Bối cảnh của bộ phim lấy năm 1971 - 1972 khi mà cuộc chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt. Không bàn đến chuyện chọn tấn công đánh chiếm thành Quảng Trị là đúng hay sai nhưng 81 ngày đêm là 81 ngày đầy máu và nước mắt, dòng sông Thạch Hãn cùng bom đạn quân thù đã cướp đi tính mạng của hành nghìn thanh niên, sinh viên, những người con yêu nước. Để rồi: Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹĐáy sông còn đó bạn tôi nằmCó tuổi hai mươi tràn sóng nướcVỗ yên bờ cõi mãi ngàn năm. Vì dựa trên tiểu thuyết Mãi mãi tuổi 20 nên trong bộ phim có một số nội dung liên quan đến bộ tiểu thuyết này và có chi tiết đọc những bài viết trên báo tường, vị đội trưởng đã đọc bài của nhân vật Thăng ( dựa trên nguyên mẫu liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc), trong đó có đoạn viết như dự báo ngày chiến thắng. (Album những bức thư từ chiến trường có nội dung bức thư của liệt sỹ Thạc). Sau trận chiến, giữa 4 người bạn, chỉ còn Hoàng là sống xót trở về.Về đánh giá bộ phim, cá nhân mình thấy đây là một bộ phim hay, khắc hoạ được phần nào đó sự khốc liệt của chiến trường Quảng Trị cũng như tinh thần của sinh viên Hà Nội. Trong phim có một chi tiết đắt giá là lúc 3 anh lính sinh viên đắp mộ cho một lính VNCH với câu nói :"cùng la người Việt cả, chúng ta đắp cho anh ta nấm mộ". Dù ở hai chiến tuyến khác nhau nhưng không phải vì thế mà ghét bỏ nhau, xoá bỏ đi ranh giới giữa 2 lực lượng thì tất cả đều là người Việt, vì những lý do khác nhau mà trở thành những người đối đầu nhau. Mặc dù có một số sạn nhưng nhìn chung thì phim hay và đáng để xem.
--------
#đq89
MỜI CÁC BẠN XEM PHIM
--------
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.