Ngày 23 tháng chạp hằng năm là ngày đưa tiễn ông Táo, ông Công về trời, tâu cùng Ngọc Hoàng về việc làm của nhà nhà sau một năm. Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn bạn đọc một vài vấn đề của ngày này và làm rõ ý nghĩa. Đặc biệt là nguồn gốc của từ "ông Công, ông Táo", ý nghĩa mâm cúng, ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp, ý nghĩa của tục thả cá chép...
1. Nguồn gốc của từ "ông Công, ông Táo"
Trao đổi với PV, TS.Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết, trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.
Theo Truyền thuyết Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép cụ thể, chi tiết hơn như sau:
Có người tên Trọng Cao có vợ là Thị Nhi sống với nhau đã lâu nhưng không có con, nên sinh ra buồn phiền và hay cãi cọ. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ, Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại thấy mình cũng có lỗi, bèn đi tìm vợ, nhưng tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên đành phải đi ăn xin.
Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi mời Trọng Cao vào nhà, hai người kể mọi chuyện cho nhau nghe và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng. Khi Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao nấp trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo. Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết cùng vợ.
Linh hồn của ba người được đưa lên Thượng đế. Thượng đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là Định phúc Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một công việc:
- Phạm Lang làm thổ công, trông coi việc bếp. Danh hiệu là: Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân.
- Trọng Cao làm thổ địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu là: Thổ địa long mạnh tôn thần.
- Thị Nhi làm thổ kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu là: Ngũ phương ngũ thổ phúc đức thánh thần.
Trong bếp ngày xưa, thường có ba ông đầu rau-tức là ba hòn đất nặn dùng để kê nồi xanh đun bếp, trong đó hai hòn nhỏ hơn hòn kia. Nhân dân có tục lệ thờ 2 ông 1 bà và ngày 23 tháng chạp hàng năm làm lễ Táo Quân, tế ông Công, ông Táo lên chầu trời... Đây được coi là ảnh hưởng của phong tục thờ thần lửa, một phong tục có từ lâu đời.
Nguồn: https://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/nguon-goc-y-nghia-tet-ong-cong-ong-tao-ngay-23-thang-chap-n20180205123703973.htm
2. Tại sao đưa Táo quân vào ngày 23 tháng chạp?
Theo ông Thịnh phân tích, ngày Âm lịch là theo Mặt trăng, ngày Dương lịch là theo Mặt trời. Mặt trời, Trái đất, Mặt trăng là 3 hành tinh có ảnh hưởng trực tiếp đến con người cũng như thời tiết. Trái đất quay quanh Mặt trời theo chiều ngược với chiều quay của kim đồng hồ, 1 vòng khép kín là hơn 365 ngày. Lấy đó làm lịch Dương – lịch theo Mặt trời.
Ba hành tinh Mặt trời – Mặt trăng – Trái đất có thời điểm sẽ ở trên một đường trục. Thời điểm đó trong ngày được tính từ giờ Tý đến giờ Hợi. Chệch thời điểm đó không phải là ngày đó nữa mà là ngày khác. Hơn nữa, hiện nay khoa học kỹ thuật cũng xác định được: Quỹ đạo và chu kỳ của Mặt trăng và Quả đất mà dự đoán chính xác về Nhật thực và Nguyệt thực.
Lịch âm tính theo sự chuyển động của Trái đất và Mặt trăng. Đó là ngày mà Trái đất và Mặt trăng ở quỹ đạo vô hình, lặp đi lặp lại… từ cổ xưa đến nay, không hề thay đổi. Từ xưa đến nay con người đã theo quy luật của “Quỹ đạo vô hình” này mà dự đoán được Nhật thực, Nguyệt thực, sao Chổi khi nào, ở đâu thì “thấy nó”…
Đến ngày mồng Một, hôm Rằm, ngày Tết Nguyên đán, ngày Rằm tháng Bảy “xá tội vong nhân”, ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Táo “chầu Trời”… đến ngày giỗ của người chết… Tháng sau – tháng trước, năm trước – năm sau… đến ngày đó thì Trái đất – Mặt trăng lặp lại.
Ngày 23 tháng Chạp theo cổ nhân là ngày “mở cổng trời” tức là thời điểm 3 hành tinh: Mặt trời – Mặt trăng – Trái đất ở trên một quỹ đạo nào đó. Vậy câu hỏi đặt ra là chệch ngày đó thì cổng Trời có mở không. Ông Công, ông Táo nhà nào lên chệch ngày, thì cổng trời đóng, chưa mở.
Vậy có vào được không? Không vào được thì sao tâu được với Ngọc Hoàng…? Điều này cũng tương tự như ở dương thế, giống như UBND phường chỉ cấp chứng nhận vào thứ 2, mà chủ nhật đã đến phường thì có được việc hay không? Vì vậy, theo ông Thịnh, nên cúng đúng ngày tại nhà mình là tốt nhất.
Nguồn:https://vtc.vn/tai-sao-lai-cung-ong-cong-ong-tao-vao-ngay-23-thang-chap-d298792.html
Ngày nay, do những yếu tố khách quan như công việc, học tập nên không phải nhà nào cũng có thể cúng Táo quân đúng ngày mà thường sẽ cúng trước. Vậy cúng Táo quân trước ngày 23 có được không?
Chia sẻ về vấn đề này Tiến sĩ Trần Phương, giảng viên khoa Văn hóa và phát triển của Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: "Tùy vào điều kiện thời gian của mỗi gia đình mà lựa chọn ngày, giờ cúng là khác nhau. Các gia đình hoàn toàn có thể cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp khoảng 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên cúng muộn hơn 23 giờ đêm ngày 23 tháng Chạp".
Tiến sĩ Phương cũng chia sẻ thêm rằng mỗi năm chỉ có một ngày Ngọc Hoàng nghe các Táo báo cáo, do đó Táo quân cần phải lên thiên đình đúng giờ để kịp vào chầu. Nếu Táo nào lên thiên đình sớm thì phải chờ đến ngày thiết triều và táo nào lên muộn thì không tham gia được. Chính vì thế các gia đình không nên cúng sau ngày hai ba.
Nguồn: https://baomoi.com/vi-sao-gia-dinh-viet-nen-cung-ong-cong-ong-tao-som-truoc-vai-ngay-khong-cung-muon-hon-toi-23/c/24848481.epi
3. Mâm cúng trên bàn thờ Táo quân trong ngày 23 tháng chạp
Theo quan niệm của người Việt Nam, ba vị thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này phụ thuộc vào việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Tuy nhiên, lễ cúng gồm những gì, sắm đồ lễ, mâm lễ ra sao không phải ai cũng biết bởi mỗi gia đình, mỗi địa phương lại có những quan niệm khác nhau.
Lễ vật
Lễ vật cúng Táo công truyền thống gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà.
Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn.
Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ.
Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.
Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công.
Riêng với những gia đình có trẻ con, người ta thường cúng thêm một con gà luộc, phải là loại gà trống mới tập gáy ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang.
Ngoài ra, các nhà chuẩn bị phương tiện cho ông Táo về chầu trời. Tuy nhiên tùy thuộc phong tục mỗi miền lại có quan niệm khác nhau.
Ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ "phóng sinh" sau khi cúng.
Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ.
Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.
Mâm cổ
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc.
Tùy theo từng gia cảnh, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...v...v) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc..v...v..) để tiễn Táo công.
Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là thời điểm kết thúc một năm lao động, hoàn tất mọi công việc bận rộn của một năm để tiễn Táo quân lên báo cáo trên Thiên đình.
Vì vậy, mỗi gia đình cần phải chuẩn bị một mâm cỗ đầy đủ để tiễn các thần đi.
Mâm lễ cỗ mặn cúng ông Công ông Táo thường bao gồm:
1 đĩa gạo
1 đĩa muối
1 đĩa hoa quả
1 quả bưởi
1 lọ hoa cúc
1 lọ hoa đào nhỏ
1 quả cau, lá trầu
3 chén rượu
1 ấm trà sen
1 bát canh mọc
1 bát canh măng
1 đĩa chè kho
1 đĩa giò
1 đĩa xào thập cẩm
1 đĩa xôi gấc
5 lạng thịt vai luộc
Mâm lễ cúng ông Công ông Táo, nhiều người thay thịt vai luộc bằng một con gà luộc ngậm hoa hồng hoặc chủ động thay những món ăn truyền thống như bánh chưng, xôi vò, canh bóng, hành muối, thịt đông, thịt kho, cá kho riềng,… hoặc các gia vị mắm muối, trà, hoa,….
Trong ban thờ, ngoài các lễ vật, các gia đình cần chuẩn bị văn khấn Nôm cúng Táo Quân và hương nhang đầy đủ. Mâm lễ vật chủ yếu là lòng thành, vì thế nếu gia đình không có điều kiện, có thể giản lược bớt miễn sao đủ 3 đồ lễ và mỗi bát hương phải đủ một nén.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ, các gia đình chú ý cúng ông Táo phải đặt trong bếp, khi cúng bếp phải cho cháy rực, mâm cỗ đề huề thể hiện sự ấm no quanh năm đủ đầy. Có người thì vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ.
4. Ý nghĩa của việc thả cá chép
Theo truyền thuyết kể lại rằng: "Hàng năm, Táo quân được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm thiện - ác của loài người.
Sau đó, cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người". Đến đêm Giao thừa, Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.
Bởi thế, cứ đến ngày Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ cúng cá chép. Người dân thường chuẩn bị một đôi hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác.
Sau khi cúng xong sẽ đem "phóng sinh" ở sông, ao, hồ, nghĩa là để đưa ông Táo về trời.
Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng" còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp. Ngoài ra, tục thả cá chép trong ngày 23 tháng Chạp còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt.
Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, mà còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.
Thả cá chép đúng là thả từ từ, nhẹ nhàng xuống sông hồ để cá còn có cơ hội được sống. Nhiều người cẩn thận còn thắp hương cầu khấn những điều tốt lành cho bản thân, gia đình rồi mới từ từ để cá chép bơi xuống mặt nước với lòng thành kính, thiêng liêng nhất. Có như vậy mới mong tìm được sự bình an trong tâm linh và bảo vệ môi trường sống xung quanh.
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/gia-dinh/tuc-le-tha-ca-chep-ngay-cung-ong-cong-ong-tao-co-y-nghia-gi-352234.html#inner-article
Biên tập: Trần Hoàng
1. Nguồn gốc của từ "ông Công, ông Táo"
Trao đổi với PV, TS.Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết, trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.
Theo Truyền thuyết Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép cụ thể, chi tiết hơn như sau:
Có người tên Trọng Cao có vợ là Thị Nhi sống với nhau đã lâu nhưng không có con, nên sinh ra buồn phiền và hay cãi cọ. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ, Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại thấy mình cũng có lỗi, bèn đi tìm vợ, nhưng tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên đành phải đi ăn xin.
Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi mời Trọng Cao vào nhà, hai người kể mọi chuyện cho nhau nghe và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng. Khi Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao nấp trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo. Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết cùng vợ.
Linh hồn của ba người được đưa lên Thượng đế. Thượng đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là Định phúc Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một công việc:
- Phạm Lang làm thổ công, trông coi việc bếp. Danh hiệu là: Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân.
- Trọng Cao làm thổ địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu là: Thổ địa long mạnh tôn thần.
- Thị Nhi làm thổ kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu là: Ngũ phương ngũ thổ phúc đức thánh thần.
Trong bếp ngày xưa, thường có ba ông đầu rau-tức là ba hòn đất nặn dùng để kê nồi xanh đun bếp, trong đó hai hòn nhỏ hơn hòn kia. Nhân dân có tục lệ thờ 2 ông 1 bà và ngày 23 tháng chạp hàng năm làm lễ Táo Quân, tế ông Công, ông Táo lên chầu trời... Đây được coi là ảnh hưởng của phong tục thờ thần lửa, một phong tục có từ lâu đời.
Nguồn: https://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/nguon-goc-y-nghia-tet-ong-cong-ong-tao-ngay-23-thang-chap-n20180205123703973.htm
2. Tại sao đưa Táo quân vào ngày 23 tháng chạp?
Theo nghiên cứu của ông Trường Thịnh - nguyên cán bộ Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, xuất phát từ quan niệm dân gian của ta “trần sao âm vậy” nên dân ta thường làm lễ cúng tổ tiên, ông bà và thần bếp vào ngày 23 tháng Chạp trước ngày giao thừa để sau khi báo cáo, thần bếp sẽ trở về tiếp tục cai quản công việc gia đình trong năm mới.
Theo ông Thịnh phân tích, ngày Âm lịch là theo Mặt trăng, ngày Dương lịch là theo Mặt trời. Mặt trời, Trái đất, Mặt trăng là 3 hành tinh có ảnh hưởng trực tiếp đến con người cũng như thời tiết. Trái đất quay quanh Mặt trời theo chiều ngược với chiều quay của kim đồng hồ, 1 vòng khép kín là hơn 365 ngày. Lấy đó làm lịch Dương – lịch theo Mặt trời.
Ba hành tinh Mặt trời – Mặt trăng – Trái đất có thời điểm sẽ ở trên một đường trục. Thời điểm đó trong ngày được tính từ giờ Tý đến giờ Hợi. Chệch thời điểm đó không phải là ngày đó nữa mà là ngày khác. Hơn nữa, hiện nay khoa học kỹ thuật cũng xác định được: Quỹ đạo và chu kỳ của Mặt trăng và Quả đất mà dự đoán chính xác về Nhật thực và Nguyệt thực.
Lịch âm tính theo sự chuyển động của Trái đất và Mặt trăng. Đó là ngày mà Trái đất và Mặt trăng ở quỹ đạo vô hình, lặp đi lặp lại… từ cổ xưa đến nay, không hề thay đổi. Từ xưa đến nay con người đã theo quy luật của “Quỹ đạo vô hình” này mà dự đoán được Nhật thực, Nguyệt thực, sao Chổi khi nào, ở đâu thì “thấy nó”…
Đến ngày mồng Một, hôm Rằm, ngày Tết Nguyên đán, ngày Rằm tháng Bảy “xá tội vong nhân”, ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Táo “chầu Trời”… đến ngày giỗ của người chết… Tháng sau – tháng trước, năm trước – năm sau… đến ngày đó thì Trái đất – Mặt trăng lặp lại.
Ngày 23 tháng Chạp theo cổ nhân là ngày “mở cổng trời” tức là thời điểm 3 hành tinh: Mặt trời – Mặt trăng – Trái đất ở trên một quỹ đạo nào đó. Vậy câu hỏi đặt ra là chệch ngày đó thì cổng Trời có mở không. Ông Công, ông Táo nhà nào lên chệch ngày, thì cổng trời đóng, chưa mở.
Vậy có vào được không? Không vào được thì sao tâu được với Ngọc Hoàng…? Điều này cũng tương tự như ở dương thế, giống như UBND phường chỉ cấp chứng nhận vào thứ 2, mà chủ nhật đã đến phường thì có được việc hay không? Vì vậy, theo ông Thịnh, nên cúng đúng ngày tại nhà mình là tốt nhất.
Nguồn:https://vtc.vn/tai-sao-lai-cung-ong-cong-ong-tao-vao-ngay-23-thang-chap-d298792.html
Ngày nay, do những yếu tố khách quan như công việc, học tập nên không phải nhà nào cũng có thể cúng Táo quân đúng ngày mà thường sẽ cúng trước. Vậy cúng Táo quân trước ngày 23 có được không?
Chia sẻ về vấn đề này Tiến sĩ Trần Phương, giảng viên khoa Văn hóa và phát triển của Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: "Tùy vào điều kiện thời gian của mỗi gia đình mà lựa chọn ngày, giờ cúng là khác nhau. Các gia đình hoàn toàn có thể cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp khoảng 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên cúng muộn hơn 23 giờ đêm ngày 23 tháng Chạp".
Tiến sĩ Phương cũng chia sẻ thêm rằng mỗi năm chỉ có một ngày Ngọc Hoàng nghe các Táo báo cáo, do đó Táo quân cần phải lên thiên đình đúng giờ để kịp vào chầu. Nếu Táo nào lên thiên đình sớm thì phải chờ đến ngày thiết triều và táo nào lên muộn thì không tham gia được. Chính vì thế các gia đình không nên cúng sau ngày hai ba.
Nguồn: https://baomoi.com/vi-sao-gia-dinh-viet-nen-cung-ong-cong-ong-tao-som-truoc-vai-ngay-khong-cung-muon-hon-toi-23/c/24848481.epi
3. Mâm cúng trên bàn thờ Táo quân trong ngày 23 tháng chạp
Theo quan niệm của người Việt Nam, ba vị thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này phụ thuộc vào việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Tuy nhiên, lễ cúng gồm những gì, sắm đồ lễ, mâm lễ ra sao không phải ai cũng biết bởi mỗi gia đình, mỗi địa phương lại có những quan niệm khác nhau.
Lễ vật
Lễ vật cúng Táo công truyền thống gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà.
Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn.
Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ.
Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.
Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công.
Riêng với những gia đình có trẻ con, người ta thường cúng thêm một con gà luộc, phải là loại gà trống mới tập gáy ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang.
Ngoài ra, các nhà chuẩn bị phương tiện cho ông Táo về chầu trời. Tuy nhiên tùy thuộc phong tục mỗi miền lại có quan niệm khác nhau.
Ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ "phóng sinh" sau khi cúng.
Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ.
Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.
Mâm cổ
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc.
Tùy theo từng gia cảnh, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...v...v) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc..v...v..) để tiễn Táo công.
Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là thời điểm kết thúc một năm lao động, hoàn tất mọi công việc bận rộn của một năm để tiễn Táo quân lên báo cáo trên Thiên đình.
Vì vậy, mỗi gia đình cần phải chuẩn bị một mâm cỗ đầy đủ để tiễn các thần đi.
Mâm lễ cỗ mặn cúng ông Công ông Táo thường bao gồm:
1 đĩa gạo
1 đĩa muối
1 đĩa hoa quả
1 quả bưởi
1 lọ hoa cúc
1 lọ hoa đào nhỏ
1 quả cau, lá trầu
3 chén rượu
1 ấm trà sen
1 bát canh mọc
1 bát canh măng
1 đĩa chè kho
1 đĩa giò
1 đĩa xào thập cẩm
1 đĩa xôi gấc
5 lạng thịt vai luộc
Mâm lễ cúng ông Công ông Táo, nhiều người thay thịt vai luộc bằng một con gà luộc ngậm hoa hồng hoặc chủ động thay những món ăn truyền thống như bánh chưng, xôi vò, canh bóng, hành muối, thịt đông, thịt kho, cá kho riềng,… hoặc các gia vị mắm muối, trà, hoa,….
Trong ban thờ, ngoài các lễ vật, các gia đình cần chuẩn bị văn khấn Nôm cúng Táo Quân và hương nhang đầy đủ. Mâm lễ vật chủ yếu là lòng thành, vì thế nếu gia đình không có điều kiện, có thể giản lược bớt miễn sao đủ 3 đồ lễ và mỗi bát hương phải đủ một nén.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ, các gia đình chú ý cúng ông Táo phải đặt trong bếp, khi cúng bếp phải cho cháy rực, mâm cỗ đề huề thể hiện sự ấm no quanh năm đủ đầy. Có người thì vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ.
4. Ý nghĩa của việc thả cá chép
Theo truyền thuyết kể lại rằng: "Hàng năm, Táo quân được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm thiện - ác của loài người.
Sau đó, cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người". Đến đêm Giao thừa, Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.
Bởi thế, cứ đến ngày Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ cúng cá chép. Người dân thường chuẩn bị một đôi hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác.
Sau khi cúng xong sẽ đem "phóng sinh" ở sông, ao, hồ, nghĩa là để đưa ông Táo về trời.
Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng" còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp. Ngoài ra, tục thả cá chép trong ngày 23 tháng Chạp còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt.
Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, mà còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.
Thả cá chép đúng là thả từ từ, nhẹ nhàng xuống sông hồ để cá còn có cơ hội được sống. Nhiều người cẩn thận còn thắp hương cầu khấn những điều tốt lành cho bản thân, gia đình rồi mới từ từ để cá chép bơi xuống mặt nước với lòng thành kính, thiêng liêng nhất. Có như vậy mới mong tìm được sự bình an trong tâm linh và bảo vệ môi trường sống xung quanh.
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/gia-dinh/tuc-le-tha-ca-chep-ngay-cung-ong-cong-ong-tao-co-y-nghia-gi-352234.html#inner-article
Biên tập: Trần Hoàng
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.