Trách nhiệm mất nước trước cuộc xâm lược của Thực dân Pháp là do ai?

Trong chặng đường suốt 4000 năm thăng trầm của lịch sử, dân tộc ta đã trải qua rất nhiều biến cố. Kể từ khi hình thành quốc gia đầu tiên cho đến những cuộc xâm lược của các thế lực ngoại bang, nhân dân ta luôn kiên cường, bền bỉ đấu tranh để giải phóng và bảo vệ lãnh thổ. Ta có thể thấy việc dựng nước đã khó nhưng giữ nước còn khó hơn. Lịch sử nước nhà đã chứng kiến biết bao cuộc đấu tranh oanh liệt và tàn khốc. Cũng phải kể đến việc đất nước ta trải qua ba lần mất nước và lần thứ ba này không phải rơi vào tay giặc phương Bắc mà đến từ phương Tây hùng mạnh với nền khoa học kĩ thuật tiên tiến.Việc nước ta vào tay thực dân Pháp vào nữa sau thế kỷ XIX, một phần là do nguyên nhân khách quan lại nhưng yếu tố quyết định lại đến từ nhân tố chủ quan, tức thái độ và đối sách của nhà Nguyễn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Sai lầm đó đã được lịch sử chứng minh.

Pháp tấn công cửa biển Thuận An (Huế)
Nguồn: 
.violet.vn
Hoàn cảnh lúc bấy giờ khi mà thế giới đang bước vào những năm cuối của thế kỉ 19, chủ nghĩa tư bản đang trên đà phát triển và chuyển sang giai đoạn đế quốc vì vậy nhu cầu về thị trường, thuộc địa rất lớn. Khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, với các điều kiện đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú luôn luôn là đối tượng dòm ngó, săn lùng, là miếng mồi ngon cho bọn tư bản háu lợi. Việt Nam cùng các nước trong khu vực phải đối đầu với nguy cơ xâm lược và cuối cùng trước sức tấn công quyết liệt của bè lũ tư bản phương Tây có ưu thế tuyệt đối về vũ khí đều lần lượt bị chúng thôn tính, chỉ trừ Thái Lan. Âm mưu xâm lược của tư bản Pháp bắt nguồn từ thế kỷ XVII và xúc tiến mạnh mẽ vào giữa thế kỷ XIX. Chủ trương cấm đạo Thiên Chúa của vua Nguyễn cộng thêm tình hình khủng hoảng xã hội ở Việt Nam và sự suy yếu của triều Tự Đức lúc này đã tạo điều kiện cho vua Pháp thực hiện ý định đánh chiếm Việt Nam.
Vậy tại sao nói lần mất nước thứ ba này, trách nhiệm lớn nhất là do nhà Nguyễn? Phải kể đến những lí do sau đây:
Thứ nhất, trước nạn xâm lược của các nước tư bản Phương Tây thì một số nước ở Châu Á tiến hành cải cách mở cửa giao lưu kinh tế để đưa đất nước phát triển đi lên. Còn một số khác lại chọn con đường giữ nguyên chính sách bảo thủ lạc hậu, bế quan tỏa cảng đối với việc giao thương về kinh tế và văn hóa. Triều Nguyễn đã chọn phương án thứ hai. Chính vì thế tình hình nước ta trước khi Pháp xâm lược đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến trên tất cả các mặt.
Điển hình như về kinh tế: Dân nghèo phiêu tán ngày càng tăng, ruộng bỏ hoang ngày càng nhiều, tình hình kinh tế sa sút, nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra triền miên làm cho đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực. Giữa thế kỷ XIX, chính triều Nguyễn chủ trương “ ức thương” dần dần “ bế quan tỏa cảng”.
Về chính trị: khi Nguyễn Ánh lên ngôi (1802)  đã tiến hành khôi phục sự thống trị của nhà Nguyễn trên toàn quốc gia thống nhất từ mũi Cà Mau đến Ải Nam Quan. Có thể nói, dưới triều Nguyễn, vua chính là “con trời”, có quyền lực tuyệt đối vậy nên vấn đề đối nội là tập trung quyền lực vào tay triều đình. Còn đối ngoại, thì thực hiện chính sách thần phục Trung Quốc và “ bế quan tỏa cảng”. àMột chính sách nội trị và ngoại giao bảo thủ, lạc hậu đã làm giảm sức đương đầu với những thử thách mới của chủ nghĩa tư bản thực dân đang ập tới.
Về văn hóa- xã hội: Triều Nguyễn dựa trên cơ sở ý thức hệ Nho giáo. Hệ giáo dục đã quá lỗi thời so với nền văn minh và khoa học tiên tiến của phương Tây. Trong quá trình trị vì các vua triều Nguyễn đã dùng pháp luật, quân đội và Nho giáo kìm kẹp nhân dân về mọi mặt trong trật tự của nền chuyên chế cực đoan đã gây ra mâu thuẫn xã hội.
Ngoài ra, triều đình không những bỏ ngoài tai những chính sách canh tân đất nước của triều thần như  Nguyễn Trường Tộ để làm cho đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu, mà còn làm tiềm lực quốc gia suy kiệt, hao mòn sức dân không còn khả năng phòng thủ ẫn đến việc dần dần để đất nước rơi vào tay giặc. Công bằng mà nói, không phải Tự Đức quay lưng hoàn toàn với cải cách, thái độ không phải lúc nào cũng thờ ơ với những điều tâm huyết trong cải cách. Trong thực tế, nhà vua cũng đã thi hành một số cải cách trong  các lĩnh vực kinh tế ( như mở các mỏ than, sắt; định ngạch thuế trong thương mại, lập Ty bình chuẩn trông coi công việc buôn bán, mua sắm vũ khí...). Tuy vậy, liệu giới sĩ phu và dân trí nói chung lúc bấy giờ có đủ trình độ và phẩm chất trí tuệ để nhận thức đúng về tình hình, thời thế, về những chỗ yếu, chỗ mạnh của xã hội Việt Nam và của chính giai cấp mình hay không? Thực chất mà nói, lời kêu cứu của Nguyễn Trường Tộ chỉ như là lời kêu cứu vô vọng trong sa mạc rộng lớn. Những đề án cải cách thường bị cho vào ngăn tủ rồi bị lãng quên hoặc nó được thực thi ở những điểm nào đó, nhưng cũng chỉ là nửa vời, vớt vát, không mang lại kết quả. những đề án cải cách thường bị cho vào ngăn tủ rồi bị lãng quên hoặc nó được thực thi ở những điểm nào đó, nhưng cũng chỉ là nửa vời, vớt vát, không mang lại kết quả.
Lý do thứ hai phải kể đến đó là triều Nguyễn không có nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo mà từng bước từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang để đi vào con đường thương lượng rồi dẫn đến đầu hàng .
Triều đình sai lầm trong chủ trương cầu viện bên ngoài, chủ yếu là nhà Thanh. Triều đình đã sử dụng đường lối thủ để hoà, ảo tưởng về kẻ thù, trông chờ vào lương tâm, hảo ý của địch nên đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác xuất phát từ những toan tính ích kỉ muốn bảo vệ quyền lợi dòng họ nên từ chỗ kháng cự yếu ớt đến đầu hàng. Nhìn vào các sự kiện lịch sử đã diễn ra ta có thể chứng minh được điều này. Đầu tiên là đồng ý kí bản hiệp ước Nhâm Tuất (6-1862) với tư tưởng sợ dân hơn sợ giặc. Với việc kí hòa ước 1862 đã gây tình trạng bất bình trong nhân dân. Rồi tiếp đó là hiệp bất bình đẳng Giáp Tuất năm 1874 . Chính thức nhường ba tỉnh miền Tây Nam Kì cho Pháp à Pháp đã xác định được quyền bảo hộ ở miền Nam đất nước. Tạo điều kiện cho Pháp mở rộng chiến tranh ra miền Bắc.Tiếp theo đó là hiệp ước Hác-măng năm 1883 với việc chia đất nước ta làm ba kì với ba chế độ thống trị khác nhauà  Hiệp ước năm 1883 về cơ bản đã khiến Việt nam đánh mất quyền tự chủ trong cả nước. Hiệp ước Pa-tơ-nốt năm 1884 nhằm xoa dịu dư luận nhưng thực chất vẫn là hiệp ước Hác-măngà Hiệp ước này cũng đánh dấu một điều là nước ta hoàn toàn rơi vào tay thực dân Pháp.
Xét toàn bộ điều kiện khách quan và chủ quan tác động đến việc kí hiệp ước, ta thấy triều Nguyễn đã gặp khó khăn hơn là thuận lợi. Hơn nữa, triều Nguyễn lại không biết xử lý tốt mối quan hệ giữa khó khăn và thuận lợi, thường lấy khó khăn làm lý do biện minh cho các hành động hèn nhát để thúc đẩy việc ký hiệp ước nhưng lại chưa tận dụng được cơ hội tận dụng nào để chuyển bại thành thắng, tạo sức ép với kẻ thù trên bàn thương lượng.
Thứ ba, nhà Nguyễn đã bỏ qua nhiều cơ hội để phản công và chống Pháp. Đó là vào năm 1860, khi quân đội của Pháp ở Gia Định còn rất ít và gặp nhiều khó khăn khi liên tục vấp phải sự kháng cự của nhân dân. Đây chính là cơ hội để quân triều đình phản công, thế nhưng thay vì tấn công quân Pháp chiếm thế thượng phong thì triều đình Huế lại gấp rút xây dựng Đại đồn Chí Hòa làm trung tâm để cố thủ.
Đầu năm 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân đang dân cao, do không nắm được tình hình thế giới đến đầu tháng 5/ 1862 triều đình Tự Đức xin “ nghị hòa” với quân Pháp. Chính điều này đã làm thực dân Pháp cũng phải thốt lên: “ May mắn thay, đang lúc phải đón đợi lấy một tình thế xấu thì Huế lại yêu cầu kí hòa ước”. Điển hình như ở các trận Cầu Giấy. Năm 1873, khi quân Pháp thất thủ, tướng Gác-ni-ê bỏ mạng, nước ta chiếm được lợi thế nhưng thay vì tiếp tục tấn công thì nhà Nguyễn lại đồng ý kí hiệp ước. Rồi đến năm 1883, cũng tại Cầu Giấy, với sự kháng chiến mạnh mẽ của nhân dân Ri-vi-e tử trận trên đường tiến về Hà Nội. Lợi thế một lần nữa về tay nước ta nhưng nhà Nguyễn vẫn không biết tận dụng mà đồng ý kí thêm một hiệp ước nữa, đẩy nước ta vào cảnh đô hộ.
à Do chính những chính sách sai lầm của triều đình đã làm cho các khả năng đề kháng và chiến thắng của quân dân ta ngày càng tiêu mòn, kẻ địch lấn lướt từ bước này tới bước khác để cuối cùng nuốt gọn nước ta. Và suốtquá trình chiến đấu đã ngày càng bộc lộ sự bất lực và phản động của triều đình Nguyễn chỉ sau một thời kỳ ngắn lãnh đạo nhân dân để chiến đấu, rõ ràng không ngoài mục đích giữ ngai vàng của dòng họ -đã nhanh chống trượt dài trên con đường nội bộ, cầu hòa để có thể đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước ngày càng phát triển.
 Thứ tư, nhà Nguyễn không biết cùng nhân dân tổ chức đánh giặc, không phát huy được khối đại đoàn kết dân tộc mà từ từ xa rời rồi tiến đến việc chống lại nhân dân. Sau khi Pháp chiếm Bắc kì lần thứ II, nhà Nguyễn đã ra lệnh cấm nhân dân chiến đấu, gọi các tướng lĩnh quay về triều đình. Theo sử nhà Nguyễn thì:  Tháng 7 năm 1862...từ khi đã định hòa ước rồi, Ngài (Tự Đức) truyền dụ Nam Kỳ nghỉ binh và đòi Trương Định ra Phú Yên...” .Nhưng Trương Định đã lâu mà không chịu về cung chức, bị cách chức hàm. Trên thực tế, ông đã từ chối thư dụ hàng của tướng Pháp, bất chấp chiếu vua ra lệnh bãi binh do Phan Thanh Giản truyền vào và rút quân về Gò Công, được nhân dân tôn là Bình Tây Đại Nguyên soái, lấy nơi này làm bản doanh, xây dựng các căn cứ địa kháng chiến.
Lí do thứ năm mặc dù không quyết định việc mất nước tuy nhiên ta vẫn phải kể đến, đó là việc Nguyễn Ánh trên con đường lưu vong trước sức tấn công của nghĩa quân Tây Sơn, đã phải bám víu vào tư bản Pháp háu lợi đang cùng tư bản các nước khác chạy đua tìm kiếm thuộc địa trong khu vực Viễn Đông. Bên cạnh đó việc Gia Long tranh thủsự viện trợ của Pháp cũng là một cơ hội tốt cho Pháp để ngày càng tăng cường chú ý đến Việt Nam, tìm cách xâm nhập ngày càng sâu sắc bằng hai con đường truyền giáo và buôn bán để đến khi có thời cơ thì hành động. Tuy nhiên, nguyên nhân này chỉ là nguyên nhân chủ quan, hoàn toàn ngoài ý muốn của Nguyễn Ánh khi cầu viện quân Pháp, nhưng nguyên nhân này hoàn toàn không quyết định việc nước ta bị tư bản Pháp thôn tính
 Qua những lí do trên, chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng trách nhiệm phần lớn là do triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ. Mặc dù vậy, vẫn có ý kiến cho rằng việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp là do trình độ dân trí của ta thấp kém so với thực dân Pháp, văn minh nông nghiệp Á Đông lạc hậu so với văn minh công nghiệp phương Tây. Khẳng định như vậy, không phản ánh đúng trách nhiệm chủ quan của nhà Nguyễn trong việc bảo vệ đất nước, điều đó chẳng khác nào là định mệnh, bất khả kháng. Đánh giá như vậy, chẳng khác nào việc mất nước là tất yếu, yếu thua mạnh, người văn minh chiến thắng người lạc hậu. Dù một điều không thể phủ nhận là các vua Nguyễn cũng đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm và thực hiện những biện pháp nhằm củng cố triều đại và bảo vệ quốc gia. Nhưng các vua nhà Nguyễn lại lựa chọn đường lối không phù hợp với xu thế và yêu cầu của xã hội Việt Nam đặt ra, để rồi không phát huy được khối đại đoàn kết dân tộc. Nhưng cũng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng chế độ phong kiến Việt Nam lúc đó đã khủng hoảng sâu sắc, khủng hoảng về mọi mặt khó có thể chống đỡ nổi trước âm mưu và hành động xâm lược của một đế quốc hùng mạnh – Pháp. Nhưng chính giai cấp phong kiến phải chịu về sự suy yếu này, trong triều kẻ bàn hòa, người bàn đánh, khi giặc đánh tới kinh thành mà còn mơ hồ không có cách đối phó, để rồi dần dần nước ta bị rơi hoàn toàn vào tay Pháp. Còn người đứng đầu – vua Tự Đức tuy có ý cải cách đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nhưng lại thiếu quyết đoán luôn luôn trong chờ vào ý kiến của quan lại trong triều, để rồi những cải cách của các nhà yêu nước như Nguyễn Trường Tộ với 58 bản điều trần nhưng cũng bị lãng quên trong ngăn tủ. Yêu nước nhưng không có biện pháp đúng đắn, sáng tạo để giữ nước, cuối cùng chính triều Nguyễn đặc biệt là vua Tự Đức đã làm cho việc mất nước từ không tất yếu trở thành tất yếu. Đây là trách nhiệm mà cũng là “tội”, mà triều đại phong kiến cuối cùng này phải chịu trước dân tộc trước dân tộc.
ô Tài liệu tham khảo:
-          Lịch sử việt nam cận hiện đại (1858 – 1975), Hà Minh Hồng, ĐHQGTPHCM, 2005.
-          Việt - Nam thời Pháp đô - hộ, Nguyễn Thế Anh, Thạc sĩ sử học, trưởng ban sử học đại học Văn khoa Saigon, tủ sách sử địa học, Lửa Thiêng xuất bản, 1970.
-          Internet.
-          ----------
           N. T. H

Nhận xét