Cuối thế kỉ XIX, sau khi bình định xong Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Trước hết, chúng cần có một nguồn nhân công rẻ mạt thường xuyên. Để đạt được mục đích, thực dân Pháp đã chủ trương gạt bỏ người nông dân ra khỏi ruộng đất và xóm làng của họ. Chúng thực hiện chính sách chiếm đoạt ruộng đất, đồng thời chúng mở hàng loạt những công trường nhằm phục vụ cho công cuộc đánh chiếm và khai thác nước ta sau này để thu hút số nhân lực trong tầng lớp nông dân bị chúng làm phá sản. Chúng không từ một thủ đoạn nào để bần cùng hóa người nông dân, làm cho họ rơi vào cảnh điêu đứng. Trước tình cảnh đó, người nông dân phải tìm cách thoát thân. Hoặc là buộc phải bỏ làng mạc quê hương ra đi tìm việc làm ở các công trường, xí nghiệp, hầm mỏ, hoặc còn chút đất thì bán đi rồi làm "tá điền" lĩnh canh, nộp tô cho địa chủ. Con đường mà người nông dân lựa chọn lúc này cũng khá phổ biến là đi làm "phu". Từ đó người nông dân trở thành một lớp người mới, người công nhân dưới hai hình thức khác nhau:
Thứ nhất: phu, công nhân tự do, hay tình nguyện, có 3 mức độ khác nhau:
- Phu tự do: công nhân tự do, hoặc những người tình nguyện; là những người nông dân tình nguyện chọn lựa con đường "tình nguyện" làm công nhân.
- Phu, "bán công nhân", hay nhân công lao động theo mùa: là những người phu công nhân vẫn còn ít ruộng đất, lĩnh canh, tranh thủ lúc nông nhàn đi làm thuê cho chủ xưởng công trường , hầm mỏ, xí nghiệp...
- Những người nông dân đến làm việc trong các công trường, hầm mỏ, xí nghiệp bằng con đường "tuyển mộ" và cũng được gọi là "phu tự do".
Thứ hai: phu, công nhân "cưỡng bức", chia thành ba loại như sau:
- Loại phụ "cưỡng bức" thứ nhất là do Nghị định của kinh lược Bắc Kì kí ngày 18-10-1986 quy định mỗi năm mỗi người dân phải đi phụ 48 ngày. Phủ phải hoàn toàn tự túc. Phụ làm không có thời hạn và tính chất làm khoán. Lớp phủ này chủ yếu phục vụ làm đường, xây dồn bốt. Làm xong công trình phụ có thể trở về làng xã. Nếu bỏ trốn trước khi công việc hoàn thành, chức dịch các nơi có phụ bỏ trốn phải bổ sung lại bằng cách "cưỡng bức" số nông dân khác.
- Loại phu "cưỡng bức" thứ hai: xuất hện khi thực dân Pháp bắt đầu xây dựng đường sắt Lạng Sơn(1890) để khai thác thuộc địa. Đây là loại "phu mộ" mang tính chất "cưỡng bức". Thời hạn đi phu lúc ban đầu là một tháng, sau tăng lên 2 tháng rồi ba tháng. Phu được hưởng lương công nhật và chỉ được tính từ ngày bắt đầu làm việc. So với phu tự do, họ đã trả lương cao hơn. Khi ốm đau, họ vẫn được trả lương và tiêu chuẩn gạo ăn hằng ngày. Nhưng thực chất, số tiền phí tổn cho phu ốm đó, chủ tư bản Pháp đã lấy tiền lương của phu bỏ trốn.
-Loại phụ "cưỡng bức" thứ ba là loại "phụ tù". Đó là loại phụ lấy từ tù nhân. Có hai loại tù thường phạm: lao động trong các công trình công cộng như làm vường hoa, quét dọn đường phố, dinh thự... Còn tù dài hạn hay tù khổ sai thì trở thành phụ trong những hầm mỏ. Phu tù làm việc theo hợp đồng được ký kết giữa nhà cầm quyền thực dân với chủ cơ sở sản xuất, họ không được trả lương mà chỉ được phát gạo và một ít tiền ít ỏi để mua thực phẩm phụ ở nơi ngày làm việc.
Như vậy, người nông dân Việt Nam, trong quá trình bình định và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, đã trở thành người công nhân, và bị phân hóa thành 3 loại như đã trình bày. Sự chuyển hóa của người nông dân thành lớp người lao động mới hay người công nhân đó diễn ra trong lúc phong trào kháng Pháp của nhân dân ta đang sôi nổi, nhất là ở những tỉnh đồng bằng Bắc Kì, nơi tập trung người nhất và là nơi cung cấp nhân công lí tưởng nhất của thực dân Pháp. Vì vậy, họ cũng chịu ảnh hưởng của thời kì lịch sử, của môi trường lịch sử đó. Đến năm 1928, lực lượng của công nhân ở Việt Nam đã đông lên 220.000 người, ngoài ra còn hàng vạn lao động bán chuyên nghiệp, lao động một mùa. Đội ngũ công nhân ấy lao động trong nhiều nghành kinh tế thuộc địa, chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của chủ nghĩa tư bản Pháp ở Việt Nam, trên khắp cả các vùng kinh tế ở cả ba kì Bắc - Trung - Nam của Việt Nam.
Trích từ Ths. Vương Quốc Khanh, Mấy vấn đề giai cấp công nhân Việt Nam trong Trường Đại học Thủ Dầu Một, TS. Nguyễn Văn Hiệp (chủ biên) (2013), Một số chuyên đề Lịch sử Việt Nam tập 1, NXB. ĐHQGTPHCM, tr.229-231.
Thứ nhất: phu, công nhân tự do, hay tình nguyện, có 3 mức độ khác nhau:
- Phu tự do: công nhân tự do, hoặc những người tình nguyện; là những người nông dân tình nguyện chọn lựa con đường "tình nguyện" làm công nhân.
- Phu, "bán công nhân", hay nhân công lao động theo mùa: là những người phu công nhân vẫn còn ít ruộng đất, lĩnh canh, tranh thủ lúc nông nhàn đi làm thuê cho chủ xưởng công trường , hầm mỏ, xí nghiệp...
- Những người nông dân đến làm việc trong các công trường, hầm mỏ, xí nghiệp bằng con đường "tuyển mộ" và cũng được gọi là "phu tự do".
Thứ hai: phu, công nhân "cưỡng bức", chia thành ba loại như sau:
- Loại phụ "cưỡng bức" thứ nhất là do Nghị định của kinh lược Bắc Kì kí ngày 18-10-1986 quy định mỗi năm mỗi người dân phải đi phụ 48 ngày. Phủ phải hoàn toàn tự túc. Phụ làm không có thời hạn và tính chất làm khoán. Lớp phủ này chủ yếu phục vụ làm đường, xây dồn bốt. Làm xong công trình phụ có thể trở về làng xã. Nếu bỏ trốn trước khi công việc hoàn thành, chức dịch các nơi có phụ bỏ trốn phải bổ sung lại bằng cách "cưỡng bức" số nông dân khác.
- Loại phu "cưỡng bức" thứ hai: xuất hện khi thực dân Pháp bắt đầu xây dựng đường sắt Lạng Sơn(1890) để khai thác thuộc địa. Đây là loại "phu mộ" mang tính chất "cưỡng bức". Thời hạn đi phu lúc ban đầu là một tháng, sau tăng lên 2 tháng rồi ba tháng. Phu được hưởng lương công nhật và chỉ được tính từ ngày bắt đầu làm việc. So với phu tự do, họ đã trả lương cao hơn. Khi ốm đau, họ vẫn được trả lương và tiêu chuẩn gạo ăn hằng ngày. Nhưng thực chất, số tiền phí tổn cho phu ốm đó, chủ tư bản Pháp đã lấy tiền lương của phu bỏ trốn.
-Loại phụ "cưỡng bức" thứ ba là loại "phụ tù". Đó là loại phụ lấy từ tù nhân. Có hai loại tù thường phạm: lao động trong các công trình công cộng như làm vường hoa, quét dọn đường phố, dinh thự... Còn tù dài hạn hay tù khổ sai thì trở thành phụ trong những hầm mỏ. Phu tù làm việc theo hợp đồng được ký kết giữa nhà cầm quyền thực dân với chủ cơ sở sản xuất, họ không được trả lương mà chỉ được phát gạo và một ít tiền ít ỏi để mua thực phẩm phụ ở nơi ngày làm việc.
Như vậy, người nông dân Việt Nam, trong quá trình bình định và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, đã trở thành người công nhân, và bị phân hóa thành 3 loại như đã trình bày. Sự chuyển hóa của người nông dân thành lớp người lao động mới hay người công nhân đó diễn ra trong lúc phong trào kháng Pháp của nhân dân ta đang sôi nổi, nhất là ở những tỉnh đồng bằng Bắc Kì, nơi tập trung người nhất và là nơi cung cấp nhân công lí tưởng nhất của thực dân Pháp. Vì vậy, họ cũng chịu ảnh hưởng của thời kì lịch sử, của môi trường lịch sử đó. Đến năm 1928, lực lượng của công nhân ở Việt Nam đã đông lên 220.000 người, ngoài ra còn hàng vạn lao động bán chuyên nghiệp, lao động một mùa. Đội ngũ công nhân ấy lao động trong nhiều nghành kinh tế thuộc địa, chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của chủ nghĩa tư bản Pháp ở Việt Nam, trên khắp cả các vùng kinh tế ở cả ba kì Bắc - Trung - Nam của Việt Nam.
Trích từ Ths. Vương Quốc Khanh, Mấy vấn đề giai cấp công nhân Việt Nam trong Trường Đại học Thủ Dầu Một, TS. Nguyễn Văn Hiệp (chủ biên) (2013), Một số chuyên đề Lịch sử Việt Nam tập 1, NXB. ĐHQGTPHCM, tr.229-231.
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.