Không phải phim ngắn cũng không phải là phim quá dài, hôm nay mình sẽ giới thiệu về phim Dòng sông phẳng lặng, một bộ phim đã chiếu rất lâu rồi nhưng giá trị lịch sử thì vẫn còn.
Mình đã xem phim này 3 lần và cả 3 lần đều có cảm xúc như nhau thậm chí là cảm xúc nhiều hơn. Lần thứ nhất là vào hồi mình học cấp 1 hay cấp 2 gì đấy, lâu rồi mình không nhớ rõ là lớp mấy, lúc ý cũng chỉ biết xem thôi chứ cũng chẳng hiểu gì bối cảnh trong phim lắm và càng xem thì càng thấy hay, tuần nào cũng mong đến thứ 7, chủ nhật để được xem phim.
Mình xem mình chỉ cảm nhận được yếu tố tình cảm trong phim còn yếu tố lịch sử thì hầu như không, xem nhiều tập cảm động quá còn khóc cơ. Lần thứ 2 mình xem là cách đây hơn 1 năm khi mà nhận thức được nhiều điều hơn và cũng hiểu hơn về bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ nên mình xem lại xem đạo diễn miêu tả bối cảnh đó như thế nào. Lần thứ 3 là ngay hôm qua thôi, cố cày nhanh để viết bài này, lần này thì xem một cách cẩn thận và chú ý mọi chi tiết, cũng vì nhận thức ngày càng đầy đur nên mình phát hiện ra một số lỗi trong phim, lát mình sẽ nói.Mình đã xem phim này 3 lần và cả 3 lần đều có cảm xúc như nhau thậm chí là cảm xúc nhiều hơn. Lần thứ nhất là vào hồi mình học cấp 1 hay cấp 2 gì đấy, lâu rồi mình không nhớ rõ là lớp mấy, lúc ý cũng chỉ biết xem thôi chứ cũng chẳng hiểu gì bối cảnh trong phim lắm và càng xem thì càng thấy hay, tuần nào cũng mong đến thứ 7, chủ nhật để được xem phim.
Quay lại với bộ phim, đây là một bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Tô Nhuận Vỹ. Bộ phim này lấy bối cảnh là những sự kiện xoay quanh cuộc giải phóng thành phố Huế và câu chuyện tình cảm của các nhân vật chính trong phim nên có thể gọi đây là bộ phim về chủ đề chiến tranh và tình cảm. Nếu để ý, các bạn sẽ thấy có chi tiết giống trong tác phẩm "Chiếc lược ngà" của cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng và một vụ tự thiêu trước cổng trường Quốc học Huế giống vụ tự thiêu của nhà sư Thích Quảng Đức. Nhìn chung, bộ phim khá hay, kỹ sảo thời bấy giờ thì như vậy là ok, miêu tả phần nào được sự khó khăn, khốc liệt của cuộc chiến, tình cảm gia đình ( có bạn nào nhớ chi tiết một anh hỉai phóng quân hy sinh và nhờ nhân vật Mùi mang cái gì đấy và lời nhắn cho gia đình, đó là lúc loạn lạc gia đình lạc mất nhau, những đứa trẻ bơ vơ tìm mẹ giữa chốn đông người hay những người chết không có chỗ chôn thân, đó còn là chi tiết nhân vật Hồng vợ Phi Hùng sinh trong trại giam và hỏi nhờ những người bị giam cùng truyền nhau hỏi Phi Hùng đặt tên con là gì làm vang cả khám trại, nghe rất hào hùng và mình đã khóc đoạn đó. Cuối cùng thì cái tên cho đứa bé đã được vang lên Hoà Bình. Vâng hoà bình là điều mà ai cũng mong muốn và được gửi gắm vào thế hệ sau nếu thế hệ trước không thực hiện được), bên cạnh đó là tình cảm đôi lứa và đặc biệt là tình quân dân rất đáng trân trọng. Đạo diễn cũng khá đầu tư cho bộ phim này, diễn viên cũng ok. Một điều nữa, ở tập cuối của phim là hình ảnh một bà mẹ xoa đầu tha thứ đứa con bất hiếu đã giết hại bao người vô tội, đó giường như là thông điệp của bộ phim sẵn sàng tha thứ cho những ai đã gây ra lỗi lầm mà biết ăn ăn hối cải.
Bây giờ là đến phần hạn chế: Về trang phục, mình không biết nhiều về trang phục lắm nhưng cũng thấy được trang phục trong phim không được đúng. Trong phim xoay quanh lực lượng Biệt động quân mà biệt động quân thì quần áo rằn ri nhưng trong phim quần áo lại trơn. Nếu để ý bạn sẽ thất trên tay trái Thượng sỹ (sau lên uý) Phi Hùng có phù hiệu Biệt động quân (nếu không nhớ phù hiệu này bạn có tgeer xem lại album), nhìn giống dán vào hơn là thêu, mặt khác phù hiệu này quá bé, chắc bằng 2 ngón tay trong khi phù hiệu thực thì to hơn nhiều, lúc thì gắn bên tay trái lính lúc lại dính bên tay phải.. Về diễn viên, lấy bối cảnh diễn ra ở Huế nhưng cả phim chỉ có vài nhân vật nói giọng Huế và hầu như tất cả diễn viên cả chính lẫn quần chúng đều nói giọng Bắc. Về lon, lúc thì đeo thuận (đeo đúng), lúc thì đeo sai, cái mũ beret của Biệt động quân thì đúng về màu sắc, sai về phù hiệu, trong album về biệt động quân mình có ảnh mũ này. Về trang phục của lính biệt động quân, nhìn luộm thuộm, người thì có giáp người thì không, mũ thép lẫn xe thiết giáp đều là hàng Liên Xô (chắc có lẽ là do hạn chế về đạo cụ).
Nhìn chung là phim hay, thỉnh thoảng đạo diễn cho thêm nhạc vào nên càng hay và hào hùng, đặc biệt là đoạn cuối phim rất cảm động. Một bộ phim đáng xem và mình thấy đấy là bộ phim dài tập về chiến tranh hay nhất mà mình xem.
Ost là bài hát Dòng sông phẳng lặng do ca sỹ Mỹ Linh thể hiện, ngày nào mình cũng nghe bài này luôn.
MỜI CÁC BẠN XEM PHIM (có nhiều tập)
Tại đây
Tại đây
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.