Quá trình chuyển biến từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản của Nguyễn Ái Quốc (Phần kết luận)

          Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, tình hình Thế giới và Viêt Nam có nhiều chuyển. Thực dân Pháp nói riêng và các nước thực dân đang mở rộng lãnh thổ của mình. Từ năm 1884, Pháp hoàn toàn thôn tính Việt Nam. Chúng thi hành chính sách khai thác thuộc địa đối với nước ta. Các cuộc khởi nghĩa và phong trào liên tiếp nổ ra chống lại Pháp và bọn tay sai. Người thầy giáo trẻ Nguyễn Tất Thành ở Phan Thiết đã ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân.

Tàu Latouche Treville, con tàu đã đưa người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước từ Cảng Sài Gòn

          Khi còn ở trong nước, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã không đồng tình và có sự phê phán với cách làm của các bậc tiền bối đương thời, dù Người rất kính phục họ. Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc với phát điểm chỉ là một người Việt Nam yêu nước, sẵn sang hy sinh để cứu nước cứu dân. Trong khoảng thời gian bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã tìm hiểu kỹ về các cuộc cách mạng Mỹ 1776, cách mạng Pháp 1789. Nhưng Người nhận ra rằng những cuộc cách mạng đó vẫn chưa thực sự thành công, vì nhân dân lao động vẫn chưa hoàn toàn được giải phóng. Vậy nên, vấn đề lớn mà Nguyễn Ái Quốc luôn tìm kiếm lời giải đáp trong quá trình tìm đường cứu nước chính là cách mạng Việt Nam sẽ phải đi theo con đường nào, làm thế nào để giành lại độc lập cho dân tộc Việt Nam?
          Từ năm 1911 đến năm 1920 là giai đoạn Nguyễn Ái Quốc bôn ba khắp nơi, những hoạt động của Người đã được chúng tôi nêu trong bài đã chứng tỏ nhận thức chính trị của Người có một bước phát triển mạnh mẽ. Từ một người yêu nước, hiểu biết ít về cách mạng, Người đã bước đầu xác định con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Việc xác định được con đường đó phụ thuộc vào tư duy độc lập dân tộc, sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc, cùng với sự tác động rất lớn của Lenin và Cách mạng Tháng Mười đến tư tưởng và sự nghiệp của Người, bằng chính ‘Bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa’ của Lenin.
          Từ đây đã tạo ra bước ngoặt căn bản về chất trong sự phát triển về nhận thức, tư tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc: từ sự giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Marx-Lenin.  Chân lý về con đường cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc mà suốt 10 năm bôn ba đã được Nguyễn Ái Quốc tìm thấy: con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
          Người đã nhận thấy rằng: tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc cần phải gắn bó chặt chẽ với tinh thần quốc tế vô sản. Và vấn đề độc lập của dân tộc Việt Nam cũng cần phải gắn bó khắng khít với phong trào cách mạng thế giới. Những lý luận cách mạng đó đã được Nguyễn Ái Quốc hiện thực hóa trong quá trình hoạt động cách mạng tiếp sau đó của Người. Từ đó Người đã tích cực xúc tiến các công tác chuẩn bị cho những tiền đề cần thiết về tư tưởng, tổ chức, lãnh đạo, lực lượng cách mạng để thức hiện cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam.
          Như vậy, sự chuyển biến từ người yêu nước tiến bộ trở thành người cộng sản của Nguyễn Ái Quốc đã đánh dấu một mốc son quan trọng trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người và đồng thời góp phần không nhỏ trong việc đưa cách mạng Việt Nam đi đến thành công.
          Qua sự chuyển biến quan trọng đó, Nguyễn Ái Quốc được xem là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu học thuyết chủ nghĩa Marx-Lenin, vận dụng một cách đúng đắn và sáng tạo vào tình hình của dân tộc, truyển bá thành công chủ nghĩa Marx-Lenin về Việt Nam, đánh lùi các tư tưởng cứu nước sai lầm thời bấy giờ. Không những vậy, nó đã giúp chấm dứt thời kỳ dài bị khủng hoảng về đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc của cách mạng Việt Nam; xác định con đường cứu nước chân chính, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại; gắn chặt ngọn cờ độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội cho cách mạng Việt Nam. Và bằng việc thành lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc, đã góp phần to lớn trong việc tạo nên sự đoàn kết, thống nhất về tư tưởng, chính trị và tổ chức trong phong trào cách mạng nước ta, giữa cách mạng Việt Nam với các nước Đông Dương, và đặc biệt đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.

          Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta vẫn đang khẳng định đường lối đổi mới của Đảng đúng đắn; không ngừng sang tạo trên cơ sở kiên định là mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Hồ Chủ tịch đã tìm ra cho dân tộc; vận dụng sang tạo chủ nghĩa Marx-lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc cũng như tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; vì một mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
---------------------------
Trích dẫn từ một cuốn tiểu luận của sinh viên Khoa Lịch sử Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGTPHCM.

Nhận xét