Quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng Cộng
Sản Việt Nam được đưa ra trong các văn kiện của Đảng như: cương lĩnh, luận
cương, nghị quyết,… Chủ yếu là nó được thể hiện ở cương lĩnh chính trị đầu tiên
và luận cương tháng 10 của Đảng. Hai văn kiện này đưa ra hai quan điểm khác
nhau về cách mạng giải phóng dân tộc. Và từ năm 1930 đến năm 1945, cuộc đấu
tranh giữa hai quan điểm này diễn ra hết sức gay gắt. Cuộc đấu tranh đó nhằm mục
đích tìm kiếm ra một quan điểm thống nhất để lãnh đạo quần chúng đấu tranh tiến
tới thắng lợi là “giải phóng dân tộc”.
Một trận đánh trong cách mạng tháng tám, đỉnh cao của quan điểm về giải phóng dân tộc của ĐCSVN |
Cương lĩnh chính trị (cụ thể là Chánh cương vắn tắt của
Đảng) được Nguyễn Ái Quốc trình bày và được Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt
Nam thông qua, đã nêu lên nhiệm vụ của cách mạng lúc này là “Đánh đổ đế quốc chủ
nghĩa Pháp và bọn phong kiến… Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”. Tức
là văn kiện đã xác định rõ mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, đó
là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp là chủ yếu, là vấn
đề cần được giải quyết một cách triệt để. Bởi vì “sự áp bức và bóc lột càng
tăng thì mâu thuẫn đó càng càng sâu sắc, sự phản kháng và đấu tranh vì sự tồn
vong của dân tộc càng phát triển mạnh mẽ, gay gắt về tính chất, đa dạng về nội
dung và hình thức. Trái lại, sự xung đột, đấu tranh vì quyền lợi riêng của mỗi
giai cấp trong nội bộ dân tộc được giảm thiểu và không quyết liệt như cuộc đấu
tranh dân tộc.”
Luận cương chính (chánh) trị được trình bày tại Hội
nghị lần thứ nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam (sau đổi tên thành Đảng Cộng Sản
Đông Dương) đã nêu lên tính chất của cách mạng là “bấy giờ chỉ có tánh chất thổ
địa và phản đế” và xác định nhiệm vụ của
cách mạng là “Một mặt là phải tranh đấu để đánh dổ các di tích phong kiến, đánh
đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bổn và để thực hành thổ địa cách mạng cho
triệt để, một mặt nữa là tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho
Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai mặt tranh đấu có liên lạc mặt thiết với nhau”.
Song văn kiện lại khẳng định: “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản
dân quyền”. Nhưng “dân tộc cách mạng" vẫn là một nhiệm vụ trong giai
cấp cách mạng”. Như vậy, văn kiện tuy đặt hai nhiệm vụ dân tộc và
giai cấp lên ngang hàng nhưng vấn đề giai cấp luôn được đặt trước và cần giải
quyết một cách triệt để. Chỉ có thể giải quyết xong vấn đề này thì mới có thể
giải phóng dân tộc. Nói một cách khác thì công cuộc giải phóng dân tộc xuất
phát từ công cuộc giải quyết vấn đề ruộng đất (tiến hành thổ dịa cách mạng một
cách triệt để, giành quyền lãnh đạo cho dân cày), vấn đề giai cấp.
2. Cuộc đấu tranh giữa hai quan điểm này diễn ra một cách
gay gắt trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam thể hiện ở sự nhận thức của cách đảng
viên, các văn kiện.
Trước tiên, cuộc đấu tranh thể hiện trong văn kiện “Án nghị quyết của Trung ướng toàn thể đại hội nói về tình
hình hiện đại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng 10-1930” đã “Thủ
tiêu chánh cương sách lược và Điều lệ cũ của Đảng, lấy kinh nghiệm trong thời kỳ
vừa qua mà thực hành công việc cho đúng như Ám nghị quyết và Thơ chỉ thị của
Q.T.C.S (quốc tế cộng sản)”. Đây là văn kiện đánh giá lại tình hình
của toàn thể Đông Dương mà chủ yếu là Việt Nam. Cũng trong thời gian này, thế
giới đang khủng hoảng về kinh tế một cách trầm trọng, đời sống của nhân dân thì
càng ngày càng khốn khổ, cho nên xã hội lúc này đang rơi vào tình trạng mâu thuẫn
giai cấp sâu sắc, “giai cấp tranh đấu của công nông chống đế quốc chủ nghĩa
(đ.q.c.n), tư bổn và địa chủ lại sâu sắc hơn và quan trọng nhất”.
Ngoài ra, việc thủ tiêu cương lĩnh chính trị cũ của Đảng còn bị ảnh hưởng từ
nghị quyết đại hội VI của Quốc tế cộng sản (1928).
Tại Đại hội VI, Quốc tế cộng sản đã xác định nhiệm vụ
chiến lược của cách mạng thuộc địa là “chống đế quốc và chống phong kiến, nhưng
nhiệm vụ chống phong kiến được xác định là nền tảng, là trường cột của cách mạng
giải phóng dân tộc”. Quốc tế cộng sản chỉ mới dựa trên
tình trạng các nước thuộc địa ở Ấn Độ, Ai Cập, Inđônêxia, Trung Quốc mà đưa ra
thông cáo ấy nên chưa phù hợp với một số nước thuộc địa khác. Tuy nhiên, nó
cũng có ảnh hưởng đến các Đảng Cộng Sản, trong có Việt Nam. “Để dự thảo Luận
cương, Trần Phú đã dựa chủ yếu vào Đề
cương về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa được
thông qua tại Đại hội VI Quốc tế Cộng Sản (năm 1928), tài liệu hướng dẫn Về những nhiệm vụ trước mắt của những người
cộng sản Đông Dương của Ban bí thư Phương Đông, đồng thời có tham khảo các
văn kiện của Hội nghị hợp nhất do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đầu năm 1930”.
Tháng 11, Đảng đã đưa vấm đề dân tộc lên hàng đầu, đặt
vấn đề giải phóng dân tộc lên trên hết. “Trong cách mạng phản đế và điền địa ở
Đông Dương thì dân tộc Việt Nam là một dân tộc có lịch sử đấu tranh bất diệt với
giặc Pháp từ ngày Pháp chiếm đến nay, nên dân tộc phản đế trong nhân dân rất mạnh”.
Như vậy Đảng đã nhấn mạnh đấu tranh dân tộc. Vì khi ấy Đảng tiến hành tổ chức mặt
trận phản đế đồng minh nên việc tập hợp lực lượng từ các giai cấp là cần thiết,
đấu tranh giai cấp không còn quá nghiêm trọng. Nhưng đến tháng 12 năm 1930,
trong Thư của Trung ương gửi cho các cấp
Đảng bộ lại nhận định, đánh giá lại cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
và nhấn mạnh vấn đề đấu tranh giai cấp, xem các giai cấp tư sản, địa chủ phong
kến là và “định cách đối phó với giai cấp tư sản”, “tiêu diệt địa chủ” vì chúng
là mối “nguy hiểm cho phong trào cách mạng”. Quan điểm này tồn tại
suốt trong mấy năm trong Đảng.
Đến tháng 10-1936, Đảng Cộng Sản Đông Dương phục hồi lực
lượng sau sự khủng bố trắng của Pháp từ sau thất bại của cao trào 1930-1931.
Lúc này, văn kiện Chung quanh vấn đề chiến
sách mới đã đưa vấn đề dân tộc trở lại vị trí hàng đầu và xác định “đứng về
phương diện dân tộc bị áp bức, phương diện giai cấp bị bóc lột, ai cũng công nhận
đế quốc Pháp là địch nhân dữ nhất của nhân dân”. Đồng thời, văn kiện
cho rằng: “Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với cuộc cách
mạng điền địa”, nghĩa là không thể cho rằng “muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát
triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa cần phải đánh đổ đế
quốc” và khẳng định “lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng”. Do đó “chọn địch nhân
chính, nguy hiểm nhất, để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được
toàn thắng”. Đến lúc này, Đảng đã nhận thấy kẻ thù chính của dân tộc
là đế quốc Pháp nên đã tập trung mọi lực lượng để đánh kẻ thù chung của dân tộc,
đánh đế quốc Pháp. Vấn đề giai cấp cách mạng không còn được xem là nguồn xuất
phát của dân tộc cách mạng mà bây giờ được xem là một nhiệm vụ trong nhiệm vụ
này.
Từ năm 1936, quan điểm đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc
lên hàng đầu được xem là quan điểm thống nhất trong toàn Đảng. Trong các năm tiếp
theo, Đảng đã đề ra nhiều văn kiện để giương cao ngọn cờ dân tộc, đã đề cao đân
tộc cách mạng, thấy rõ mâu thuẫn cơ bản của xã hội. Cuộc đấu tranh giữa hai
quan điểm trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam về giải phóng dân tộc đến đây có
thể coi là thời điểm kết thúc. Bởi vì những năm sau, Đảng đã tập trung vào vấn
đề dân tộc, xem quan điểm giải phóng dân tộc là trực tiếp, là hàng đầu. Và thực
tiễn đã chứng minh và cho thấy đỉnh cao chiến thắng của cách mạng là Tổng khởi
nghĩa giành chính quyền tháng 1945 do Đảng lãnh đạo quần chúng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Hà Huy Tập một số tác phẩm. Hà Nội: Nxb. Chính trị
quốc gia, 2006.
2.
Hồ Chí Minh. Toàn tập. Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc
gia, 2000.
3.
Nhiều tác giả. Đảng Cộng Sản Việt Nam 80 năm xây dựng và
phát triển. Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia, 2010.
4.
Nhiều tác giả. Trần Phú, Tổng bí thư đầu tiên của Đảng,
một tấm gương bất diệt. Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, 2014.
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.