Sau cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế thất bại, một
phong trào khởi nghĩa vũ trang mới với danh nghĩa Cần vương đã diễn ra sôi nổi,
có cả một triều đình kháng chiến lần đầu tiên được hình thành để phát động
phong trào trên phạm vi cả nước. Với hai chữ “ Cần vương” gói gọn với ý nghĩa
là giúp vua cứu nước nhưng thực chất của cuộc khởi nghĩa Cần vương ngoài mục
đích giúp cho vua Hàm Nghi ra đây là một phong trào đấu tranh yêu nước chống
Pháp xâm lược của nhân dân và hoàn toàn không có sự tham gia của quân đội triều
đình mà là dưới sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân, nhiều dân tộc trên địa
bàn rộng lớn của nhiều tỉnh Trung Kỳ và Bắc Kỳ.
Được thể hiện rõ trong hai tờ chiếu Cần vương lần thứ nhất do Tôn Thất
Thuyết thay vua Hàm Nghi hạ chiếu vào tháng 7/1885 đến tháng 9/1885 vua Hàm
Nghi hạ chiếu lần thứ hai . Nội dung 2 tờ chiếu Cần Vương tập trung tố cáo âm
mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, xác định tính chất chính nghĩa của cuộc
kháng chiến, nhằm mục đích “diệt trừ giặc Pháp và bọn phản quốc”[1], đồng thời
còn kêu gọi sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến phò vua,
cứu nước . Chiếu Cần vương ban ra đã đánh dấu một mốc mới trong lịch sử chống
thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt
Nam. Đây là một phong trào có ý nghĩa mà trước đó triều đình nhà Nguyễn chưa một
lần hiệu triệu nhân dân cùng dấy lên đánh giặc bảo vệ Tổ quốc, đã góp phần
không nhỏ trong việc kêu gọi tinh thần kháng chiến của nhân dân, tinh thần chống
giặc cứu nước.
Các phong trào Cần vương lần lượt diễn
ra, gây cho Pháp không ít khó khăn nhưng sau đó bị các phong trào đều bị thực
dân Pháp đàn áp và thất bại. Tại sao trước đó ta trách khi nhân dân vùng lên đứng
dậy đấu tranh thì triều đình nhà Nguyễn lại hòa đàm, còn ngay lúc này đây, một
vị vua Hàm Nghi cùng Tôn Thất Thuyết đã cùng nhân dân đánh giặc nhưng tại sao
ta lại một lần nữa thất bại. Sự thất bại đó nói lên điều gì? Nhìn lại lịch sử,
về mặt khách quan phong trào diễn ra trong lúc Pháp đã củng cố được bộ máy thống
trị, đã sử dụng được lực lượng ngụy binh và một hệ thống tay sai chỉ điểm vô
cùng lợi hại, đây cũng là một mấu chốt trong phong trào Cần vương ta đã có nội
phản và bại lộ quân sự. Nhìn nhận lại một điều mà trước đó lịch sử đã xét rằng
tuy các thủ lĩnh phong trào có ý thức liên kết với nhau nhưng trên thực tế mối
liên kết ấy chưa được hoàn thiện và bản thân mỗi cuộc khởi nghĩa đều chọn cho
mình một đường lối kháng chiến là xây dựng căn cứ “ thủ hiểm”, một lần nữa ta lặp
lại sai lầm trong trận Đại đồn Chí Hòa cũng xây dựng “ thủ hiểm”.
Sự thất bại đó đã nói lên trước hết ta phải thừa nhận về mặt
sai lầm với cách chỉ huy cùng đường lối kháng chiến còn phong kiến chưa có sự bức
phá dù không thiếu sự dũng cảm và những sáng tạo với lối đánh du kích gây cho
Pháp không ít lần khó khăn. Sự thất bại này, trách nhiệm này phải nhắc đến triều
đình nhà Nguyễn và giai cấp thống trị phong kiến, vì sao lại là họ mà không là
ai khác, trách nhiệm mất nước truy vào tay ai mà trong khi bản thân họ những
người đã khước từ trách nhiệm vai trò lịch sử của bản thân mình. Sự thất bại của
phong trào Cần vương một lần nữa khẳng định sự bỏ rơi của triều đình Huế với
dân tộc với đất nước. Những điều trên đã phản ánh sự trì tuệ của xã hội phong
kiến nhà Nguyễn[2]. Cùng với sự thất bại đó cần phải đặt ra một nhiệm vụ mới,
phải có một giai cấp tiên tiến và đường lối phù hợp với hoàn cảnh lịch sử thì đất
nước mới nhanh thoát khỏi sự lạc hậu của chế độ phong kiến hà khắc cùng với
giai cấp thống trị bạc nhược, giành lại chính quyền cho nhân dân,phải tập hợp
được lực lượng toàn dân đứng lên đánh giặc, bảo vệ độc lập dân tộc, chống thực
dân xâm lược, lật đổ chế độ phong kiến. Dù phong trào Cần Vương thất bại nhưng
nó đã đem lại không ít những kinh nghiệm quý báo đồng thời cũng tạo nên một nhiệm
vụ cấp bách mới mà dân tộc cần phải thực hiện.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thế
Anh,1970,Việt Nam thời Pháp đô hộ, Tủ sách sử địa đại học, Lửa Thiêng xuất bản
1970.
2. Hà Minh Hồng,2005,
Lịch sử Việt Nam cận hiện đại(1858-1975), NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh.
[1]
http://diepdoan.violet.vn/entry/show/entry_id/3445119
[2] Hà Minh
Hồng,2005, Lịch sử Việt Nam cận hiện đại(1858-1975), NXB Đại học quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh
--------------------------
--------------------------
D.T.G
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.