Nguyễn Tất Thành quyết định xuất dương khi nào ?

Nguyễn Tất Thành ( 1890-1969 ) sinh ra trong một gia đình nhà nho có nguồn gốc nông dân ở huyện Nam Đàn , tỉnh Nghệ An . Như mọi người đều biết , Nguyễn Tất Thành( Nguyễn Ái Quốc ) sinh ra trong một gia đình tri thức , bố là cụ Sắc đâu phó bảng nhưng  không có ý định làm quan ,  ngay từ nhỏ Nguyễn Tất Thành đã được cha tận dụng mọi cơ hội để đưa con đi làm quen với nhiều nơi trên đất nước ta , đó cũng là cơ hội tiếp xúc với nhiều nhân vật yêu nước lúc bấy giờ , lấy đó làm nền tảng để Nguyễn Tất Thành có cái nhìn xác thực , cũng như đánh giá , rút ra được những kinh nghiệm để hoàn thành hệ tư tưởng của mình .


Nguyễn Tất Thành quyết định xuất dương vào ngày 5/6/1911 ,  ra đi trong tình cảnh không chắc chắn được điều gì .
Nguyễn Tất Thành tuy sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học nhưng lại mang tư tưởng rất tiến bộ , cụ Nguyễn Sinh Huy ( cha Nguyễn Tất Thành )  trước những khuynh hướng yêu nước lúc bấy giờ vẫn mang thái độ dung hòa , ngay từ nhỏ Nguyễn Tất Thành đã được hướng học theo nền giáo dục Pháp – Việt ,  nên hệ tư tưởng của Nguyễn Tất Thành một phần cũng được kế thừa từ nhận thức sâu sắc từ cha cùa mình , đó là một trong những nền tảng đóng góp phần không hề nhỏ đến việc xuất dương của Nguyễn Tất Thành .
Đến đầu thế kỉ XX, các phong trào vũ trang chống Pháp đều lần lượt bị thất bại trước sự đàn áp của kẻ thù, còn lại phong trào khởi nghĩa Yên Thế cũng không mấy triển vọng. Trong bối cảnh đó, luồng tư tưởng dân chủ phương Tây được du nhập vào Việt Nam thông qua các sách vở chữ Hán (lúc bấy giờ các sách này được gọi là tân thư) và đã có những tác động mạnh mẽ đến giới tri thức Nho học. Nhiều sĩ phu yêu nước đã tự đổi mới tư duy, tiếp thu tư tưởng mới, đưa ra những giải pháp khác nhau với hy vọng tìm một con đường cứu nước mới hiệu quả hơn. Nhiều phong trào nổ ra mang nhiều luồng tư tưởng mới như  phong trào Duy Tân Của cụ Phan Châu Trinh , phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu ,….về cuối cùng cũng không dựa vào sức mình , mang nặng tư tưởng tư sản  . Vì thế , người đã chọn con đường đi riêng cho mình đó là con đường tìm hiểu về kẻ thù , đi để “ xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào , tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta ” .
Chứng kiến cảnh Pháp đàn áp dân ta ngày từ còn nhỏ , Bác cũng đã từng tham gia một số phong trào , trong đó cũng có một số phong trào mang hệ tư tưởng tiến bộ , như phong trào chống thuế ( 1908 ) ,  nhưng cuối cùng vẫn thất bại , đó cũng là một trong những động lực để đến năm 1911 ,  giai đoạn Bác đã cũng đã ở độ tuổi đã trưởng thành ,  tuy đứng trước nhiều sự lựa chọn có phần thuyết phục , nhưng Nguyễn Tất Thành đã có cái nhìn chuẩn xác về tình hình lúc bấy giờ  , người đánh giá rằng : Phong trào Phan Bội Châu “ Đưa hổ của trước , rước beo cửa sau ”  ; Phan Châu Trinh “ Chẳng khác gì xin giắc rủ lòng thương ”  ; Hoàng Hoa Thám “ Vẫn nặng về cốt cách phong kiến  ”quyết định ra đi tìm  đường cứu nước , người muốn tìm kiếm môt con đường nào đó soi sáng cho những khủng hoảng của dân tộc lúc bấy giờ . 
Bên cạnh đó thời gian trước khi Nguyễn Tất Thành  ra đi , đã có thời gian quan sát tại Bình Thuận ( 1908 ) ,bên cạnh đó “ người đã học tập được cách xác định phương hướng cũng như cách tập luyện như thế nào để khỏi say sóng  ” .  Sau đó là tiến vào Sài Gòn ( 1910)  , đã chứng kiến được những sự mới lại trong nền văn hóa phương Tây  , đối chiếu với tình trạng lạc hậu trong nước , lòng nung nấu về tìm hiểu Pháp từ nhỏ đã dâng cao , xuất phát từ lòng yêu dân tộc , đồng bào , ông đã ra đi với hai bàn tay trắng với ước vọng một ngày không xa đem lại hòa bình độc lập , cho dân tộc , tìm hiểu cho ra “ Tự do , Bình Đẳng , Bác Ái ” là như thế nào , mà Pháp luôn tuyên truyền chúng đem đến nền văn minh cho ta khi Bác ở Huế .  Đây là một trong những mốc thời gian quan trọng góp phần định hình hệ tư tưởng của Bác , giúp Bác xác định được những gì cần thiết nhất cho Việt Nam lúc bấy giờ .
Lòng yêu nước dâng  cao , nên  “ Trong thời gian sống tại Sài Gòn Bác thường qua Khánh Hội , ra Bến Nhà Rồng . Trong những hãng tàu vào ra đó , Bác làm quen được một số người Việt Nam làm ở hãng “ Năm Sao ” là bác Nguyễn Văn Hùm và Bùi Văn Viên , hai ông này cho Bác biết là đang tuyển bồi . Trưa 2/6/1911 , chiếc tàu Đô đốc La-tu-sơ-tơ-rê-vin từ Đà Nẵng vào , Bác xuống tàu và xin thuyền trưởng việc ” Bác đã được đồng ý và lấy tên là Văn Ba . ( Trích Đường Bác Hồ Đi Cứu Nước –NXB Thanh Niên , trang 55 ) . Đối với Bác dân tộc chính là tài sản quý nhất , đó là động lực chính , Bác đã quyết định xuất dương khi tình yêu quê hương đất nước đã đạt đến đỉnh điểm , cùng với điều kiện thuận lợi , thời cơ đã chính mùi , vì thế Bác đã quyết định ra đi tại Bến Cảng nhà rồng . 
Việc chuẩn bị về tư tưởng và công cụ đã thành công ,với hai bàn tay trắng ,  bác đã ra đi tìm đường cứu nước , để tìm ra liều thuốc cứu rỗi tư tưởng lạc hậu của dân tộc . Thời gian sống tại Sài gòn là một trong những điều kiện quan trọng nhất , nó giống như một tia lửa nhỏ gặp được những gói thuốc nổ đã sẵn sàng từ lâu . Việc xuất dương của Nguyễn Tất Thành là một bước ngoặt lớn không chỉ với dân tộc mà còn tác động to lớn đến phong trào giải phóng thuộc địa của thế giới .

TÀI LIỆU THAM KHẢO :
 Đường Bác Hồ đi cứu nước , Nxb Thanh Niên , 2007

Hà Minh Hồng , Lịch sử Việt Nam Cận Hiện Đại , Tú sách Đại học Quốc Gia , 1997 .
---------
T.K.M

Nhận xét