Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca



Lịch sử

Tác phẩm này được thực hiện theo lệnh của vua Dực Tông.

Văn bản Đại Nam quốc sử diễn ca cổ nhất còn lưu lại của Viện Nghiên cứu Hán Nôm là ấn bản do hiệu sách Trí Trung Đường in năm 1870 với Phạm Đình Toái biên soạn, Phan Đình Thực nhuận chính và Đặng Huy Trứ là người đem in.
Tác phẩm này theo lời bạt của bản in năm 1870 thì tác giả nguyên thủy là Lê Ngô Cát làm với 1887 câu lục bát (3774 dòng), được án sát tỉnh Bình Định Phạm Đình Toái sửa lại thành 1027 câu.

Bản chữ Quốc ngữ đầu tiên cũng xuất hiện năm 1870 do Trương Vĩnh Ký diễn âm.

Tác giả

Về tác giả Lê Ngô Cát, tiểu sử chỉ ghi ông quê ở Hà Tây, đậu cử nhân năm 1848 bổ làm việc trong Quốc sử Quán.

Còn về Phạm Đình Toái, ông quê ở Nghệ An, đậu cử nhân năm 1843, làm án sát tỉnh Bình Định, sau thăng đến Hồng lô Tự khanh.


I. Thời kỳ mở nước (Thế kỷ 29 - thế kỷ 2 trước CN)

Nhà Hồng Bàng (2879-256 trước CN)
Nhà Thục (258-207 trước CN)
Nhà Triệu (207-111 trước CN)

II. Thời kỳ chống Bắc thuộc (Thế kỷ 2 trước CN - thế kỷ 10 sau CN)

Nhà Hán và Hai bà Trưng (111 trước CN - 43 sau CN)
Giao Châu trong thời Bắc thuộc (43 - 544)
Nhà Tiền Lý (544 - 603)
Nền đô hộ của nhà Đường (603 - 905)

III. Thời kỳ xây dựng Độc lập và thống nhất (Thế-kỷ thứ 10)

Nhà Ngô (906 - 967)
Nhà Đinh và nhà Tiền Lê (967 - 1009)

IV. Thời kỳ phát triển (Thế kỷ 11 - đầu thế kỷ 19)

Nhà Lý (1010 - 1225)
Nhà Trần (Thời kỳ thịnh: 1226 - 1340)
Nhà Trần (Thời kỳ suy: 1341 - 1400)
Nhà Hồ và giặc Minh (1400 - 1418)
Nhà Hậu Lê (1418 - 1526)
Nhà Mạc (1527 - 1592)
Nhà Lê Trung hưng (1593 - 1729)
Nhà Lê suy (1729 - 1782)
Cuối đời nhà Lê (1783 - 1786)
Nhà Nguyễn Tây Sơn (1787 - 1802)
-----
Xem nội dung chi tiết sách tại đây.
----

Nhận xét