Trên
thế giới vào thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển mạnh mẽ ở các nước Anh,
Pháp, Mỹ,... và đòi hỏi các nước này phải có nguồn nguyên liệu, thị trường rất
lớn để phục vụ cho chủ nghĩa tư bản ngày càng lớn mạnh. Do vậy, từ lâu các
thương nhân và giáo sĩ phương Tây, vào phương Đông tìm kiếm thị
trường mới. Việt Nam cũng không tránh khỏi việc sẽ trở thành mục tiêu cho các
nước phương Tây tiến vào khai thác nguyên liệu, mở rộng thị trường nhất là thực
dân Pháp đang lâm le đe dọa. Trước tình hình đó, Việt Nam có thể có những điều
kiện tránh họa xâm lăng và có điều kiện cơ hội đánh thắng quân xâm lược không?
I - Tại sao Pháp xâm lược Việt Nam ?
T.T.T.L
Trên
thế giới vào thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển mạnh mẽ ở các nước Anh,
Pháp, Mỹ,... và đòi hỏi các nước này phải có nguồn nguyên liệu, thị trường rất
lớn để phục vụ cho chủ nghĩa tư bản ngày càng lớn mạnh. Do vậy, từ lâu các
thương nhân và giáo sĩ phương Tây, vào phương Đông tìm kiếm thị trường
mới. Việt Nam cũng không tránh khỏi việc sẽ trở thành mục tiêu cho các nước
phương Tây tiến vào khai thác nguyên liệu, mở rộng thị trường nhất là thực dân
Pháp đang lâm le đe dọa. Điển hình cho việc Pháp có ý định xâm lược Việt Nam là
từ sau khi bị đẩy ra khỏi thuộc địa chung với Anh ở Ấn Độ, tư bản Pháp đã ra
sức tìm kiếm thuộc địa mới ở các nước viễn đông. Lúc đó, giám mục Pignau De
Behaine được đưa sang Việt Nam làm nhiệm vụ dọn đường cho chủ nghĩa thực dân
Pháp tại xứ này. Suốt gần một thế kỷ, tư bản Pháp đã tìm đủ mọi cách để mở cửa
Việt Nam. Năm 1858, thực dân Pháp đã ráo riết chuẩn bị và tìm được cớ cho cuộc
vũ trang xâm lược nước ta. Có rất nhiều lí do để Pháp chọn Việt Nam làm thuộc
địa, mở rộng thị trường, tìm kiếm nguyên liệu phục vụ cho sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản là vì các nguyên nhân sau.
Nguyên
nhân thứ nhất, Việt Nam có vị trí quan trọng ở Đông Dương là cầu nối châu Á –
Thái Bình Dương. Việt Nam có vị trí địa lý đặc biệt là phần lớn đều giáp biển
tạo thuận lợi cho giao thông hàng hải, buôn bán trên biển. Việt Nam còn là giao
điểm của nhiều luồng đường, luồng hàng từ đông sang tây, từ nam lên bắc. Việt
Nam là nơi giao thoa của nhiều nền văn minh, văn hóa trên thế giới. Vì thế,
Pháp xâm lược Việt Nam để có con đường thuận tiện cho việc buôn bán, vận chuyển
hàng hòa bằng đường biển, dễ vơ vét của cải mang về đế quốc và giao lưu, truyền
bá đạo qua các nước viễn đông.
Nguyên
nhân thứ hai, Việt Nam là đất nước giàu có về tài nguyên thiên nhiên. Đây là
nguyên liệu rất cần thiết mà Pháp đang tìm kiếm cho công cuộc phát triển chủ
nghĩa tư bản. Do vậy, Pháp xâm chiếm Việt Nam để tiến hành các chính sách khai
thác thuộc địa, vơ vét, bóc lột tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản
đem về đế quốc phục vụ cho việc tăng trưởng nền kinh tế qua việc buôn bán làm
giàu cho đất nước của bọn chúng.
Nguyên
nhân thứ ba, Việt Nam là nước đông dân cư và có trình độ dân trí thấp. Đây là
nguồn cung cấp công nhân giá rẻ với số lượng lớn. Thực dân Pháp đã lợi dụng
điểm này tiến hành xâm lược Việt Nam để bổ sung lượng lớn công nhân làm thuê
mang về đế quốc làm việc với giá rẻ thay vì dùng người ở đế quốc với giá cao.
Điều này rất có lợi cho nền kinh tế ở đế quốc phát triển khi có một lượng lớn
sức lao động ở nước thuộc địa phục vụ.
Nguyên
nhân thứ tư, tình tình kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam vào cuối thế kỷ
XVIII đến đầu thế kỷ XIX rơi vào tình trạng khủng hoảng và cùng với chính sách
ngoại giao, chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn đã làm cho Pháp càng quyết tâm
xâm lược Việt Nam. Trong “Việt Nam thời Pháp đô hộ” của Nguyễn Thế Anh, có ghi
về chính sách “bế quan tọa cảng” của nhà Nguyễn, trong đó chính phủ Pháp
mong được triều đình Huế hiến cho người Pháp đặc quyền buôn bán tại Việt Nam
nhưng triều đình Huế bác bỏ các đề nghị thông thương của Pháp. Năm 1817, vua
Louis XVIII phái thuyền trưởng Kergariou tới Việt Nam nhưng không được vua Gia
Long tiếp. Năm 1822, một đặc sứ khác của chính phủ Pháp lại được phái tới Việt
Nam nhưng vua Minh Mạng cũng không có đặc sứ ấy vào triều yết. Bên cạnh đó, các
nhà truyền đạo phải lẫn tránh vì triều đình Huế bắt đầu có thái độ nghiêm khắc
hơn đối với sự truyền bá đạo Thiên Chúa. Năm 1833, vua Minh Mạng ban hành đạo
vụ cấm Thiên Chúa giáo . Cố đạo Gagelin bị xử tử vì không tuân theo lệnh nhà
vua. Vì vậy, trước tình hình khủng hoảng của Việt Nam lúc bấy giờ càng dễ cho
Pháp thực hiện kế hoạch xâm lược nước ta.
Chính
vì những nguyên nhân trên mà Việt Nam đã trở thành “con mồi ngon” cho Pháp lên
kế hoạch thực hiện công cuộc xâm lược, biến Việt Nam thành thuộc địa của chúng
để phục vụ cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Vì thế, năm 1858, Pháp tấn
công bán đảo Sơn Trà ( Đà Nẵng) mở đầu quá trình đánh chiếm Việt Nam.
Tài liệu kham khảo:
- Nguyễn
Thế Anh, “Việt Nam thời Pháp đô hộ”, Văn học HCM
- Hà
Minh Hồng, “Lịch sử Việt Nam cận hiện đại (1858-1975), ĐHQG TP.HCM
II- Việt Nam có thể tránh họa
xâm lược hay không ?
T.K.M
Lịch sử
cân đại Việt Nam đó là giai đoạn chuyển tiếp từ chế độ phong kiến sang chế độ
thực dân nửa phong kiến , trong đó dẫn đến sự thay đổi của phương thức sản xuất
, nhưng để xét một cách thiết thực hơn thì giai đoạn cận đại ở Việt Nam bắt đầu
từ khi Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà ( 1/9/1858 ) .
Xuất
phát từ bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ , để giải quyết được câu hỏi : Việt Nam có
thể tránh được họa xâm lăng hay không ? . Trước câu trả lời là “ Không ”
, chúng ta phải bắt đầu từ nhiều phương diện :
Thứ
nhất về tình hình thế giới , Pháp và Việt Nam .
Từ nửa
sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do
cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa). Nền kinh tế
hàng hóa phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường. Đó chính là
nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia phong
kiến phương Đông, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng
hóa, mua bán nguyên vật liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản của
các nước đế quốc . Vì thế chúng càng ráo riết chạy đua tìm kiếm thị trường ,
trong đó có Việt Nam , tất cả đều bị đe dọa nghiêm trọng . Xuất phát từ nhu cầu
muốn tìm kiếm thị trường , chính phủ các quốc gia phương Tây nhiều
lần đã ngỏ ý muốn thiết lập ban giao với các nước phương Đông , trong đó
có Pháp .
Về
Pháp ( nước trực tiếp xâm chiếm Việt Nam ) sau khi tình hình chính
trị ổn định tại châu Âu , với tư cách và một nước theo chủ nghĩa thực dân , ban
đầu chính phủ Pháp rất muốn thiết lập mối quan hệ với Việt Nam đã cố gắng
trong khoảng thời gian từ năm 1817 đến 1831 liên lạc với vua nhà Nguyễn , với
mục đích khuyến khích triều đình Huế giao thiệp với Pháp , nhưng sau
nhiều lần chủ động đều bị triều đình Huế bác bỏ :
“ Năm
1817 , vua Louis XVIII phái thuyền trưởng A.de Kegariou điều khiển tàu Cybèle
mang quộc thư đến Việt Nam , nhưng A. de Kergariou không được Gia Long tiếp ” .
Hay “ Năm 1822 , một vị đặc sứ của chính phủ Pháp lại được phái tới Việt Nam ,
Courson dela Ville Hélio . Lần này , vua Minh Mạng cũng không cho viên đặc sứ
ấy vào triều yết . Đến năm 1831 , “ vua Pháp Louis – Philippe cử thuyền trưởng
Laplace tới Đà Nẵng với một sứ mạng tương tự với sứ mạng của các vị đặc sứ mà
Pháp đã phái đến Việt Nam trước kia ; cũng như các vị đặc sứ trước . Laplace
không thành công trong việc thiết lập thông thường , vì triều đình Huế bác bỏ
mọi cuộc điều đình ….dựa vào tình hình thực tại chúng ta có thể thấy ngay từ
phút đầu triều đình Nguyễn đã không muốn có bất kì mối quan hệ nào với Pháp cho
dù đó là có lợi về cả hai bên .
Về bối
cảnh trong nước , bấy giờ đấy là giai đoạn chế độ phong kiến Việt Nam
đang trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng , thất bại bước đầu của triều
Nguyễn là đã đánh mất cơ hội thiết lập mối bang giao “ lành mạnh ” với Pháp .
Thứ hai
, mối quan hệ cá nhân và sự bội tín của vua Gia Long .
Nhờ sự
giúp đỡ của người Pháp, thế lực của Nguyễn Ánh ngày càng mạnh, có thể đối đầu
với Tây Sơn. Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, thống
nhất Việt Nam ...nhưng khi đã đạt được điều mình muốn Nguyễn Ánh lại bội ước
Pháp.
Thứ
ba , về điều kiện và cơ hội , thời cơ để thực dân Pháp tiến hành
xâm lược nước ta . Về cơ bản Tư bản Pháp có thuận lợi là được các giáo sĩ và
thương nhân vào truyền đạo , buôn bán trước đó rất lâu , tiếp tay từ bên trong
, nên đây là một trong những điều kiện thuận lợi cũng như điều kiện tự nhiên và
tất yếu làm nên sự tấn công dồn dập đối với Việt Nam cũng như các nước Viễn
Đông .
Chính
sách “ bế quan tỏa cảng ” đã làm cho Việt Nam bị tụt hậu so với thế giới . Lấy
cớ giải quyết vụ cấm đạo , diệt đạo của vua Minh Mạng quân Pháp đã tiến
công , phá vỡ nền độc lập của nước ta .
Dựa
trên những lập luận đã nêu trên , Việt Nam sẽ bị Pháp xâm lược là vấn đề tất
yếu và không có gì bàn cãi . Cũng xuất phát từ chính sách cai trị bất cập
, Việt Nam có thể tránh được họa xâm lăng nếu nhà Nguyễn thực hiện chính sách
ngoại giao khôn khéo ngay từ khi Pháp có nhã ý từ năm 1817 đến 1831 . Nói tóm
lại , Việt Nam bị xâm lăng cũng xuất phát từ nhiều phương diện , trong đó lớn
nhất cũng là do sự nhu nhược , kém hiểu biết của nhà Nguyễn đã đẩy nhân dân ta
vào thời kì đô hộ tàn khốc .
Tài liệu tham khảo
NGUYỄN THẾ ANH , VIỆT NAM thời
pháp đô hộ ( NXB văn học , 2008 .
TRẦN BÁ ĐỆ , Lịch sử Việt Nam
từ 1858 đến nay ( NXB đại học quốc gia Hà nội ) , 2008
HÀ MINH HỒNG , Lịch sử Việt Nam
Cận Hiện Đại ( Tủ sách Đại học KHXH và NV ) , 1997 .
III- Những cơ hội để đánh lui
quân Pháp?
L.Q.H
Trong
phần thứ nhất của câu hỏi, VN ta có những cơ hội để đẩy lùi quân Pháp hay
không? Em xin trả lời là có. Đặc biệt, điều đó được thể hiện rõ nét nhất thông
qua hai trận đánh tại bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) và đại đồn Chí Hòa. Tuy nhiên,
tại đại đồn Chí Hòa, vì sự chần chừng, không quyết đoán nên dù ta có lực lượng
vượt trội hơn hẳn so với quân Pháp tại thời điểm đó nhưng ta đã không thể đẩy
lùi được chúng và như lịch sử đã chứng minh, thực dân Pháp đã nhanh chóng đánh
hạ đại đồn Chí Hòa và nhanh chóng chiếm được Nam kỳ lục tỉnh.
Trong
lịch sử của dân tộc ta, quân đội là luôn là lực lượng chính trong các cuộc
chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc, tuy nhiên, cũng không thể không kể đến sức mạnh
đoàn kết của nhân dân trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Nhưng từ sau cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ 1 (XVIII) ở Anh, thì chúng ta cũng phải xét đến
sức mạnh của kỹ thuật và hiện đại của vũ khí vì tại thời điểm đó, nó cũng là
một nhân tố ảnh hưởng khá lớn đến với các cuộc chiến tranh ngay tại thời điểm
lúc bấy giờ. Như vậy, để trả lời cho phần thứ hai của câu hỏi trên, em xin xét
đến 2 yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng nhất đến kết quả của cuộc chiến bảo vệ
Tổ Quốc trước sự xâm lược của thực dân Pháp là sức mạnh quân sự (lực lượng và
sức mạnh của kỹ thuật quân sự) và sức mạnh đoàn kết của nhân dân.
Sức
mạnh Việt Nam
1/ Sức
mạnh quân sự
Đầu
tiên, ta sẽ xét đến sức mạnh của lực lượng quân đội của nhà Nguyễn tại thời
điểm thực dân Pháp xâm lược. Sau khi Gia Long lên ngôi (1802), ông đã có những
chính sách nhầm tăng cường lực lượng quân sự để bảo vệ đất nước và tiêu diệt
các lực lượng chống đối. Đến thời Minh Mạng (1820-1841), lực lượng quân đội
dưới thời vua cha của ông tiếp tục được củng cố và phát triển lên đến 128.000
người (1847). Quân số đông và được tập luyện khá bài bản. Tuy nhiên, nhà Nguyễn
lại chủ trương là “phòng thủ” chứ không hề “tiến công” và lực lượng quân sự sau
thời Minh Mạng lại không được chú ý nhiều dẫn đến lạc hậu so với các nước xung
quanh và dần suy yếu và sụt giảm tinh thần chiến đấu.
Thứ
hai, về kỹ thuật quân sự, “về trang bị trong thời kỳ độc lập (1802 - 1883), quân đội
Nguyễn khá phát triển. Nhiều đơn vị được trang bị hỏa khí như ống phun lửa, quả
nổ, súng điều sang (gồm thạch cơ điều sang, thần cơ điều sang, bắc cơ điều
sang), pháo (súng thần cơ, thần công thiết bác). Dưới triều Minh Mạng, thì
mỗi vệ (500-600 lính) có 2 khẩu thần công và 200 khẩu thạch cơ điểu thương với
tỷ lệ 4 tay súng cho mỗi 10 lính. Tuy nhiên, sang đến thời Tự Đức, thì nhanh
chóng sa sút, mỗi đội (50 lính) có 5 khẩu điểu thương nên tỷ số rút thành 1 tay
súng cho mỗi 10 lính. Hằng năm thì tập bắn chỉ một lần và mỗi tay súng chỉ có
quyền bắn 6 viên đạn. Ai bắn hơn số ấy phải bồi thường”[1].
Nhà sử
học Trần Trọng Kim cũng có nhận xét :
“Tuy
bấy giờ nước ta có lĩnh võ sinh, có quan võ tiến sĩ, nhưng mà thời đại khác đi
rồi, người ta đánh nhau bằng súng nạp hậu, bằng đạn trái phá chứ không bằng
gươm bằng giáo như trước nữa. Mà quân lính của mình mỗi đội có 50 người thì chỉ
có 5 người cầm súng điểu thương cũ, phải châm ngòi mới bắn được, mà lại không
luyện tập, cả năm chỉ có một lần tập bắn. Mỗi người lính chỉ được bắn có 6 phát
đạn mà thôi, hễ ai bắn quá số ấy thì phạt.
Quân
lính như thế, binh khí như thế, mà quan thì lại cho lính về phòng, mỗi đội chỉ
để độ chừng 20 tên tại ngũ mà thôi. Vậy nên đến khi có sự, không lấy gì mà
chống giữ được.” [2]
Như
vậy, ta thấy được rằng, khi thực dân Pháp xâm lược, thì lực lượng quân sự của
nhà Nguyễn dù có quân số vượt trội hơn nhưng lại bị áp đảo hoàn toàn bởi sức
mạnh của sức mạnh của vũ khí do nhiều năm không tăng cường binh bị và thiếu tài
chính của nhà Nguyễn sau đời vua Minh Mạng.
2/
Sức mạnh đoàn kết của nhân dân (sức mạnh nhân dân)
Từ
khi nước ta có chủ quyền từ trước đến tận hôm nay, nhân dân ta luôn có một sức
mạnh khi đoàn kết với nhau có thể đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược và lũ bán
nước. Nó đã được đúc kết qua câu nói sau của Bác Hồ: “Dân ta có một lòng nồng nàn
yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ
quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô
cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất
cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”[3]
Đặc
biệt, câu nói đó đã được minh chứng một cách rất chính xác thông qua lịch sử
dân tộc như thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung,…. Và nó đã
được sống lại một lần nữa trong cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lược của vua
tôi nhà Nguyễn khi Pháp nổ phát súng xâm lược Việt Nam (15-08-1858). Trong cuộc
chiến bảo vệ bán đảo Sơn Trà ấy, nhân dân ta đã cùng các binh sĩ cố thủ trước
quân đội Pháp suốt 5 tháng trời và làm cho tinh thần quân xâm lược bị sa sút rõ
rệt.
Tổng
kết: như
vậy, ta thấy được rằng dù với lực lượng được trang bị hơn hẳn về kỹ thuật hiện
đại, nhưng Pháp vẫn không thể đánh thắng nhân dân ta mà còn bị cầm chân suốt
hơn 5 tháng tại Sơn Trà, qua đó, em nhận xét rằng với sức mạnh vào thời điểm
hiện tại lúc đó, nước ta đủ khả năng để kháng Pháp, nhưng chỉ trong một chừng
mực để buộc Pháp phải ký 1 hiệp ước bình đẳng.
Về
cách phương thức chống Pháp, ta thấy được rằng thông qua cuộc chiến tại bán đảo
Sơn Trà (1858-1859), chúng ta có thể sử dụng sức mạnh còn lại của quân đội
triều Nguyễn kết hợp với sức mạnh đoàn kết của nhân dân ta, tiến hành các cuộc
chiến tranh du kích, bán du kích nhằm gây thiệt hại tối đa cho Pháp nhằm buộc
Pháp xuống tinh thần và phải đàm phán với ta. Tuy nhiên, nhà Nguyễn lúc bấy giờ
đã không biết dựa vào lực lượng sức mạnh của nhân dân mà chỉ cố gắng sử dụng
sức mạnh quân sự đã lạc hậu của mình để chiến đấu chống thực dân Pháp nên nước
ta đã nhanh chóng bại trận trước sức mạnh của khoa học kỹ thuật lúc bấy giờ và
trở thành thuộc địa cho Pháp.
Tài
liệu tham khảo:
1. Lê
Thành Khôi, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX, Nxb Thế giới
2. Trần
Trọng Kim, Việt Nam sử lược, quyển số 2, Nxb Nhã Nam
3. Hàng
Cơ Thụy, Việt Sử khảo luận (2002), Paris
4. Hồ
Chí Minh, Báo cáo chính trị (1951), Hà Nội
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.