Chủ đề: Các triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam
Chuyên đề: Chính trị - quân sự
----------------
Chuyên đề: Chính trị - quân sự
----------------
Từ
năm 1858, Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam. Từ đó, triều đình Huế đưa ra nhiều
chủ trương đối phó với những chủ trương của Pháp nhằm mục đích ngăn chặn cuộc
xâm lược của quân Pháp. Còn Pháp đề ra những ra những chủ trương nhằm mục đích
thôn tính toàn cõi Việt Nam với chiến lược đánh nhanh thắng nhanh. Từ năm 1858
– 1896, những chủ trương của hai bên như sau:
1. Chủ trương năm 1858
“Tháng 7/18557, Napoléon III quyết định
vũ trang cam thiệp Việt Nam với lý do bảo vệ quốc thể, bảo vệ đạo, khai hóa văn
minh”. Với ý đồ đánh nhanh thắng nhanh, Pháp
đã thấy rõ lợi thế Đà Nẵng, chọn nơi đây làm bàn đạp “để dánh sâu vào nôi dịa,
thiết lập hậu phương rồi thúc quân đánh ra Huế buộc triều đình Nguyễn đầu hàng,
kết thúc chiến tranh”. Ngày 27 tháng 6 năm 1858, hạm đội Pháp ở Á Đông đã tiến
công Đà Nẵng. Liên quân Pháp (dưới sự chỉ huy của Phó Đô đốc Hải quân Rigault
de Genouilly) và Tây Ban Nha (dưới sự chỉ huy của Đại tá Lanzarotte) đã có mặt ở
Đà Nẵng vào ngày 31 tháng 8 cùng năm. Sáng hôm sau, chúng nổ súng xâm lược,
đánh dấu bước đầu xâm lược.
Được
tin đó, triều đình Huế đề ra chủ trương
đối phó với giặc xâm lược. Triều đình đã sai
các tướng lãnh ra chống cự với giặc như điều thất bại. “Triều đình lại
sai Kinh lược sứ Nguyễn Tri Phương làm Tổng thống và Thống chế Chu Phước Minh
làm Đề đốc để phụ trách việc chống giữ”.
Với
chủ trương này, triều đình nhà Nguyễn đã thể hiện tinh thần chống giặc ngoại
xâm, đã cử các tướng ra chống cự, lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống liên quân
Pháp – Tây Ban Nha, bảo vệ nền độc lập của quốc gia. Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn
Tri Phương đã đập tan âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của giặc, đồng thời quân
Pháp không được sự hưởng ứng của giáo dân như lời của giám mục nói nên chúng
đành phải đổi hướng chiến lược xuống miền nam.
2. Chủ trương năm 1859 - 1961
Pháp
đã đề ra chủ trương đánh chiếm vùng đất Nam Kỳ, vì cho rằng nơi đây “nổi tiếng
là một vùng nông nghiệp phong phú, cung cấp thóc gạo cho Huế và quân đội An
Nam. Chiếm được miền này, Pháp sẽ làm cạn nguồn tiếp viện lương nhu cho triều
đình Huế. Rhương Khẩu Sài Gòn nằm giữa Tangiaba và Hương Cảng, có vị trí thuận
lợi về mặt thương mãi… gió mù Đông Bắc thổi, chiến thuyền dong buồn xuống miền cửa sông Cửu Long sẽ được xuôi
gió.” Do đó, liên quân Pháp – Tây Ban Nha tiến vào cửa Cần Giờ ngày 11 tháng 2
năm 1859, thì đến ngày 18 đã đánh chiếm được thành, Hộ Đốc Vũ Duy tử tự.
Tuy
nhiên, tình hình ở Trung Quốc, Pháp gặp nhiều rắc rối, cần lực lượng để tiến
hành quân sự liên quân với Anh để tấn công chính quyền Mãn Thanh. Do đó Pháp chủ
trương rút quân khỏi Đà Nẵng, đồng thời rút đại đa số quân ở Gia Định để tham
gia cuộc chiến, để ở đây một số ít ỏi quân phòng thủ.
Nhân
đó, triều đình Huế cử “Nguyễn Tri Phương làm thống lĩnh và Phạm Thế Hiển làm
Tham tán vào Nam để cùng với nguyên Thống đốc quân vụ là Tôn Thất Hạp (sung
Tham tán) chủ trương Gia Định quân thứ”. Nguyễn Tri Phương đã sai đắp đồn Chí
Hòa để làm căn cứ để phản công. Tuy nhiên do giặc phòng thủ ghiêm ngặc ở thành
Gia Định nên quân ta không phản công có hiệu quả để lấy lại thành được.
Quân
Pháp sau khi thắng trận ở Trung Quốc, đem quân quay trở lại, đánh đổ Đại đồn
Chí Hòa, dẫn đến một số tỉnh thành bị giặc đánh chiếm cho tới tháng 3/1962 như:
Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh
Long.
3. Chủ trương 1962
Trên
mặt trận quân sự, triều đình nhà Nguyễn tính đến đầu năm 1962 đã mất 4 tỉnh
trong số Nam kỳ lục tỉnh. Trước tình hình đó, nội bộ triều đình đã bị phân hóa
thành phe chủ hòa và phe củ chiến. Tuy nhiên, tháng 5 năm 1862, triều đình kí với
Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, bước thay đổi từ chủ trương đấu tranh bảo vệ Tổ quốc
sang chủ trương hội đàm. Vì sao nhà Nguyễn lại thay đổi chủ trương như vậy, tuy
đang bị thua trên mặt trận quân sự nhưng nước Pháp cũng không phải không gặp
khó khăn.
Trong
sách Việt Nam thời Pháp đô hộ của
tác giả Nguyễn Thế Anh đã đưa ra hai lý do mà triều đình lại thỏa hiệp với
Pháp: “Kinh thành Huế lâm vào tình trạng
thiếu lương nhu vì thóc gạo Nam Kỳ bị phong tỏa bởi quân Pháp. Tình hình rối loạn
lan rộng ở Bắc Kỳ. Năm 1862, Lê Duy Phụng cầm đầu giặc loạn đã chiếm lấy các tỉnh
miền Đông Bắc kỳ”. Đồng thời nó cũng đưa ra lý do mà đô đốc lại đồng ý ký bản
hiệp ước này “Quân đội Pháp trên thực tế đã không nắm chắc các vùng xâm lược
chút nào”, vì luôn bị các cuộc khởi nghĩa đấu tranh chống lại. Vì thế đô đốc
Pháp đồng ý kí hòa ước này. Do đó hiệp ước Nhâm Tuất được ký kết.
4. Chủ trương 1867
Đây
là chủ trương Pháp tiến hành quân sự để chiếm cả ba tỉnh miền Tây Nam kỳ. Tuy
nhiên, ý đồ thôn tính cả ba tỉnh này đã được tính toán từ lâu. Pháp cũng đương
gặp khó khăn nên không muốn có một chiến tranh vũ trang, luôn muốn hòa đàm với
triều đình Huế để lấy ba tỉnh miền Tây. Nhưng không nhận được sự chấp thuận.
Cuối
cùng, chỉ vòng 4 ngày Pháp đã lấy toàn bộ miền Tây khi không tổn thất gì. Từ
ngày 20 đến 24 tháng 6 năm 1867, liên tiếp thành Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên
bị Pháp chiếm đóng. Các quan quân ở địa phương không chống cự kịp lúc, bị đánh
bất ngờ, nghĩ không đánh thắng nên đầu hàng. Tin báo về triều, nhà Nguyễn cử sứ
đến “đòi người Pháp rút trả lại tỉnh Biên Hòa cho Triều đình Việt Nam để bù lại
những tỉnh mới mất, nhưng việc ấy không xong. Thế là không cần có hiệp ước mới,
cả sáu tỉnh Nam Kỳ đã thành thuộc địa của nước Pháp”.
5. Chủ trương 1873 – 1874
Với
mưu đồ thôn tính cả nước Việt Nam, chưa dừng lại việc biến Nam Kỳ thành thuộc địa,
thực hiện mưu đồ, Pháp đã đề ra chủ trương đánh chiếm Bắc kỳ, hòng bao vây triều
đình từ hai phía bắc và nam. Đồng thời, “tìm một con đường thông thương với miền
nam Hoa lục, một con đường mà người Pháp sẽ làm chủ ngõ hầu theo đó lôi cuốn
các nguồn mậu dịch Nam Hoa lục xuống tới Sài Gòn”.
Pháp
đã đề ra nhiều kế hoạch để tiến hành xâm lược xứ Bắc kỳ, cũng như Pháp luôn
luôn muốn một hội đàm để giải quyết trong hòa bình. Chúng đã tạo ra vấn đề
Dupuis gay rối bắc kỳ, rồi cử Francis Garnier để giải quyết. Song khi ra Bắc kỳ,
chúng đã đòi điều kiện với Hà Nội và đánh chiếm thành này vào cuối tháng
11/1873 và chưa đầy hai tuần 5 tỉnh đã thuộc Pháp. Tuy nhiên tướng Ganier bị cuộc
khởi nghĩa giết chết, Pháp rơi vào thế cô lập không được tiếp viện.
Trước
tình hình đó, triều đình Huế đã chủ trương kí kết với Pháp hiệp ước mới – hiệp
ước Giáp Tuất. Hiệp ước này đã đưa nhà Nguyễn chính thức công nhận Nam Kỳ thuộc
Pháp, cùng với những điều khoản khác thay thế cho bản hiệp ước 1862. Do những
biến cố xảy râ ở Bắc kỳ tạo ra sự lo ngại cho nhà Nguyễn nên mới xuất hiện bản
hiệp ước mới.
6. Chủ trương 1883 1884
Pháp
không từ bỏ dã tâm chiếm lĩnh vùng đất Bắc kỳ nên luôn đề ra những chủ trương để
thôn tính vùng đất này. Lúc này, Pháp tiến hành chủ trương chiến tranh vũ trang
để lấy thành Hà Nội. Thành thất thủ, triều đình nahà Nguyễn “bèn truyền cho các
quan Kinh lược Chánh phó sứ là Nguyễn Chánh và Bùi Ân Niên lui binh về miền Mỹ
Đức để cùng Tam Tuyên Thống đốc Hoàn Tá Viên chống giữ”. Sau đó, tướng Rivière
tử trận ở Cầu giấy, Pháp càng đẩy mạnh sự xâm lược hơn.
Toàn
quyền Đông Dương là Harmand vừa tới Hải Phòng cùng với Bouet và Courbet bàn
tính chiến lược. “Harmand nghĩ rằng muốn chiếm thắng lợi mau chóng thì phải tiến
công ngay một trận lớn vào kinh đô. Một mặt, Bouet lo đánh quân ta và quân
Trung Hoa ở Bắc Kỳ, một mặt Courbet đem tàu chiến đánh cửa Thuận An.” Quân ta
thua liên tiếp nhiều trận. Thấy thế nguy cấp, triều đình “phải sai người đi thỉnh
hòa”. Chủ trương này cho thấy, trước tình hình nguy cấp, triều đình đông ý hòa
giải với Pháp trong điều kiện không được sửa chữa bản hiệp ước này. Bản hiệp ước
Harmand được ký kết vào năm 1883.
Năm
1884, hiệp ước mới được ký kết – hiệp ước Paterôtre. Vì viện binh từ Trung Hoa
thua trận ở chính quốc nên Trung Hoa đã thừa nhận sự bảo hộ của Pháp đối với
Pháp. “Chính phủ Pháp xét lại hòa ước Harmand, vì ngại dư luận quốc tế nên muốn
sửa lại đôi điều để tỏ ý rộng rãi đối với triều đình Việt Nam”. Triều đình Huế
“đã hỏa tiêu cái quốc ấn của Thanh triều phong cho các vua Việt Nam” và đã kí với
Pháp hiệp ước này. Hiệp ước Paternôtre là bản hiệp ước cuối cùng giữa Pháp và
nhà Nguyễn, là bản hiệp ước khẳng định sự bảo hộ của Pháp trên lãnh thổ Việt
Nam.
-------------
Hoàng Trần
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.