Lịch sử phong kiến đã đóng lại tại
Việt Nam cách đây 70 năm nhưng những gì ảnh hưởng từ chế độ đến đây vẫn còn sâu
sắc. chúng ta không vì sự suy yếu của nó trong thế ki XIX, mà lại quên đi những
thành tựu của những thế kỉ X-XI… Chế độ nào cũng tồn tại và suy vong, trong thời
kì thịnh vượng nó cũng để lại những thành tựu đáng kể. Chúng ta học lịch sử là
cái gì cũng phải biết nhưng hiểu biết đến mức độ nào thì còn tùy ở mọi người.
Ảnh minh họa |
Lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ chịu ảnh
hưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc. Do nước ta bị hơn 1000 năm đô hộ của
Trung Quốc. Trong những năm đó nước ta luôn diễn ra những cuộc khởi nghĩa chống
lại sự thống trị của phong kiến Trung Quốc và đời sông nhân dân cũng ảnh hưởng
lối sống của họ. Các tôn giáo đều từ đó mà cũng dần hình thành. Phật giáo phát
triển mạnh ở thời Lý Trần, Nho giáo phát triển mạnh ở Lê Sơ… những tôn giáo và
tín ngưỡng khác cũng dần hình thành và phát triển. Sự ảnh hưởng của thể chế
phong kiến từ đó mà nên.
Lich sử phong kiến Việt Nam trải
qua các triều đại như Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Tây Sơn, Nguễn. Trều
đại nào cũng trải qua ba quá trình là hình thành, thịnh vượng và suy vong. Như
chúng ta có thể thấy rõ ràng sự suy vong của nhà nước này là sự hình thành của
nhà nước kia. Nhà Tiền Lê suy vong đẫn đến sự hình thành của nhà Lý. Triều đại
suy là do vua bất tài (Lý Huệ Tông) hay mất lòng dân (Lê Long Đĩnh) hay sự lộng
hành của quyền thần (Mạc Đăng Dung) hay nhiều ngyên do khác nhưng trên hết là mất
lòng dân. Được lòng dân là triều đại tồn tại, mất lòng dân thì suy.
Bên cạnh những nguyên do dẫn đến sự
kết thúc của một triều đại thì cũng có những qui luật giúp cho triều đại tồn tại
trong thời gian dài. Đó là sự xuất hiện của các vị vua tài năng, được lòng
thiên hạ (Lý Thái Tổ) hay xuất hiện các vị tướng tài ba (Trần Hưng Đạo) và trên
hết là lòng dân. Đó là qui luật tồn tại, sụp đổ của một triều đại nói riêng, một
chế độ nói chung. Quả thật vậy, chế độ phong kiến sụp đổ vào năm 1945 do chính
quền Bảo Đại không còn được lòng dân. Thực ra nhà Nguyễn đã mất lòng dân từ khi
Pháp sang xâm lược. Nhưng do chưa có đường lối lãnh đạo phù hợp với thời cuộc,
chưa có đường lồi đúng đắn mới mẻ, sáng tạo của những người lãnh đạo khởi
nghĩa. Mãi cho đến năm 1945, triều đại mới sụp đổ, chấm dứt hơn mấy thế kỉ tồn
tại của chế độ phong kiến, lich sử Việt Nam mở sang thời kì mới.
Đó là những qui luật tồn vong của
nó. Thời kì bắc thuộc tuy các cuộc khởi nghĩa được long dân nhưng do thế lực của
địch mạnh nên dẫn đến thất bại, bởi chưa nắm bắt được thời cơ hợp lí. Đó cũng
là một nguyên nhân thất bại. Khắc phục được những nguyên nhân thất bại thì mới
tồn tại lâu bền. vững mạnh.
Nhà Ngô được xem là triều đại dựng
nền móng cho nền độc lấp, tự chủ cho Việt Nam lâu dài. Từ thời họ Khúc khi
giành được chính quyền xưng là Tiết độ sứ (905) dến khi Ngô Quyền xưng vương
(939) đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, kế tục truyền thống
yêu nước thương nòi của cha ông. Như sự giành chính quyền của họ Khúc, kháng
chiến chống Nam Hán xâm lược (931,938). Và tiêu biểu và lớn nhất là trận Bạch Đằng
năm 938 của Ngô Quyền. Trận đánh này đã chấm dứt hơn 1000 năm bắc thuộc, mở ra
một thời kì độc lập, tự chủ lâu dài, đặt nền móng cho sự ra đời nhà nước phong
kiến sau này.
Nhà Ngô suy yếu khi Ngô Quyền băng
hà. Dương Tam Kha cướp ngôi cháu mình là Ngô Xương Ngập, khiến thiên hạ nổi lên
cảnh cát cứ lâu dài. Tuy nhà Ngô lấy lại quyền cai trị nhưng do sự suy tàn mà
không thể đủ sức mạnh chống lại các thế lực cát cứ, dẫn đến trở thành một trong
12 sứ quân (Ngô Xương Xỉ). Thế lực suy tàn dẫn đến sự loạn lạc trong nước, đời
sống nhân dân lầm than.
Sứ quân Trần Lâm được Đinh Bộ Lĩnh
phò trợ. Sau này Trần Lâm mất, ông đã lãnh đạo sứ quân tiêu diệt và thu phục
các sứ quân, thống nhất giang sơn, xưng ngôi Hoàng đế. Mở đầu cho lịch sử phong
kiến Việt Nam. Nhà Đinh đã mở đầu ngoại giao với nhà Tống Trung Quốc, xây duựng
nhà nước pháp quyền nghiêm khắc. Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng nên kinh đô Hoa Lư.
Kinh đô Hoa Lư đã chứng kiến sự tồn tại và suy vong của Đinh-Lê-Lý. Đây là nơi
giúp cho sự ra đời cho kinh đô Thăng Long khi Thái tổ Lý Công Uẩn đời đô. Kinh
đô Hoa Lư là kinh đô mang một ý nghĩa to lớn.
Với sự dời đô của Lý Công Uẩn từ
Hoa Lư về Thăng Long đã mở ra một thời kì phát triển thịnh vượng cho nhà Lý nói
chung và chế độ phong kiến nói chung. Thăng Long đã đánh giá sự lưa chọn đầy
đúng đắn của Lý Thái Tổ. Sự lựa chọn này đã dấn đến sự thịnh vượng tồn tại lâu
dài của triều đại. Nếu so sánh với các triều đại trước thì nhà Lý tồn tại 216
năm. Đó là con số mà từ trước chưa từng thấy.
Kinh thành Thăng Long này đã được
nhà Trần chọn là kinh đô và tiếp đó là nhà Hậu Lê. Sự thịnh thế của nhà Trần và
sự chiến thắng quân Nguyên đã nêu lên sự thịnh vượng của nhà Trần. Chính vì đều
này mà Thăng Long luôn trở thành một căn cứ trọng yếu của mọi sự thống trị. Nhà
Minh cai trị Đại Ngu (tên nước thời nhà Hồ) cũng dùng Thăng Long làm nơi chiến
lược. Dường như Thăng Long đã trở thành cột mốc đỉnh cao, hỡi một nhà thống trị
nào nếu nắm vững được cột móc đó thì sẽ chiến thắng. Sau khi đánh đuổi quân
Minh, Lê Lợi cũng lựa chọn Thăng Long làm kinh đô, triều đại của Lê Lợi tồn tại
lâu nhất trong lịch sử Việt Nam (không tính nhà nước Hồng Bàng).
Kinh thành Thăng Long luôn là sự lựa
chọn của nhà Mạc, họ Trịnh sau này. Và gần với chúng ta nhất là thủ đô của nước
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và sau này là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Thông qua nhận xét của chính bản thân thì Thăng Long (Hà Nội ngày nay) luôn là
sự lựa chọn kinh đô, thủ đô của mọi chế độ trong Lịch sử Việt Nam.
Nói chung đây là một nơi đã gắn liền
với nhiều truyền thuyết, nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Quả thật là một nơi
phồn vinh thịnh thế.
Tiếp nối nhà Hậu Lê, thì sau khi Mạc
Đăng Dung cướp ngôi vua từ Lê Cung Hoàng, một nhà nước mới ra đời. Nhưng trong
dân chúng, tư tưởng theo họ Lê vẫn còn nhiều, nhiều cuộc khởi nghĩa chống lại họ
Mạc nổi lên khắp nơi. Đây là điều kiện tốt nhất để đưa hoàng thất họ Lê lên nắm
quyền binh, chống lại họ Mạc. Từ khi Nguyễn Kim, sau là Trịnh Kiểm phò con cháu
dòng họ Lê đã luôn chiến thắng trước họ Mạc, đánh đuổi họ Mạc về phía bắc, đóng
quân tại vùng đất Cao Bằng. Chiến sự diệt Mạc diễn ra liên miên.
Sau đó, họ Nguyễn là Nguyễn Hoàng
vì sợ lòng đố kị, hảm hại công thần của Trịnh Kiểm nên đã xin vào trấn giữ đất
Thuận Quảng phía nam. Thế lực mạnh mẽ, ngang tài ngang sức với họ Trịnh. Hơn 50
năm đầu thế kỉ XVII, nổ ra bảy lần đại chiến. Dân chúng sống trong thời này
ngày càng chán cảnh binh đao, chia cắt đất nước, không được tự do, sống dưới vỏ
bọc của quyền thần, lấy danh nghĩa của nhà vua.
Vì thấu hiểu cảnh đời khổ cực của
nhân dân, anh em Tây Sơn Nguyễn Nhạc dẫn đầu đã nổi lên chống lại họ Nguyễn,
sau là họ Trịnh, thống nhất đất nước. Chớ chiêu thay, việc nội trị chưa ổn thì
ngoại xâm lại tiến sang. Sau nhiều năm, không tiến hành xâm lược Đại Việt, nhà
Thanh vừa mới thành lập ở phương bắc đã mang quân tiến sang, quân Xiêm ở phía
tây tiến đánh. Tây Sơn liên tiếp đánh thắng quân Xiêm rồi lại quân Thanh, tiến
hành xây dựng đất nước. Nguyễn Huệ là người dũng tướng, một vị vua sáng giá
trong thời này.
Nhưng tiếc thay, nhà Tây Sơn cũng
không tránh khỏi nguy cơ sụp đổ như những triều đại khác. Những người kế vị của
Nguyễn Huệ đã không làm tốt nhiệm vụ của nhân dân giao phó (đó là sự cai trị của
các vua quan phải hợp lòng dân, hợp ý trời). Dòng dõi chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh
liên tiếp gay hắn với Tây Sơn về mặt quân sự, làm cho Tây Sơn cạn kiệt, thua
nhiều trận. Kết quả là sụp đổ hoàn toàn, những người từng theo Tây Sơn hay là
đã mất đều bị họ Nguyễn trả thù.
Nhà Nguyễn là triều đại cuối cùng của
chế độ phong kiến Việt Nam. Khi triều đài này vừa mới thành lập thì đã xuất hiện
nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổi dậy chống phá, quân triều đình ra sức
đánh dẹp. Đồng thời, về mặt đối ngoại thì tiến hành bế quan tỏa cảng, ngăn cấm
đạo thiên chúa, gây ảnh hưởng xấu đối với phương tây. Triều đình này tồn tại đến
năm 1945 nhưng thực chất đã không còn quyền hành gì từ năm 1884, khi hiệp định
Patonot được kí kết với Pháp. Sự chấm dứt quyền hành của nhà Nguyễn đồng thời
là sự chấm dứt sự tồn tại chính thống, sự tồn tại độc lập của một nhà nước
phong kiến hơn mười thế kỉ qua.
Tóm lại, hơn 10 thế kỉ qua, chế độ
phong kiến luôn đã được những thành tựu nhất định. Chế độ này đã tồn tại theo
đúng qui luật tự nhiên của nhân loại, là sự quá độ của xã hội loài người từ
nguyên thủy sang thời cộng hòa nhân dân. Tuy nhân dân không được làm chủ nhưng
họ vẫn có quyền lợi, vẫn có sức mạnh để làm cho chế độ này, vương triều này tồn
tại hay diệt vong.
Trần Hoàng
(Bài viết từ năm 2015)
(Bài viết từ năm 2015)
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.