Sự khác nhau về thái độ của chính phủ Pháp và lực lượng viễn chinh Pháp trong tiến trình xâm lược Việt Nam
Từ
năm 1858, Pháp đã tiến hành xâm lược nước ta. Pháp đã không đề ra được một
chính sách chủ trương cụ thể nào cho các tướng lãnh Pháp chỉ huy quân viễn
chinh. Tháng 7/1857, Napoléon III quyết định vũ trang cam thiệp Việt Nam với lý
do “bảo vệ quốc thể, bảo vệ đạo, khai hóa văn minh”. Chính phủ Pháp ra lệnh cho
người cầm quân viễn chhinh – khi đó là Rigault de Genouilly – tấn công và chiếm
Đà Nẵng. Vì cho rằng nơi đây là nơi quan trọng, chiếm được nơi đây thì sẽ đưa cả
triều đình Huế đến với ý chí thỏa hiệp. Nhưng kế hoạch chiếm như thế nào, cũng
như xử lý bang giao giữa hai nước như thế nào thì đó là việc của đô đốc đó,
chính phủ không đưa ra cụ thể.
Nói
một cách khác, chính phủ Pháp chỉ đề ra mục tiêu chứ không đề ra cách thức thực
hiện mục tiêu đó. Việc thực hiện mục tiêu đó như thế nào thì là do chính người
cầm quyền quân viễn chinh thi thành. Tuy nhiên, nó cũng đã dẫn đến tình trạng
“bộ tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp đã có những hành động do dự trù trừ”.
Nhưng cũng xuất hiện không ít tình huống chính quân viễn chinh đưa chính phủ
vào “tình huống đã rồi”. Tình trạng này xuất hiện sau khi hiệp ước Nhâm Tuất được
kí kết giữa chính phủ Pháp và triều đình Huế. Điều đó cho thấy thái độ giữa
chính phủ và lực lượng viễn chi trong tiến trình xâm lược Việt Nam đối nghịch
nhau.
1)
Trong khi đang say lầy ở Gia Định thì xảy ra rắc rối với Trung Quốc, Pháp cần lực
lượng để cùng Anh liên quân viễn chinh đánh Trung Quốc. Khi đó Pháp đã rút hết
quân ở Đà Nẵng về, đồng thời rút quân ở Gia Định chừa lại một đội quân nhỏ để cố
thủ trước sự tấn công của quân Việt Nam dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương.
“Chính phủ Pháp khi đó muốn rút quân ra khỏi Việt Nam, nhưng Rigault de
Genouilly cố gắng biện hộ cho sự duy trì sự hiện diện của quân Pháp tại
Saigon”. Do đó, quân Pháp đã trở lại với lực lượng nhằm cũng cố sự chiếm cứ của
Pháp ở Việt Nam. Sự kiên trì của lực lượng viễn chinh đã thúc giục chính phủ
Pháp đồng ý để quân Pháp ở lại Việt Nam. Chính sự kiên trì ban đầu của lực lượng
viễn chinh đã tạo ra sự thắng lợi liên tiếp sau này.
Sau
khi, lực lượng viễn chinh Pháp do Rigault de Genouilly chỉ huy đã chiếm được ba
tỉnh miền Đông Nam Kỳ và các đảo Côn Lôn, cùng với những điều khoản có lợi cho
Pháp trong hiệp ước Nhâm Tuất thì “Chính phủ Pháp lại rất thỏa mãn, vì hòa ước
đã khiến cho Pháp những kết quả tốt đẹp quá sự dự đoán của chính phủ”.
2)
Sau khi chiếm ba tỉnh miền đông Nam kỳ, lực lượng viễn chinh Pháp muốn chiếm
nót ba tỉnh tây Nam kỳ, biến Nam kỳ thành thuộc địa của Pháp. Nhưng khi đó
chính phủ Pháp không muốn tiến hành một cuộc chiến võ trang, vì “tình hình Âu
châu trở nên rắc rối, không cho phép nước Pháp nghĩ đến chuyện bắt đầu một cuộc
chiến tranh thuộc địa. Kinh nghiệm khiến chính phủ Pháp thấy là, muốn đạt được
hòa ước 1862, đã phải mất những 4 năm chiến tranh; trong lúc chính phủ Pháp
đang gặp khó khăn ở Âu châu, dư luận ở chắc chắn sẽ không tán hành một cuộc chiến
tranh mới ở Nam kỳ”.
Do
đó, lực lượng viễn chinh Pháp dưới sự chỉ huy của La Grandière đã tìm mọi cách
để chiếm bằng được ba tỉnh tây Nam kỳ. Sau nhiều lần thương thuyết với triều
đình Huế không được kết quả như mong muốn, quân viễn chinh Pháp tiến hành chiến
tranh võ trang. “Chỉ trong vòng 4 ngày, quân Pháp đã chiếm lấy 3 tỉnh miền Tây
mà không mất một binh sĩ hay tốn một viên đạn”.
3)
Sau khi chiếm toàn toàn Nam kỳ, lực lượng viễn chinh Pháp muốn tiến ra Bắc kỳ với
âm mưu làm tăng sự ảnh hưởng của mình, đe dọa triều đình Huế, tạo nên sự thông
thương tự do và làm cho sự phát triển ở Gia Định hơn. Nhưng chính phủ Pháp “phản
đối mọi cuộc viễn chinh mới lúc bấy giờ vì phải đương đầu với nhiều khó khăn nội
bộ… Pháp không có quân đội và cũng không có những phương diện tài chính để tài
trợ cho sự can thiệp vào Bắc kỳ”.
Lực
lượng viễn chinh khi ấy dưới sự chỉ huy của Dupré đã có thái độ kiên quyết chiếm
bằng được Bắc kỳ, ông không “nản lòng” trước sự cấm đoán của chính phủ Pháp.
Ông đã điên thư về Paris sẽ chiếm thành công Bắc kỳ, không cần sự “viện trợ”
nào và khẳng định “thành công chắc chắn”. Vầ cuối cùng, lực lượng viễn chinh đã
chiếm được Bắc kỳ đi từ vụ giải quyết tranh chấp giữa Dupuis với triều đình Huế
đến việc tướng Pháp nổ súng xâm lược toàn cõi Bắc kỳ. Một hiệp ước mới được ký
kết, khẳng định toàn bộ Nam kỳ thuộc Pháp. Giải quyết được một phần mục tiêu lần
này của lực lượng viễn chinh Pháp.
4)
Dư luận Pháp từ sau năm 1874, đã có những thay đổi làm cho chính phủ Pháp phải
xem xét và thực thi quyền bảo hộ trên đất Bắc kỳ. Do đó, chính phủ Pháp “nhân danh
hiệp ước được kí kết năm 1874 mà đặt sự bảo hộ trên xứ Bắc kỳ để tái thiết trật
tự tại đây” và đến năm 1882, chính phủ Pháp đã cho phép quân viễn chinh mang
quân ra Bắc kỳ can thiệp vào một số vấn đề bảo vệ thương nhân trước sự tống tiền
của giặc khách. Cho đến lúc này, thái độ
của chính phủ Pháp và lực lượng viễn chinh Pháp tương đồng với nhau. Vì nước
Pháp cơ bản đã ổn định tình hình nhiều hơn những năm trước đó.
Tóm
lại, thái độ của chính phủ Pháp và lực lượng viễn chinh Pháp tuy có sự khác
nhau rõ rệt trong tiến trình xâm lược thì đến năm 1883 – 1884 thì chúng đã xuất
hiện những nét tương đồng.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
Đào Duy Anh
Lịch sử Việt Nam (từ nguồn gốc đến thế kỉ XI. - Hà Nội : NXB. Khoa học
xã hội, 2013.
Hà Minh Hồng Lịch
sử Việt Nam cận hiện đại (1858 - 1975). - Hồ Chí MIinh : Đại học quốc
gia, 2005.
Nuyễn Thế Anh Việt
Nam thời Pháp đô hộ. - Hồ Chí Minh : NXB. Văn học, 2008.
Trần Hoàng
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.