I - GIỚI THIỆU
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, là lịch sử của một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, lịch sử của tình đoàn kết, lao động cần cù, kiên nhẫn, sáng tạo và mang đậm tư tưởng nhân văn tiến bộ trong một cộng đồng lớn Nhà - Làng - Nước - Dân tộc. Lịch sử chính là sức mạnh tiềm ẩn, là nét độc đáo riêng, là "hồn thiêng sông núi" của dân tộc Việt Nam. Lịch sử đã trả lời cho câu hỏi: “Tại sao trải qua 1082 năm đô hộ bọn phong kiến phương Bắc, không tài nào đồng hóa một con người Việt Nam? Tại sao đứng trước một sức mạnh bạo cường của những tên thực dân, đế quốc dân tộc ta vẫn trường tồn và phát triển?”
PGS.TS Võ Văn Sen đã nhận định trong bài viết Phải chấn hưng giảng dạy lịch sử báo tuổi trẻ online 31/03/2008
“Hiện xã hội đánh mất dần truyền thống dùng sử học để dạy người, để giáo dục công dân. Còn trong trường học đang bỏ mất dần truyền thống dùng sử để giáo dục con người.
Trong bài học ngày xưa thì bài học lớn để dạy người là học sử. Ví dụ cụ Nguyễn Sinh Sắc dạy Nguyễn Tất Thành nhiều nhất vẫn là chuyện lịch sử. Anh thanh niên Nguyễn Tất Thành có được lòng yêu nước, chí lớn được hun đúc chủ yếu thông qua những trang sử nước nhà. Nên chúng ta không lạ gì khi Bác sáng tác bài thơ về lịch sử nước ta bằng lục bát là vì Bác hiểu rất kỹ và sâu về các nhân vật lịch sử. Điều này quán triệt trong toàn bộ cuộc đời của Bác, khi làm người lãnh đạo cách mạng Bác xem sử học là vũ khí hết sức sắc bén để tuyên truyền cách mạng, giáo dục nhân dân.”
Dòng chảy lịch sử là bất tận, nó tạo nên sức mạnh bất diệt của một dân tộc. Thế hệ trẻ Việt Nam phải được hiểu kỹ về lịch sử nước nhà, phải được tắm mình vào dòng chảy lịch sử của dân tộc. Nếu không có niềm tự hào về dân tộc, tự hào về nền văn hóa dân tộc sẽ không thể vững tin mà đến với thế giới. Ở giai đoạn nước ta đang trong quá trình phát triển và hội nhập với thế giới, càng phải nâng cao sự hiểu biết của thế hệ trẻ về lịch sử để chúng ta cùng quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua cánh cửa màu nhiệm mang tên Lịch sử.
II – CÁC CHUYÊN ĐỀ VÀ NỘI DUNG PHỤ
Các chuyên đề của tác phẩm LỊCH SỬ VỚI DÂN TỘC (dự kiến là 5 cuốn):
1: Thời Nguyên thủy trên đất nước ta đến sự thành lập của nhà nước Âu Lạc.
2: Ngàn năm Bắc thuộc.
3: Phong kiến tự chủ (939-1407).
4: Nhà Minh đô hộ (1407-1427).
5: Nước Đại Việt thời Lê sơ. Mạc, Lê Trung hưng.
6: Nội chiến Nam-Bắc triều và Trịnh - Nguyễn phân tranh.
7: Phong trào Tây Sơn - Vương triều Tây Sơn.
8: Nước Việt Nam - Đại Nam dưới thời Nguyễn (1802 -1945).
9: Thực dân Pháp đô hộ (1858 -1945), Phát xít Nhật nô dịch (1940-1945)
10: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
11: Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1945 - 1975).
12: Việt Nam - thời kì sau chiến tranh (1975-1985).
13: Công cuộc Đổi mới đất nước (1985 - 2016).
14: Vấn đề Biển Đông đối với nước ta. 15: Bài học kinh nghiệm từ các cuộc kháng chiến chống phong kiến phương Bắc, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
16: Bài học về cách mạng tháng Tám năm 1945.
17: Vạch trần sự phản động, mị dân của các thế lực phản động trong và ngoài nước
18: Việt Nam nhìn ra thế giới.
Phụ lục:
1: Nhà Triệu và nước Nam Việt.
2: Kinh đô, quốc hiệu Việt Nam qua các thời kì.
3: Danh nhân Việt Nam từ thời Hùng Vướng đến nay.
4: Các tổ chức phản động hiện nay.
5: Văn hóa Việt Nam đại cương.
6: Biển đảo quê hương
7: Hoàng Sa - Trường Sa và những bằng chứng lịch sử
III – KẾ HOẠCH 5 NĂM LẦN THỨ NHẤT (2016 – 2020)
Trên cơ sở các chuyên đề dó, chúng ta thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (2016 – 2020) với những nội dung chủ yếu sau:
1: Khái quát về các nền văn hóa cổ đại và các nhà nước cổ đại trên đất nước ta (có tính cả văn lang, âu lạc)
2: Hơn 1000 năm bắc thuộc
3: Thời tự chủ dưới quyền họ Khúc, họ Dương
Chúng ta sẽ tập trung vào 3 vấn đề nói trên. Trên cơ sở đó, tôi xin nêu ra một số đề tài để mọi người viết bài (mang tính chất tham khảo, có thể sửa chữa)
1: Sự hình thành và phát triển của các nền văn hóa cổ đại
2: Văn Lang với những truyền thuyết và thực tế lịch sử
3: Trung Quốc thời Xuân Thu – Chiến Quốc
4: Cuộc xâm lăng của nhà Tần và sự ra đời của Âu Lạc
5: Âu Lạc với những truyền thuyết
6: Cuộc xâm lược của Triệu Đà và sự khởi đầu của thời kì lịch sử mới - thời kì bắc thuộc lần thứ nhất
7: Nhà Hán thay họ Triệu. Chính sách cai trị của nhà Hán
8: Tín ngưỡng tôn giáo dân gian
9: Cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng
10: Thiên hạ chia ba. Nhà Ngô chiếm Âu Lạc. Khởi nghĩa Bà Triệu
11: Nước ta trong những năm bắc thuộc lần thứ hai sau khởi nghĩa bà Triệu đến trước thời Lý Bí
12: Lý Bí và nhà nước Vạn Xuân
13: Trung Quốc loạn lạc. Nhà Đường thôn tính An Nam
14: Các cuộc khởi nghĩa chống Đường trong thời kì bắc thuộc lần thứ ba
15: Nhà Đường suy vi. Họ Khúc dựng nền tự chủ
16: Họ Dương kế tục. Họ Ngô đánh giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng
KH01 08/2016
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.