Tác giả
Trước đây theo lưu truyền, người ta vẫn cho rằng Trần Thế
Pháp là người đã có công sưu tầm, biên soạn. Tuy nhiên, dựa trên vấn đề xác định
văn bản Lĩnh Nam chích quái hiện còn tồn tại hai giả thuyết khác nhau. Một số
nhà nghiên cứu, căn cứ vào hai bài Tựa của Vũ Quỳnh và Kiều Phú chép trong một
vài bản của bộ sách đó, cho rằng có thể Trần Thế Pháp là tác giả nhưng những bản
Lĩnh Nam chích quái lưu truyền đến hiện nay đều là bản biên soạn lại của Vũ Quỳnh
và Kiều Phú ở thế kỷ thứ 15.
Một số nhà nghiên cứu khác, trong khi nghiên cứu sâu hơn bài
Hậu tự của Kiều Phú, rồi áp dụng phương pháp thống kê đối với tất cả những bản
Lĩnh Nam chích quái hiện còn, cho rằng bản hiện còn về căn bản vẫn là bản đời
Trần, cổ hơn bản do Kiều Phú sửa chữa[1], nhuận sắc.
Theo bài Tựa, Vũ Quỳnh cho biết ông tìm được sách này và tiến
hành nhuận chính vào năm 1492. Còn bài Hậu tự của Kiều Phú cho biết ông nhuận
chính Lĩnh Nam chích quái vào năm 1493. Cả hai bản văn của Vũ Quỳnh và Kiều Phú
đều tập trung vào 2 quyển đầu của sách, gồm 34 truyện, còn được Lê Quý Đôn gọi
là văn bản cổ truyền.
Sau Vũ Quỳnh và Kiều Phú, Lĩnh Nam chích quái còn được sửa chữa,
thêm bớt nhiều lần khác. Đoàn Vĩnh Phúc đời nhà Mạc thêm quyển thứ 3; Vũ Khâm
Lân (thế kỷ 18) tiếp tục bổ sung thêm nhiều truyện khác và bên cạnh đó, có sự
giúp sức của nhiều nhà nho chưa rõ tên tuổi[1]. trong suốt thế kỷ 18-19 đã tham
gia biên soạn, bổ sung những truyện khác.
Nội dung chính
Tuy chỉ bao gồm các truyền thuyết, nhưng cùng với Việt điện u
linh tập, Lĩnh Nam chích quái là một trong các nguồn tài liệu quan trong cho việc
nghiên cứu về thời kỳ cổ xưa trong lịch sử Việt Nam.Gồm 34 truyện
Các tích truyện
Truyện Hồng Bàng thị - truyền thuyết về tổ Hồng Bàng và nguồn
gốc Bách Việt
Truyện Ngư tinh - truyền thuyết Lạc Long Quân diệt Ngư tinh ở
Biển Đông
Truyện Hồ tinh - sự tích Tây Hồ và cáo chín đuôi
Truyện Đổng Thiên Vương - truyền thuyết Thánh Gióng
Truyện Nhất Dạ Trạch - truyền thuyết Tiên Dung - Chử Đồng Tử
Truyện Mộc tinh -
Truyện rùa vàng
Truyện Man nương - sự tích về Phật Mẫu Man nương
Ảnh hưởng
và giao lưu
Tuy chủ yếu là nguồn gốc từ Việt Nam, do ảnh hưởng, giao lưu
văn hóa Lĩnh Nam chích quái vẫn có một số truyện có nguồn gốc nước ngoài, từ
các truyện Trung Quốc có thể kể đến chuyện Giếng Việt, Đầm trâu vàng; từ các
truyền thuyết phương Bắc có thể kể đến chuyện Rùa vàng; từ văn hóa phương Nam với
nền văn minh Ấn Độ có thể kể đến Sọ dừa, Tấm Cám và thậm chí cả văn hóa Chiêm Thành
với Dạ Xoa.
----------------
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.