Sơ lược về tham vọng đưa Trung Quốc trở thành "Bá chủ thế giới" của 3 nhà lãnh đạo Trung Quốc ở thế kỷ 20
Không chỉ có Mỹ có mong muốn làm
“bá chủ thế giới” mà tham vọng này còn xuất hiện ở Trung Quốc, ngay cái tên đã
thể hiện tham vọng này. Trong bài viết này sẽ đề cập đến tham vọng làm bá chủ
thế giới của Trung Quốc thông qua lý tưởng của 3 vị lãnh tụ vĩ đại của là Tôn
Trung Sơn, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình - những con người ở thế kỷ 19, 20.
-
Tôn
Trung Sơn (1866-1925)
Tôn Trung Sơn là một nhà cách mạng nổi tiếng trên Thế giới, ông nổi tiếng không chỉ vì ông lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 mà còn bởi thuyết Tam Dân do ông xây dựng.
Trong thời gian lãnh đạo đất nước, ông đặt ra mục tiêu rằng
“TQ phải là cường quốc hàng đầu thế giới”. Điều này được thể hiện qua những mục
tiêu 4 nhất và 6 nhất của ông (mạnh nhất thế giới, giàu nhất thế giới, chính trị
tốt nhất thế giới và người dân sống hạnh phúc nhất thế giới; 6 nhất là lớn nhất,
ưu việt nhất, tiến bộ nhất, trang nghiêm nhất, giàu có nhất, yên bình sung sướng
nhất). Có thể thấy là những mục tiêu nay khá cụ thể, và nhìn qua thì thấy được
có một vài mục tiêu có nội dung khá giống nhau. Tuy nhiên, với tư duy của một vị
quan đại thần của triều Thanh thì thấy chí hướng của ông khá là cao nhưng lại
có tinh thần dân tộc khá lớn, điều này dược thể hiện qua việc ông luôn cho rằng
“ Trung hoa là dân tộc văn minh nhất thế giới, lớn nhất thế giới và có khả năng
đại đồng hóa nhất thế giới”. Thiết nghĩ Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế
giới là đúng nhưng khả năng đại đồng hóa nhất thế giới thì không hẳn, minh chứng
là qua bao nhiêu năm đô hộ nhưng vẫn không thể đồng hóa được tiểu quốc bé nhỏ ở
phía Nam.
Để xây dựng một nước TQ hùng mạnh,
Tôn Trung Sơn chủ trương học tập những nước lớn, đó là Mỹ và Nhật Bản, đồng thời
nhấn mạnh “ để đứng đầu thế giới không thể mô phỏng mà phải sáng tạo”. Học Mỹ
vì Mỹ có tinh thần xây dựng đất nước Mỹ (có thể nhớ lại Cuộc đấu tranh giành độc
lập dân tộc của 13 bang thuộc địa của Anh ở Mỹ dẫn tới sự thành lập của Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ), vì Mỹ là nước tiên tiến và là nước cộng hòa đâu tiên trên thế giới,
học Mỹ với hy vọng đuổi kịp Mỹ và vượt qua Mỹ (dựa trên một số tiêu chí như diện
tích đất đai rộng lớn, tài nguyên phong phú, dân số đông và thông minh cũng như
có nền văn hóa lâu đời). Như vậy có thể thấy không phải chỉ hiện nay mà từ trước,
những người đứng đầu Trung Quốc đã xác định rõ Mỹ chính là đối trọng của họ
trong việc vươn lên là bá chủ thế giới.
-
Mao
Trạch Đông (1893-1976)
Cũng như Tôn Trung Sơn, Mao Trạch
Đông cũng có tham vọng đuổi kịp và vượt Mỹ. Điều này được thể hiện rõ qua nội
dung bài phát biểu tại Lễ tưởng niệm Tôn Trung Sơn năm 1956 và tại Hội nghị trù
bị Đại hội ĐCSTQ lần thứ 8 cũng trong năm 1956. Ông khẳng định nếu không vượt
qua Mỹ thì TQ sẽ bị khai trừ khỏi thế giới (không hiểu sao ông ý lại nghĩ ra lý
do này nữa, tham vọng cực kỳ cao, đầy quốc gia chưa bằng Mỹ những năm 50 mà đã
bị khai trừ đâu).
Để đuổi kịp Mỹ, Mao Trạch Đông đã
xây dựng một lộ trình thời gian cụ thể, đầu tiên sẽ cố gắng vượt qua Anh, sau
đó là đến Mỹ. Sau nhiều lần thay đổi thời gian vượt Anh vượt Mỹ thì đến ngày
2/9/1958, Mao Trạch Đông tuyên truyền khẩu hiệu 5 năm đuổi kịp Anh, 7 năm đuổi
kịp Mỹ. Với lộ trình thời gian này, có thể thấy những nhà lãnh đạo TQ rất tự
tin về việc này nếu không muốn nói là tự tin một cách thái quá.
Để thực hiện điều đó, Chủ tịch Mao
phát động cuộc vận động mang tên “Đại nhảy vọt” (thực hiện từ 1958-1961) nhằm
huy động quần chúng thúc đẩy phát triển công nghiệp và nông nghiệp một cách
nhanh chóng. Kết quả của cuộc Đại nhảy vọt này là gì thì hầu như ai cũng có thể
biết sơ qua, không phải như cái tên mĩ miều là “đại nhảy vọt” nữa mà nó là một
cuộc “đại nhảy lùi” hay “đại thảm họa kinh tế”. Dồn dân vào các công xã nhân
dân (tự nhiên nhớ đến hợp tác xã và chính sách dồn dân của Polpot) hay đẩy mạnh
sản xuất thép là những hoạt động chính trong cuộc đại nhảy vọt này. Gần 1 triệu
người được huy động để tham gia vào các lò luyên thép với hy vọng tăng nhanh sản
lượng thép, thực hiện khẩu hiệu “nhanh, tốt, rẻ, nhiều”. Nhưng cuối cùng, hàng
chục triệu dân chết đói do mất mùa, thiên tai nhưng Chính phủ vẫn tiếp tục xuất
khẩu gạo, chê đậy nạn đói và từ chối viện trợ từ cộng đồng quốc tế. Do sản xuất
ồ ạt nên chất lượng thép cực kỳ kém, thép là mặt hàng quan trọng và cần thời
gian để luyện, sản xuất ồ ạt một cách nhanh chóng thì thép không thể nào có chất
lượng tốt. GDP giảm hơn 1%. Cuộc Đại nhảy vọt thất bại. Giờ thì ông phải tin rằng
“xây dựng đất nước khó hơn đánh trận” rồi (trước đó tại Hội nghị ở Nam Ninh năm
1958, ông tuyên bố “Tôi không tin xây dựng đất nước khó hơn đánh trận”). Ngoài
ra thì Mao Trạch Đông còn tiến hành cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản”, hậu quả
là những giá trị văn hóa có từ hàng nghìn năm trước của Trung Quốc gần như bị hủy
hoại (cái này Việt Nam cũng có tuy nhiên không kinh khủng như TQ).
-
Đặng
Tiểu Bình (1904 - 1997)
Nhân vật thứ 3 là Đặng Tiểu Bình -
nhà chính trị lỗi lạc của Trung Quốc, người tiến hành cải cách mở cửa với mục
tiêu không bao giờ thay đổi đó là đưa TQ vươn lên đứng đầu thế giới, đồng thời
ông cũng là kiến trúc sư chính của cuộc cải cách này. Để làm được điều này, Đặng
đã vạch ra “chiến lược ba bước” gồm “10 năm để đạt được cuộc sống ăn no mặc ấm,
10 năm để đạt đươc mức khấm khá và 50 năm để chấn hưng dân tộc”. 50 năm để chấn
hưng dân tộc không chỉ là việc giữ ổn định cho đất nước mà sâu xa hơn 50 năm
chính là thời gian thực hiện giấc mơ cường quốc hùng mạnh hay đúng hơn là vươn
lên đứng đầu thế giới về mọi mặt.
Đặng cho rằng kết quả của cuộc cải
cách không chỉ ảnh hưởng đến Trung Quốc mà còn có ảnh hưởng rộng hơn. Qủa đúng
là như vậy, những ảnh hưởng đầu tiên sẽ bắt nguồn từ những nước XHCN trong đó
không thể thiếu Việt Nam. Không thể phủ nhận được rằng cải cách 1986 ở Việt Nam
không chịu ảnh hưởng bởi cải cách 1978 của Trung Quốc.
Với cải cách của Đặng Tiểu Bình, nền
kinh tế TQ phát triển hơn rất nhiều, Trung Quốc được xếp vào nhóm những quốc
gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, GDP hằng năm tăng trung bình 10%
tính từ 1978-2013. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển về kinh tế là vấn nạn
tham nhũng, hàng loạt các cuộc biểu tình chống tham nhũng nổ ra trong đó phải kể
đến sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6/1989.
Ngoài ra, Đặng có nhiều câu nói rất
ấn tượng như “mèo đen mèo trắng (mèo vàng) không quan trọng, miễn là bắt được
chuột” đại khái là không quan trọng cách thức thực hiện, kết quả là quan trọng
nhất, hay “Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam một bài học”, đấy là câu
nói của Đặng trước khi gây ra cuộc chiến tranh với Việt Nam năm 1979 để sau đó
Đặng tuyên bố hoàn thành mục đích việc dạy cho Việt Nam một bài học và rút quân
về nước ngay khi quân chủ lực của Việt Nam đang trên đường từ Campuchia lên
biên giới phía Bắc để tiếp quân Trung Quốc.
Nối tiếp những lý tưởng xây dựng
Trung Quốc trở thành một cường quốc đứng đầu thế giới từ những người tiền nhiệm
không ai khác chính là một nhân vật cũng mang tên Bình – Tập Cận Bình. Tập Cận
Bình được xem là nhà lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc từ thời Đặng Tiểu Bình.
Có thể thấy, tham vọng đưa Trung Quốc
vươn lên làm một cường quốc đứng đầu thế giới đã được những nhà lãnh đạo Trung
Quốc thực hiện khá thành công đặc biệt là từ khi Đặng Tiểu Bình tiến hành cuộc
cải cách mở cửa. Tính đến nay, trên lĩnh vực kinh tế, sau tai nạn kép xảy ra ở
Nhật Bản năm 2010 đã đưa Trung Quốc lên đứng vị trí thứ 2 thế giới sau Mỹ, đã
có lúc vươn lên đứng đầu, tiềm lực quân sự cũng thuộc hang top của thế giới. Tuy
nhiên mặc dù đứng thứ hạng cao nhưng Trung Quốc vẫn chỉ là một nước đang phát
triển do thu nhập bình quân đầu người còn thấp và một trong những nguyên nhân là do dân số quá
đông. Trung Quốc hiện là một đối trọng quan trọng của những cường quốc trên thế
giới nên chính sách ngoại giao của các quốc gia với Trung Quốc đều cẩn trọng để
làm sao vừa không để Trung Quốc chèn ép vừa đạt được những lợi ích từ việc hợp
tác trên tất cả các lĩnh vực. Và một câu hỏi đặt ra cho các nước láng giềng là “Làm
thế nào để chung sống được với nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc ?”. Vậy nên
là đừng trách Chính phủ Việt Nam khi mà xung đột trên biển diễn ra nhưng vẫn phải
“tay bắt mặt mừng” với Trung Quốc.
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.