sơ nhất, người ta dùng những hoàn đá cuội tự nhiên đạp mạnh cho vỡ bớt một phần là có được những cái vồ, những quả đấm, hay những quả ném để làm vũ khí. Cũng có những cái nạo và cái búa ngắn, làm bằng đá cuội đẽo ở một đầu.
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.