TRIỀU LÝ – CÂU CHUYỆN VỀ NHỮNG NIÊN HIỆU (Phần 1)

Khi đề cập tới khái niệm niên hiệu là đề tới khái niệm chỉ giai đoạn gồm các năm nhất định được các hoàng đế Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa như Việt Nam, Triều Tiên  Nhật Bản sử dụng. Mỗi vua thường có một hoặc nhiều niên hiệu riêng. Sau niên hiệu là số năm (thông thường bắt đầu từ ngày đầu năm mới âm lịch).
Đền Lý Bát Đế

Niên hiệu được xuất phát từ khẩu hiệu hay phương châm trị vì của vị vua đó.Trong lịch sử, các triều đại phong kiến Việt Nam có tất cả 144 niên hiệu. Vì niên hiệu Thái Bình của nhà Đinh được dùng liên tục trong cả hai triều vua kế tiếp nhau (hai lần liên tục, nhưng coi là một vì triều vua sau chỉ tồn tại không đến 1 năm). Theo các từ trong niên hiệu, người ta thấy niên hiệu bắt nguồn từ triết lý vương quyền trong Nho giáo, theo lý thuyết này, vua trị nước là do mệnh trời vì thế niên hiệu đều mang ý nghĩa tốt đẹp.

Trong bài viết Niên hiệu của 9 vua triều Lý mang ý nghĩa gì?, chuyên mục Âm vang sử Việt, đăng ngày 09 tháng 10 năm 2016 của trang wed REDS.VN - Reds.vn đã phân tích rất rõ ý nghĩa của từng niên hiệu mà các vị vua nhà Lý sử dụng trong thời gian trị vì của mình.Cụ thể như sau:
1. Lý Thái Tổ tên thật là Lý Công Uẩn, ở ngôi 18 năm (1009-1028), được ca ngợi là vị “vua ứng mệnh trời, thuận lòng người, nhân thì mở vận, là người khoan từ nhân thứ, tính mật ôn nhã, có lượng đế vương” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Trong thời gian làm vua, Lý Thái Tổ chỉ đặt một niên hiệu là Thuận Thiên có nghĩa là Thuận ý trời, thuận theo mệnh trời, theo thiên đạo.
2. Lý Thái Tông tên thật là Lý Phật Mã, 26 năm (1028-1054) ở trên ngôi báu đã có nhiều công lao với dân với nước, được coi “là người nhân triết thông tuệ, có đại lược văn võ, trong lục nghệ không nghề gì không tinh tường. Vì có tài đức ấy nên có thể làm mọi việc” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Trong thời gian làm vua, Lý Thái Tông đã đặt 6 niên hiệu là:
- Thiên Thành (1028-1034) nghĩa là trời tác thành mà được làm vua.
- Thông Thụy (1034-1039) nghĩa là điềm lành thông suốt.
- Càn Phù Hữu Đạo (1039-1042) nghĩa là Trời ban mệnh và phù giúp có thiên đạo.
- Minh Đạo (1042-1044) nghĩa là đạo Trời sáng tỏ.
- Thiên Cảm Thánh Vũ (1044-1049) nghĩa là Trời cảm ứng mà ban cho mưa móc.
- Sùng Hưng Đại Bảo (1049-1054) nghĩa là nhờ sùng kính Trời mà được báu vật lớn.
3. Lý Thánh Tông tên thật là Lý Nhật Tôn, làm vua 18 năm (1054-1072), được sử sách đánh giá là vị vua “khéo kế thừa, thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về người xa, yên ủi người gần, đặt khoa Bác sĩ, hậu lễ dưỡng liêm, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, có thể gọi là bậc vua tốt” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Trong thời gian làm vua, Lý Thánh Tông đã đặt 5 niên hiệu là:
- Long Thụy Thái Bình (1054-1058) nghĩa là điềm rồng xuất hiện báo hiệu nền thái bình tốt đẹp.
- Chương Thánh Gia Khánh (1059- 1065) nghĩa là Thánh thần phù trợ đem đến sự rạng rỡ, tốt đẹp, vui mừng.
- Long Chương Thiên Tự (1066- 1068) nghĩa là ngôi rồng là kẻ thừa tự rạng rỡ của Trời.
- Thiên Huống Bảo Tượng (1068- 1069) nghĩa là Trời ban phúc cho con voi quý.
- Thần Vũ (1069- 1072) nghĩa là biểu dương vũ lực như thần của hoàng đế.
4. Lý Nhân Tông tên thật là Lý Càn Đức, ở ngai báu trong 55 năm (1072 -1127) là vị vua ở ngôi lâu nhất trong lịch sử. Sử sách ca ngợi Lý Nhân Tông là người “nhân hiếu, có tiếng đức tốt, trọng kén chọn danh thần, đặt khoa thi Tiến sĩ, có quan hầu Kinh Diên, xuống chiếu mở đường nói, cầu người hiền, nghe lời can, nhẹ thuế khóa, ít lao dịch cho nên tự hưởng cõi thái bình, rất mực nên giàu thịnh, đáng gọi là bậc vua giỏi ở lúc thừa bình vậy” (Việt giám thông khảo tổng luận).
Trong thời gian làm vua, Lý Thánh Tông đã đặt 8 niên hiệu là:
- Thái Ninh (1072-1076) nghĩa là thiên hạ được an ninh cực lạc.
- Anh Vũ Chiêu Thắng (1076-1084) nghĩa là vũ lực hùng mạnh đem lại chiến thắng rực rỡ.
- Quảng Hựu (1085-1092) nghĩa là sự phù hộ lan tỏa rộng khắp.
- Hội Phong (1092-1100) nghĩa là sự hội tụ phong phú.
- Long Phù (1101-1109) nghĩa là điềm rồng xuất hiện báo hiệu sự phù trợ tốt đẹp.
- Hội Tường Ðại Khánh (1110-1119) nghĩa là hội tụ các điều tốt lành lớn.
- Thiên Phù Duệ Vũ (1120-1126) nghĩa là Trời phù giúp để có võ công rực rỡ.


- Thiên Phù Khánh Thọ (1127) nghĩa là Trời phù hộ của vua được hưởng thọ.
-----------
#Giang

Nhận xét