Hồi thứ nhất
Uy vương Tuấn kế nghiệp vương quyền
Nghi quận công gửi đi mật thư
Lê triều dựng nghiệp gần trăm, từ thuở Thái Tổ Lê Lợi dựng
cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Minh năm Bính Thân (1416). Triều Lê trải
qua gần trăm năm thịnh trị và phát triển. Trải qua thời Thánh Tông hoàng đế rực
rỡ một thời. Hậu cung từ buổi đầu luôn là một hiện tượng sôi động.
Biến loạn hậu cung luôn làm thay đổi thời cuộc. Từ vụ án Lệ
Chi Viên năm Ất Sửu (1442) làm ba họ Nguyễn Trãi phải bỏ mạng đến tận vụ án
giết em đoạt vị, các công thần tìm kiếm một minh quân. Và khi vua Lê Thánh Tông
lên ngôi, biến loạn ấy chấm dứt một thời gian dài. Với cái chết của ngài sau
mấy mươi năm cai trị đã bộc lộ phần nào họa hậu cung vẫn còn tái diễn. Từ sau
Thánh Tông, Hiến Tông, biến loạn hậu cung đã mở đầu cho biết bao vấn nạn sau
này. Mở đầu bằng việc lựa người kế thừa cơ nghiệp tổ tông họ Lê.
*
*
*
Đầu năm Ất Sửu (1505), tự hoàng Lê
Thuần (niên hiệu Thái Trinh) băng hà, ngôi thiên tử bỏ trống. Chốn hậu cung nổ
ra một cuộc tranh quyền giữa một bên là Thái hoàng thái hậu cung Trường Lạc
Nguyễn Thị Hằng (nội tổ của tự hoàng) và Nguyễn Kính phi (mẹ nuôi nhị hoàng
Tuấn.
Nguyên
Cảnh Thống Lê Tranh (Hiến Tông) khi còn sống đã phong tự hoàng ê Thuần (con thứ
ba) làm thái tử. Khi ngài băng hà, tự hoàng đăng cơ. Vì mất bệnh từ nhỏ, được nửa
năm, đến đầu năm Ất Sửu thì băng.
Trước
lúc băng, tự hoàng truyền di mệnh cho các triều thần là Bình Sơn hầu Lê Quảng Độ,
Cống Xuyên bá Lê Năng Nhượng và các quan văn võ rằng: “Bệnh ta chưa khỏi, lo rằng
việc phó thác nặng nề không thể kham nổi. Con thứ hai của tiên hoàng đế là Tuấn
là người hiền minh nhân hiếu, có thể nối ngôi chính thống, để thờ cúng tổ tôn,
vỗ trị thần dân Đại thần và các quan nên hết lòng trung trinh để giúp nên nghiệp
lớn. Thân vương nào dám tiếm ngôi trời thì người trong nước đều giết đi”.
Do không có di chiếu
và ấn tín, hai vị đại thần này trao đổi với Lễ bộ thượng thư Đàm Văn Lễ và Đô
ngự sử Nguyễn Quang Bật, là hai vị được giao quyền phò tá tự hoàng năm xưa. Hai
vị này mang toàn bộ tình hình tâu lên Thái hoàng thái hậu.
Nguyên khi Cảnh Thống
Lê Tranh vừa băng hà, Nguyễn Kính Phi đã tìm đến hai vị đại thần Đàm và Nguyễn
xin lập con mình là Lê Tuấn, nhưng hai ông đã từ chối. Sợ có biến loạn, nên
Nguyễn Quang Bật mang ấn tín về nhà.
Ở Quảng
Ninh cung, Nguyễn Kính Phi triệu gấp nội thần Nguyễn Nhữ Vi vào cung bàn bạc.
Lúc này Uy vương Tuấn cũng có mặt.
Nguyễn
Kính Phi hỏi:
- Ta
có nghe tin tự hoàng vừa mất có phải không?
Nguyễn
Nhữ Vi trả lời:
- Dạ
phải, thần đã biết tin này sáng nay. Hai vị quan Lê Quảng Độ và Lê Năng Nhượng
cho hay tự hoàng có di mệnh truyền ngôi cho Uy vương Tuấn, nhưng họ không có di
chiếu và ấn tín, mọi việc khó thành.
Nguyễn
Nhữ Vi nghỉ ngợi một chút, rồi nói tiếp:
- Bẫm
Kính phi! Nếu Uy vương đăng cơ, quyền của người sẽ cao hết thảy, cả họ ngoại được
nhờ.
- Ta
nhập cung khi tiên đế còn là thái tử, không có con, được mẹ Uy vương nhờ nuôi dạy,
ta lấy làm con mình. Trước đây, tiên đế có chỉ dụ triều ngôi cho tự hoàng nhưng
ta không đồng ý, đem vàng bạc cho hai vị đại thần Văn Lễ và Quang Bật, nhưng
chúng đã từ chối. Nay chúng còn giữ ấn tín ta e rằng việc càng khó thành.
Uy
vương nghe đến đây rất là tức giận, nói với Kính Phi:
- Bẫm
mẫu phi! Con xin được đi giết bọn chúng để cướp ấn tín về.
Nguyễn
Nhữ Vi nghe vậy, bỗng can ngăn:
-
Xin Uy vương bớt giận. Nếu đột nhiên giết hai vị ấy chắc chắc sẽ khó ăn nói với
các đạ thần.
Nguyễn
Kính Phi nghe phải, cũng nói:
- Tuấn
nhi hãy bình tĩnh. Khi giành được ngai vàng rồi giết chúng cũng chưa muộn. – Rồi
quay sang Nhữ Vi rồi nói – Người có biết bọn chúng định lập ai không?
- Bẫm
Kính phi! Thần nghe bọn họ đang cùng bàn tính với Thái hoàng thái hậu cung Trường
Lạc có ý lập Dã Cõi vương là em thứ 7 của tiên đế, năm nay đã trưởng thành, người
thông minh, văn võ song toàn, tài trị nước hơn người, đang ở xứ Hải Dương. Thần
còn nghe được, sáng mai Thái hoàng thái hậu sẽ ra cung đón rước. Nguyễn Như Vi
tường tận mọi việc với Kính phi và Uy vương.
Uy
vương nói:
-
Ngươi có kế sách gì không?
Nguyễn
Nhữ Vi nói:
- Bẫm
Uy vương! Ngày mai khi Thái hoàng thái hậu rời đi, chúng ta hãy đóng chặt cửa
thành, bắt Nguyễn Quang Bật giao ấn tín, cùng đại thần tôn phò ngài lên ngôi.
Khi bà ta về mọi chuyện đã thành.
Nguyễn
Kính Phi nói:
- Được!
Rất hợp ý ta. Sáng mai cứ vậy mà thi hành.
Sáng
hôm sau, nhân khi Thái hoàng thái hậu ra khỏi cung đi đón Dã Cõi vương, Kính
Phi cho người đóng chặt cửa, hội đủ trăm quan, đọc di mệnh phò Uy vương Tuấn
lên ngôi. Trung quân đô đốc phủ tả đô đốc Bình Sơn hầu Lê Quảng Độ, Tôn nhân lệnh
tư ân sứ Lê Năng Nhượng và các công hầu bá, phò mã đô úy, các quan năm phủ, số
bộ, Ngự sử đài, Đông Các, Hàn lâm, sáu tự, sáu khoa, đề hình, quan 13 đạo đến
điện Hưng Minh đón người. Uy vương Tuấn lên ngôi, đổi niên hiệu là Đoan Khánh.
Thái
hoàng thái hậu trở về, lòng tức tối, không màn tới. Ít lâu sau, bà mất, Đoan
Khánh Lê Tuấn đê tang 7 ngày.
Khi
vừa lên ngôi, vì nhớ đến hận thù xưa, Đoan Khánh lệnh bãi chức và đẩy hai quan
Nguyễn Quang Bật và Đàm Văn Lễ đến tận Quảng Nam.
Khi
đến sông lớn huyện Chân Phúc, hai người bị ép phải tử tự. Nguyễn Quang Bật tức
giận, ném hòn đó xuống nước và thề rằng: “con cháu nhà về sau ai làm quan với
triều này (nhà Lê) thì số phận cũng như hòn đá này”. Nhân đó, ngâm mấy câu thơ
bằng quốc âm cho khuấy lòng.
Trời,
trời xanh, nước, nước xanh
Ai
đem người ngọc đến Nam Ninh
Nào
chẳng Liễu Nghị đi đâu tá
Sao
chẳng đưa thư tới Động Đình?
Rồi
ông nhảy xuống sông tự vẫn. Con cháu về sau kiêng lời thề ấy đổi sang họ Đỗ.
Vài
ngày sau, tin truyền vào triều, các quan lại một lần nữa vào yết kiến nhưng bệ
hạ lại không thiết triều. Các quan náo động cả triều. Khương Chủng lệnh cho người
bắt Nguyễn Nhữ Vi lại và xử ngay tại chỗ, đổ mọi trách nhiệm. Các quan lắng dần.
*
*
*
Từ khi lên ngôi, Đoan Khánh ban nhiều
tước lộc, phẩm quan cho bên họ ngoại Kính Phi và các bà vợ. Thế lực ngoại thích
ngày càng được nâng cao. Mặt đông có bọn ngoại thích ở Hoa Làng; mặt Nam có bọn
ngoại thích ở vùng Nhân Mục; còn mặt Bắc thì có bọn ngoại thích ở Phù Chẩn. Bọn
chúng cậy quyền cậy thế ức hiếp trăm quan, tìm mánh khóe để lấy của báu trong
thiên hạ và man rợ hơn là giết hại sinh dân, tước đoạt hết của cải trong dân
gian, trăm họ oán hờn.
Tri
phủ Phú Bình là Nguyễn Chí bị thân nhân của Khương Chủng là Nguyễn Trọng bắt
giam vào ngục của ty Đình uy rồi đánh chết, vức xác ra ngoại thành.
Tin
này, truyền về triều đình, các đại thần do Nguyễn Văn Lang và các tôn thất dâng
sớ vua xin trị tội Khương Chủng. Đoan Khánh cho vời Khương Chủng vào cung.
Khi
Khương Chủng đến, Đoan Khánh dưa cho xem các tờ sớ. Khương Chủng quỳ tâu:
- Bẫm
bệ hạ! Bọn chúng đang âm mưu rắc tâm hãm hại thần, mong bệ hạ suy xét.
Đoan
Khánh nói:
- Vậy
khanh điều tra làm rõ chuyện này.
Khương
Chủng vâng lệnh và chuẩn bị rời khỏi, thì nội thần Nguyễn Đình Khoa đến, tâu
lên Đoan Khánh rằng:
- Bẫm
bệ hạ! Mấy hôm nay thần thấy Kính vương luôn tụ hợp các tôn thất lại với nhau,
chắc là bày mưu phế lập, mong bệ hạ xem xét.
- Có
việc này sao? – Đoan Khánh chừng mắt, hỏi lại.
- Dạ
vâng.
Khương
Chủng nghe vậy, cũng nói:
- Bẫm
bệ hạ! Thần nghĩ ngài mau bắt hết bọn chúng tống giam vào ngục để trừ hậu hoạn,
để lâu, e sinh biến.
Đoan
Khánh cho là phải, lệnh nội thần Nguyễn Đình Khoa truy xét tất cả các tôn thất
trong hoàng tộc. Các tôn thất phần bị đuổi khỏi kinh sư, phần bị tống giam, phần
bỏ trốn.
Nghi
quận công Lê Năng Cẩn thấy tình cảnh này mà xót xa, tại buổi thiết triều sáng
mai ông tấu xin bệ hạ tha tội cho họ. Nào ngờ, trăm quan đầy đủ mà không thấy bệ
hạ mấy canh giờ. Lê Năng Cẩn, Lê Quảng Độ cùng một số văn võ đến cung vua ở.
Nhưng
vừa tới cửa cung, ông thấy các cung nữ, thái giám đang khiên một cái chiếu,
trên đó có một cái xác nằm, các quan ai cũng tỏ vẻ ngạc nhiên. Lê Năng Cẩn hỏi
một tên thái giám:
- Ở
đây vừa xảy ra chuyện gì?
Tên
thái giám đáp:
- Bẫm
đại quan! Một cung nhân vừa mới được đem ra từ điện của bệ hạ. Người này đêm
qua tới hầu bệ hạ, sáng nay đã chết, vừa được khiêng ra.
- Tại
sao chết? – Lê Năng Cẩn ngạc nhiên, hỏi.
- Bẫm
đại quan! Ngươi ấy bị bệ hạ giết.
- Bị
bệ hạ giết? – Lê Năng Cẩn càng ngạc nhiên và hỏi thầm nhiều lần. Tên thái giám
nói tiếp:
- Từ
khi lên ngôi, vua chỉ cùng cung nhân uống rượu vui say quá độ. Khi say, liền giết
cung nhân. Từ đó đến nay đã xảy ra nhiều sự việc rồi.
Ông
tỏ vẻ buồn bã, không nói được gì thêm. Một lúc sao, ông lại hỏi:
- Thế
bây giờ bệ hạ đang ở đâu?
Tên
thái giám đáp:
-
Sáng có đại thần Nguyễn Bá Thắng tới rước người đi xem trận đấu voi ở Thái Miếu.
Lê
Năng Cẩn cùng các quan đi đến đó tìm vua.
Nguyên
trước đây nhân khi đi tế Giao trở về cung, cưỡi trên đầu voi Viện Vân vào cửa
Đông Hoa. Ông lệnh cho các ty năm phủ đem voi công vào trước mặt vua để lựa chọn
và kê khai voi công của các trấn đem về kinh sư chọn làm voi ngự để bổ sung cho
các vệ.
Bấy
giờ Nội thần mới đặt, có chức Phi vũ ty lực sĩ nội sứ, lấy Nguyễn Tông làm Phi
vũ ty đô phi vũ lực sĩ nội sứ túc trực ở cung Đoan Khang như lệ Đô lực sĩ túc
trực ở điện Kim Quang, đội mũ bạc, cánh mũ thêu phượng vàng, có đuôi bằng lông
đỏ; lấy Nguyễn Công Luận làm Phi vũ ty phi vũ lực sĩ nội sứ, đội mũ thuỷ ngân,
có lông đỏ. Đặt chức Cung môn thừa chế giám, như tư lễ giám, hai ty Ngự trong,
Ngự mã. Đặt chức Ngự tượng giám, Ngự mã giám. Ngự tượng đái đao nội sứ thì đội
mũ thuỷ ngân, vẽ hoa quỳ vàng. Ngự mã đội mũ thuỷ ngân vẽ hoa quỳ đỏ.
Lúc
này, Đoan Khánh đang xem hai giám ngự mã, ngự tượng đấu sức với nhau, cầm gậy
đánh nhau từ cửa Thanh Dương đến ngoài cửa Thái Miếu, ông tỏ vẻ thích thú. Cứ
ai thắng, thưởng cho tiền và lụa. Bỗng có thái giám vào báo:
- Bẫm
bệ hạ! Nghi quận công Lê Năng Cẩn xin vào yết kiến.
Đoan
Khánh tỏ vẻ bực tức:
-
Tên này dám làm mất cuộc vui của ta, quân đâu đem chém.
Tên
thái giám quỳ xuống xin tha mạng nhiều lần.
Thấy
vậy, Nguyễn Bá Thắng nói:
- Bẫm
bệ hạ! Hắn chỉ là nô tài, không có gì phải bận tâm. Bệ hạ cho đòi bọn chúng vào
xem như thế nào rồi xử lý cũng chưa muộn.
Đoan
Khánh ưng thuận cho đòi các quan vào. Các quan làm lễ ra mắt vua. Xong, Đoan
Khánh hỏi:
- Bẫm
bệ hạ, bây giờ đã đến buổi thiết triều. Sao người còn ở đây?
Đoan
Khánh tức giận, nói:
- Việc
triều chính ta đã giao cho Thái phó Khương Chủng sao các ngươi không bàn, mà lại
tới đây phá cuộc vui của ta.
Lê
Năng Cẩn nói:
- Bẫm
bệ hạ! Hiện tình hình đất nước đang rối ren. Khương Chủng là ngoại thích đang
chuyên quyền triều đình ta, người dân mất lòng tin vào triều đình, âu là họa của
cơ nghiệp tổ tông. Mong bệ hạ hãy quan tâm đến chính sự.
Đoan
Khánh càng tức giận hơn hẳn, lệnh bắt tống giam Lê Năng Cẩn. Lê Quảng Độ cản
ngăn:
-
Mong bệ hạ suy xét, dù sao ngài ấy cũng là nguyên lão tam triều, công lao nhiều
không đếm xuể.
- Cả
tôn thất ta còn trị được huống chi là hắn, người đâu, tống giam hắn lại. – Đoan
Khánh càng tức giận.
Nguyễn
Bá Thắng nói:
- Bẫm
bệ hạ! Lời của đại nhân Lê Quảng Độ nói rất phải. Mong bệ hạ suy nghĩ lại. Dù
sao ông ta cũng đã già, các tôn thất cũng không còn ai, chi bằng đánh cảnh cao
để làm gương cho các quan, tránh mà noi theo.
Đoan
Khánh ưng thuận, cho người đánh roi vào người Lê Năng Cẩn rồi đuổi tất cả về. Rồi
vua mở tiệc ăn chơi, không màn tới chính sự.
Về tới
phủ, Lê Năng Cẩn nói với Trung quân đô đốc phủ tả đô đốc Bình Sơn hầu Lê Quảng Độ:
- Ta
thật sự đã lực bất tòng tâm. Cơ nghiệp của Thái Tổ hoàng đế sắp mất rồi.
Lê
Quảng Độ nói:
-
Tôi nghĩ chúng ta nên lật đổ hôn quân. Tìm kiếm minh chủ chớ để lâu cơ nghiệp sụp
đổ, lòng dân đang oán hận, những cuộc khơi nghĩa đang nổi lên ngày càng nhiều.
Lê
Năng Cẩn nói:
-
Chính vì vậy, bệ hạ không quan tâm chính sự để bọn ngoại thích lộng quyền, cơ
nghiệp sẽ nguy.
Nghĩ
một hồi, Lê Năng Cẩn nói tiếp:
-
Nguyễn Văn Lang là tôn thất của thái hoàng thái hậu, lại thông thao lược, giỏi
binh pháp, khá xem xét thiên thời, sức khỏe có thể bắt được hổ. Ta có thể khuyên
ngài ấy khởi binh lật đổ bạo chúa, giết chết gian thần, phò tá minh quân.
Lê
Quảng Độ cho là phải, vừa xin hứa sẽ là làm nội ứng từ bên trong. Cả hai soạn bức
thư, sau đó giao cho người mang tới Thanh Hóa giao cho Nguyễn Văn Lang.
Tác giả: Tử Minh (T.M.)
Tác phẩm: ĐẠI VIỆT THỜI NỘI LOẠN
Phân truyện: Tam thế tranh hùng
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.