Nam Kỳ khởi nghĩa (23/11/1940) thất bại, lực lượng cách mạng
tại Nam Kỳ được xây dựng trong suốt thời kỳ hoạt động công khai (1936 –
1939) gần như tan rã. Thực dân Pháp tiến
hành khủng bố và đàn áp những người yêu nước, đưa nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp
ở Nam kỳ ra pháp trường, một số đồng chí khác thì bị bắt ra nhà tù Côn Đảo, Tà
Lài dẫn đến các tổ chức và lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề. Mặc dù vậy,
khi Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công ở Hà Nội (19.08.1945) và ở Huế
(23.08.1945) thì vào tối 24 rạng 25.08.1945, Cách mạng Tháng Tám cũng lần lượt thành công ở
các tỉnh Nam kỳ.
Từ đó, chúng ta mới thấy sự lãnh đạo tài tình và sáng tạo của
Xứ ủy Nam kỳ (cả Tiền Phong và Giải Phóng) đưa lực lượng cách mạng miền Nam vượt
qua mọi khó khăn cuối những năm 1940 – 1941, để xây tiến đến giành chính quyền
thành công. Và lực lượng Thanh niên Tiền Phong (TNTP) giữ một vai trò quan trọng
trong việc đưa khởi nghĩa giành chính quyền ở Nam kỳ nói chung và Sài Gòn – Chợ
Lớn, Gia Định nói riêng đi đến thành công.
Về tình hình, bối cảnh của Nam Kỳ trước cách mạng Tháng Tám nói chung và cả nước
nói riêng có nhiều thay đổi khi mà lúc này Nhật vào nắm quyền thay Pháp ở Đông
Dương (1940) và với việc liên tiếp giành thắng lợi liên tục trên các mặt trận
Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á đã góp phần làm các đảng phái của Nhât mọc lên như nấm mọc sau mưa, các nhóm
tôn giáo thân Nhật tập hợp hàng chục vạn người, hoạt động rộn rịp.(1) Còn lực
lượng cách mạng thì chịu nhiều tổn thất. Đến ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp
ở Nam Kỳ không tốn một phát đạn. Các đảng phái thân Nhật hoạt động mạnh trở lại.
Phe thân Nhật ở Sài Gòn và Nam Bộ là rất lớn
có thể kể đến đông nhất là Cao Đài, phe Trần Quang Vinh đem lên Sài Gòn
trên 3 vạn người lập thành các đội ngũ; đóng đầy các trường học…, Đảng quốc gia
ít đảng viên mà dựa vào giáo phái Tịnh độ cư sĩ; Đảng quốc gia độc lập có thế lực
trong trí thức. Tơrốtkít mấy năm nay nằm im nay cũng hoạt động trở lại, các tổ
chức này tập hợp lại thành “ Mặt trận quốc gia” cổ vũ cho nghĩa cử “Nhật lật Pháp”
tại Sài Gòn(2) và kêu gọi nhân dân tham gia chiến tranh “Vì khối thịnh vượng
chung Đông Nam Á”.Đây là bối cảnh lúc bấy giờ của Nam Kỳ và Sài Gòn trước thời
điểm cách mạng Tháng Tám cho thấy có nhiều bất lợi để tiến hành tổng khởi
nghĩa.
Như đã nói ở trên sau thất bại của Nam Kỳ khởi nghĩa
(11/1940), các cơ sở cách mạng đều bị tiêu diệt, một ít đảng viên thoát khỏi
vùng khủng bố của Pháp cũng buộc pháp rời xa địa bàn cũ để đến địa bàn khác, một
ít cán bộ vượt ngục từ Tà Lài về gầy dựng lại tổ chức tuy nhiên vẫn còn phân
tán lực lượng, thiếu trung tâm quy tụ trong khi
đứt liên lạc với Trung Ương, không nhận được đầy đủ sự lãnh đạo
chung(3). 1944, một số cơ sở Đảng đã hoạt động trở lại ở phạm vi Nam Bộ và các
tỉnh nhưng chưa có sự thống nhất chặt chẽ về đường lối chính trị tổ chức chính
điều này đã dẫn đến phân hóa thành 2 tổ chức đảng là Xứ ủy Nam Kỳ (nhóm Tiền
Phong) và Xứ ủy mới ( nhóm giải phóng) – lịch sử quen gọi là “Xứ ủy Nam Kỳ (Tiền
Phong)”, “Xứ ủy mới (Giải Phóng)”, hay “nhóm Tiền phong”, “nhóm Giải Phóng”
(4). Hai tổ chức này không mâu thuẫn nhau về mục tiêu cách mạng nhưng không
cùng quan điểm về một nhận định tình hình và đường lối, phương pháp cách mạng cụ
thể nên tháng 4/1945 tại Nam Kỳ có hai tổ chức cùng lãnh đạo cách mạng(5).
Ngoài ra trong tình hình lúc bấy giờ, Nam Bộ không đủ điều kiện thành lập chiến khu, không
có căn cứ an toàn, những lớp huấn luyện chỉ có thể mở dưới dạng tổ chức nghiên
cứu và không phải ở đâu cũng tiến hành được (6).
Như vậy có thể thấy rằng lúc bấy giờ lực lượng cách mạng tại
Nam Kỳ chưa khôi phục hoàn toàn còn yếu, tổ chức cách mạng chịu sự phân hóa những
điều này có thể gây khó khăn cho tổng khởi nghĩa.
Ngược dòng thời gian một chút thì năm 1943, tại hội nghị Chợ
Gạo đã đưa ra quyết định: mặc dầu bị thiệt hại lớn vô cùng hồi năm 1940, Nam Kỳ
không được phép vắng mặt trong cuộc tổng khởi nghĩa toàn quốc. Một cuộc khởi
nghĩa giành chính quyền ở Nam Kỳ phải nổ
ra trước tiên và chủ yếu là ở Sài Gòn, đầu não của địch, các tỉnh tiếp sau và đồng
thời; vậy nên tập trung nhiều chú tâm và sức lực vào thành phố và địa phương gần
đó mà không xem nhẹ các tỉnh khác dầu là tỉnh ở xa(7). Như vậy có thể thấy Nam
Kỳ mặc dù không nhận được sự chỉ đạo trực tiếp từ TW nhưng đã đưa ra những nhận
định dự báo hết sức tương đồng về kế hoạch tổng khởi nghĩa.
Đến 3/1945,Xứ ủy Tiền Phong chủ trương dựa vào đường lối Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 6 của Đảng, lấy mục tiêu giải phóng dân tộc làm nhiệm vụ hàng đầu, lấy việc tập hợp
quần chúng các giới các ngành, kể cả
thành thị và nông thôn làm cơ sở để hành
động cách mạng. Nên khi quan sát tình
hình thực tế sau Nhật đảo chính Pháp, Xứ
ủy Tiền Phong đã chủ trương lợi dụng phát xít Nhật để tập hợp lực lượng cho cuộc
tổng khởi nghĩa sắp tới, góp phần làm phân hóa kẻ thù ở Nam Kỳ. Điều đó, cho thấy
quan điểm của Xứ ủy cũng phù hợp với tình hình cụ thể ở Nam kỳ, dù công tác
liên lạc giữa Nam kỳ với Trung ương giai đoạn này còn nhiều khó khăn (ở trong
Nam vẫn chưa nhận được bản Chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của ta
12.3.1945), cho thấy được sự nhạy bén nắm bắt tình hình và chủ động chờ đợi
thời cơ đến để miền Nam không thể thiếu mặt trong ngày Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về cho nhân dân. GS. Giàu khi ấy đã cho
rằng: Nhật là kẻ thù số một vì: 1. Hiện tại chỉ có Nhật mới thật sự làm chủ Đông Dương sau 9.3.1945; 2.
Riêng tại Nam kỳ thì lực lượng thân Nhật
trong các đảng phái và tôn giáo khá đông; 3. Pháp đô hộ ta gần trăm
năm nên ai cũng thấy được sự xấu
xa của nó, nhưng phát xít Nhật và các lực
lượng thân Nhật thì đang lừa bịp nhân
dân với chiêu bài “Đại Đông Á”; “Đồng chủng đồng văn” và tiến đến “trao trả độc
lập” giả tạo; 4. Ở Nam kỳ ngoài số bọn
Pháp phản động (phe Decoux), còn những người Pháp tiến bộ, chống phát xít mà ta có thể liên
minh với điều kiện họ cũng muốn Đông Dương độc
lập.
Theo sự tiến triển của chiến tranh thế giới, tình hình trong
nước có nhiều biến chuyển mau lẹ, báo hiệu cho thời cơ cuộc Tông khởi nghĩa
đang đến gần. Yêu cầu đặc ra cho cách mạng Sài Gòn cũng như toàn Nam Bộ: phải
nhanh chóng tập hợp lực lượng, xây dựng nòng cốt cho quần chúng nổi dậy giành
chính quyền. Xứ ủy chủ trương cho thành lập một tổ chức công khai có danh nghĩa
thân Nhật , nhằm tập hợp thanh niên yêu nước làm nòng cốt cho việc vận động quần
cúng chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền(8). Trên cơ sở đó lợi dụng việc Nhật
cần gây ra một phong trào và tạo nên một tổ chức thanh niên lớn ở Nam Kỳ để chống
các nước phương Tây. Nên 4/1945 Ida(một trùm mật vụ của Nhật) đã đến gặp bác sĩ
Phạm Ngọc Thạch, nhờ ông đứng ra tập hợp thanh niên Nam Kỳ, dĩ nhiên để lợi dụng
là chính. Chớp lấy thời cơ đó, Xứ ủy (Tiền Phong) đã chấp nhận cho Bác sĩ Ngọc
Thạch giúp Nhật lập tổ chức Thanh niên, để ta có thêm cơ hội hoạt động công
khai và lôi kéo quần chúng về phía cách mạng, vì bác sĩ Ngọc Thạch là ân nhân của
Iđa và người Nhật không nghĩ được rằng ông đã gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương (trong khi được nhiều đặt ân từ công việc, có vợ đầm). Thực hiện chủ trương của Xứ ủy, Phạm Ngọc Thạch cùng luật
sư Thái Văn Lung, bác sĩ Nguyễn Văn Thủ, sinh viên Huỳnh Văn Tiểng đã
thành lập tổ chức thanh niên , lấy tên
là Thanh niên Tiền Phong (đó là cái tên mà Xứ ủy lựa chọn và gợi ý).
Quá trình chuẩn bị cho việc thành lập tổ chức Thanh niên Tiền Phong rất khẩn trương. Vì nó là một tổ chức hợp pháp do chính phủ Nhật tài trợ thông
qua Sở Thể dục – Thể thao Nam kỳ. Người Nhật
định hướng cho nó hoạt động về
chính trị nhiều hơn là Hướng đạo. 1/6/1945, tổ chức Thanh niên tiền phong chính
thức ra đời; lãnh đạo gồm Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - Chủ tịch Hội đồng quản trị;
niên là Huỳnh Văn Tiểng- Tráng trưởng phụ trách Thanh; Bác sĩ
Nguyễn Văn Thủ- Tráng trưởng phụ
trách Thể thao; và nhiều trí thức nhân
sĩ yêu nước: Dược sĩ Trần Kim Quan, Kỹ sư Kha Vạng Cân, Bác sĩ Hồ Văn Nhựt, Họa
sĩ Hồ Văn Lái, Giáo sư Lê Văn Huấn, Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát(9). Thanh niên
Tiền phong lấy cờ vàng sao đỏ làm đoàn kỳ;được treo băng rôn ngang đường nội
dung “giải phóng dân tộc” và hô hào công khai “Cải tổ lại xã hội, cải thiện đời
sống của nhân dân”. Bài ca Lên Đàng của Lưu Hữu Phước được chọn làm Đoàn ca;
trang phục là quần soọc xanh hay màu sậm, áo sơ mi trắng cộc tay, dép cao su
quai tréo, mũ bành vành rộng; trụ sở đóng tại Nhà số 14 Charner (nay là Nguyễn Huệ) và có Trung tâm huấn luyện: Cơ sở của Jeunes
Campeurs ở đường Pellerin (nay là Pasteur).
Tổ chức này thành lập
dựa trên kinh nghiệm của công tác Hướng đạo sinh. Hoạt động TNTP do các ban chuyên môn phụ trách như: Ban Tuyên truyền
cổ động tổ chức; Ban Hoạt động xã hội;
Ban Phát thanh; Ban Biên tập báo Tiến; Ban Huấn luyện quân sự; Ban Văn nghệ.
Phong trào đã nhanh chóng tổ chức các hoạt động
cứu trợ nạn nhân chiến tranh do các cuộc oanh tạc của Đồng minh và cứu nạn đói ở miền Bắc. Dần dần
về sau, phong trào TNTP có đối tượng bao
gồm sự tham gia rộng rãi của nhân dân,
không phân biệt chính trị, dân tộc, tôn giáo. TNTP cũng đã tiến hành tổ chức Đại
hội lần thứ nhất vào 1.7.19.45 ở Sài Gòn. 5.7.1954 làm lễ tuyên thệ tại vườn
Ông Thượng (nay là Công viên văn hóa Tao Đàn) với 30.000 đoàn viên tham dự. Lễ
tuyên thệ lần thứ hai tổ chứ vào ngày
19.8.1945, cũng tại vườn Ông Thượng với 50.00 đoàn viên tham dự. Tất cả các buổi
tuyên thệ, lực lượng TNTP đã thể hiện được sự lớn mạnh của lực lượng mình. Dù về
chính trị vẫn còn mơ hồ, nhưng: “Thanh niên Tiền Phong thực sự trở thành một mặt trận dân tộc
thống nhất lôi cuốn hầu hết các tầng lớp nhân dân, các tôn giáo vào một cao
trào cách mạng toàn dân”. Bên cạnh họ,
còn có cả các tổ chức Phụ nữ Tiền Phong, Phụ lão Tiền Phong, Thiếu niên Tiền
Phong.
Một vấn đề cũng cần phải nhấn mạnh là đầu năm 1945, Tổng
công đoàn Nam kỳ vẫn còn hoạt động bí mật, số đoàn viên chưa đông. Sau khi
Thanh niên Tiền phong ra đời, Xứ ủy cho Tổng công đoàn mang tên Tiền Phong –
Ban xí nghiệp, mượn danh nghĩa tổ chức thành viên Than niên Tiền Phong để hoạt
động công khai hợp pháp, nhưng vẫn giữ nguyên hệ thống tổ chức của mình. Dẫn đến
lực lượng cách mạng ngày càng được bổ xung và so với các thế lực thân Nhật thì
lực lượng Cộng sản chiếm ưu thế. Theo một
thống kê của Viện sử học cho biết, riêng ở Sài Gòn, lực lượng của hai tổ chức
Thanh niên Tiền Phong và Công đoàn đã chiếm 200.000 người, trong khi dân số của
Sài Gòn cũng chỉ 800.000 dân.
Khoảng giữa tháng 4.1945, Lý Chiến Thắng cùng Cái Thị Tám (tức
Nguyễn Thị Kỳ - giao liên của Trung ương Đảng) về tới Sài Gòn, mang theo tài liệu
và thư của Trung ương gửi Xứ ủy. Đây là lần đầu tiên Xứ ủy Tiền Phong biết được
nội dung Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5.1941) và Chỉ thị “Nhật
– Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12.3.1945). Lập tức Xứ ủy thành lập
Mặt trận Việt Minh Nam bộ. Tối 19.8.1945, tại rạp Nguyễn Văn Hảo (rạp Công Nhân
ngày nay)Việt Minh tổ chức mít tinh trình bày chương trình hành động, quy tụ mấy
vạn người tham dự. Đến 20.8, tại Sài Gòn, Mặt trận Việt Minh Nam bộ tuyên bố ra
hoạt động công khai, thì ngày 22.8 TNTP chính thức tuyên bố gia nhập Việt Minh
và trở thành một thành viên của Ủy ban Khởi nghĩa Nam bộ. Kể từ đây, đường lối
chính trị của TNTP đã được hoàn chỉnh và
không còn phải giấu dưới lớp một tổ chức hoạt động trong khuôn khổ cho phép của
chính phủ phát xít Nhật. Ngay sau khi gia nhập Mặt trận, lãnh đạo TNTP đã lập
ra các đội “Thanh niên Tiền Phong xung kích” để đi đầu trong khởi nghĩa giành
chình quyền; Thanh niên Tiền Phong – Ban xí nghiệp (thuộc Tổng Công hội) cũng lấy
lại tên Tổng công đoàn Nam bộ (cũng là thành viên của Việt Minh).
Bên cạnh đó, từng bước Mặt trận Việt Minh Nam bộ cũng đã kêu
gọi được các tổ chức, đảng phái, tôn
giáo có tinh thần mong muốn Việt Nam độc lập gia nhập Mặt trận để cùng tiền hành đánh đuổi phát xít Nhật và bọn tay
sai trước khi quân Đông minh vào giải giáp Nhật ở Đông Dương. Do có một số quan
điểm đối lập nhau về việc có nên tiến hành tổng khơi nghĩa hay không cũng như để
dò xét xem Nhật có động thái đàn áp hay không Xứ Ủy Nam Kỳ đã tiến hành khởi
nghĩa thử nghiệm ở Tân An, khởi nghĩa thành công vào ngày 23.8.1945, ngày lập tức
lệnh tổng khởi nghĩa ở Sài Gòn – Chợ Lớn
và Nam Kỳ đã chính thức được phát động
vào tối 24 rạng sáng 25.8.1945. Tối 24, tất cả các đội xung kích chính
thức chiếm các cơ quan nhà nước quan trọng: dinh thống đốc, tòa án, khám lớn,
nhà bưu điện, kho bạc, vô tuyến điến, sở cảnh sát, sở mật thám, thị sảnh, các
bót, nhà đèn, sở nước, bến tàu, các cầu, các quảng trường và tất cả các ngã đường
lớn Sài Gòn đi các tỉnh…, chiếm tới đâu treo cờ tới đó, đặc biệt là chiếm từ
bên trong bằng những đoàn công nhân và thanh niên đã có mặt khắp nơi, chiếm tới
đâu liền báo về tổng hành dinh đến đó.
Sáng 25, Cách mạng Tháng Tám thắng lợi ở Sài Gòn – Chợ Lớn bằng một cuôc tuần hành mít tinh huy động đồng
bào từ các vùng ngoại thành và các tỉnh lân cận lên về tham gia lên đến con số
1.200.000 người. Trong 3 ngày sau, toàn thể 20 tỉnh Nam Bộ đều hoàn thành khởi
nghĩa giành chính quyền thành công.
Như vậy có thể thấy rằng
mặc dù gặp nhiều tổn thất về lực lượng nhưng với sự nổ lực của tổ chức Đảng ở
Nam Kỳ đã khôi phục và xây dựng lại lực lượng, trước tình thế có phần lép vế
trước các đảng phái thân Nhật tại Nam Kỳ đồng thời với việc thời cơ cách mạng
cho tổng khởi nghĩa đang tới gần xứ ủy Nam Kỳ đã có sự sáng tạo trong việc tập
hợp lực lượng cách mạng thông qua tổ chức Thanh Niên Tiền Phong ( mang vỏ bọc
thân Nhật nhưng thực tế là một tổ chức được Đảng cộng sản lãnh đạo). Thanh niên
Tiền Phong có vai trò quan trọng cho thắng lợi của khởi nghĩa Tháng Tám tại Nam
Kỳ khi đây là nơi tập trung và quy tụ đông đảo quần chúng nhân dân làm nên những
đặc điểm riêng của cách mạng Tháng Tám tại Nam Kỳ đó là với việc chỉ trong vòng
3 tháng, do Đảng lãnh đạo và các tổ chức quần chúng của Đảng vừa giúp, Thanh
niên Tiền Phong phát triển rất mau, số đoàn viên lên đến 1.200.000 trong 21 tỉnh
thành Nam bộ, riêng Sài Gòn có hơn 200.000”. Đã tạo nên điều kiện cho người của
Xứ ủy cài vào trong nội bộ các cơ quan, xí nghiệp, tổ chức chính quyền của địch.
Lực lượng cách mạng to lớn ấy chỉ còn đợi thời cơ chính mùi là lập tức tiến lấy
chính quyền mà không phải tốn kém nhiều thời gian và xương máu (dù quân đội Nhật
ở Nam kỳ sau 9.3.1945 khá đông và còn nguyên vẹn sau khi chính phủ Nhật đầu
hàng Đồng Minh). Nên GS. Trần Văn Giàu đã nhận xét: “Ở Sài Gòn không có cảnh tiến
chiếm các công sở của chính quyền cũ như ngoài Bắc (như cảnh chiếm Bắc bộ phủ ở
Hà Nội); ngược lại toàn bộ công tư sở ở Sài Gòn đã được lực lượng cách mạng hay
thân cáchmạng… chiếm ngay từ bên trong”.(10)
Tóm lại điều kiện bối cảnh lịch sử tác động nên cách mạng
Tháng Tám tại Nam Kỳ mang những nét đặc trưng riêng đó là: Quy tụ được đông đảo
quần chúng nhân dân tham gia dưới sự lãnh đạo và tổ chức của thanh niên Tiền
Phong; Tổ chức tổng khởi nghĩa từ bên trong các cơ quan cầm quyền;sự hồi sinh
thần kỳ và kịp thời của tổ chức Đảng cộng sản kịp thời lãnh đạo nhân dân khởi
nghĩa. Thắng lợi cách mạng Tháng Tám tại Nam Kỳ có ý nghĩa quan trọng khi chịu
nhiều bất lợi nhưng Nam Kỳ cũng đã giành thắng lợi cho thấy sự thắng lợi của
cách mạng trên toàn đất nước Việt Nam mở ra thời kỳ mới cho dân tộc Việt Nam
sau gần 100 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Vai trò của tổ chức Thanh niên Tiền
Phong tại Nam Kỳ là vô cùng quan trọng trong thắng lợi của cách mạng Tháng Tám
tại Nam Kỳ khi đã tập hợp được một lực lượng chính trị to lớn chỉ trong vòng 3
tháng lấn át hoàn toàn các tổ chức thân Nhật tạo tiền đề cho thắng lợi cuối
cùng là cuộc Tổng Khởi Nghĩa Tháng Tám.[1]
*Tài liệu tham khảo
1/ Nhiều tác giả, Cách mạng tháng 8 một sự kiện vĩ đại của
thế kỷ XX, NXB Chính trị quốc gia,HN,2005
2/ Nhiều tác giả, Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh hành trình
100 năm (1911 – 2011), NXB tổng hợp TP Hồ Chí Mình, TP.HCM, 2011
3/Nhiều tác giả,Từ xếp bút nghiên Lên Đàng đến xuống đường Dậy
Mà Đi, NXB Trẻ, TP.HCM, 2010
4/ Huỳnh Văn Tiểng – Bùi Đức
Tịnh, Thanh niên Tiền Phong và các phong trào học sinh sinh viên, trí thức
Sài Gòn 1939 – 1945, NXB Trẻ, TP HCM,
1995
5/ Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng chủ biên ,Địa chí văn hóa
thành phố Hồ Chí Minh. T.1, .- T.P. Hồ Chí Minh : Nxb.tổng hợp TP Hồ Chí Minh,
TP Hồ Chí Minh, 1998
([1] ) GS.Trần Văn Giàu, “Một số đặc điểm của khởi nghĩa
Tháng 8 1945 ở Nam Bộ, Sài Gòn”, Trích Cách mạng tháng 8 một sự kiện vĩ đại của
thế kỷ XX, NXB Chính trị quốc gia,HN,2005, trang 47
(2) GS.Trần Văn Giàu, “Một số đặc điểm của khởi nghĩa Tháng
8 1945 ở Nam Bộ”, Sài Gòn, Trích “ Cách mạng tháng 8 một sự kiện vĩ đại của thế
kỷ XX, NXB Chính trị quốc gia,2005 trang 49 -50
(3) Trần Bạch Đằng,, “Cách mạng Tháng Tám ở Nam bộ và Nam bộ
kháng chiến năm mươi năm nhìn lại”, trích Cách mạng Tháng Tám một sự kiện vĩ đại
của thế kỷ XX, NXB Chính trị Quốc gia, HN,2005 trang 378
(4) Nhiều tác giả, Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh hành trình
100 năm (1911 – 2011), NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh,2011, trang 237
(5) Cả hai Xứ ủy cũng từng gặp nhau tại các Hội nghị và các
tháng 4,5/1945 để bàn việc thống nhất tổ chức và lãnh đạo nhưng điều không
thành công. Đến khoảng tháng 6 /1945 cơ bản hợp nhất 2 tổ chức sau một cuộc họp
bí mật.
(6) Trần Bạch Đằng,, “Cách mạng Tháng Tám ở Nam bộ và Nam bộ
kháng chiến năm mươi năm nhìn lại”, trích Cách mạng Tháng Tám một sự kiện vĩ đại
của thế kỷ XX, NXB Chính trị Quốc gia, HN,2005 trang 379
(7) GS.Trần Văn Giàu, “Một số đặc điểm của khởi nghĩa Tháng
8 1945 ở Nam Bộ”, Sài Gòn, Trích “ Cách mạng tháng 8 một sự kiện vĩ đại của thế
kỷ XX, NXB Chính trị quốc gia,2005 trang 49
(8) Nhiều tác giả, Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh hành trình
100 năm (1911 – 2011), NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh,2011, trang 243
(9) Nhiều tác giả, Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh hành trình
100 năm (1911 – 2011), NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh,2011, trang 243
(10) Trần Văn Giàu,Sài Gòn mùa thu 1945, NXB CAND,
2005, trang 5 – 6
-----------------
Dương Minh Nhật
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.