Lên thuyền, Người làm việc rất nhiều, vất vả.
“ Mỗi ngày anh Ba
phải làm từ bốn giờ sáng, quét dọn sạch sẽ nhà bếp lớn trên tàu, rồi đốt lửa
trong các lò. Sau đó thì đi khuân than, rồi xuống hầm lấy rau, thịt, cá, nước
đá… Công việc khá nặng nhọc vì dưới bếp rất nóng, còn trong hầm thì rất rét.
Đôi khi vừa phải vác một bao nặng vừa leo lên những bậc thang, trong khi tàu
tròng trành lắc lư rất nguy hiểm” (Trần
Dân Tiên, 2015).
“Xong
công việc ấy, phải dọn cho chủ bếp Pháp ăn. Sau đấy lặt rau, rửa nồi, chảo
và đun lò lại. Công việc kéo dài suốt ngày.Nhà bếp lo ăn cho cả bảy, tám trăm
người, cả nhân viên và nhà khách. Có nhiều cái chảo bằng đồng lớn và nặng quá
phải kéo lê lên sàn. Và những cái nồi cao quá, anh phải leo lên ghế để chùi nồi.
Luôn luôn nghe tiếng: Ba, đem nước đây!
Ba, dọn chảo đi! Ba, thêm than vào!”.“Suốt ngày anh Ba người đẫm hơi nước và mồ hôi,
mình đầy bụi than. Người ta thấy anh Ba phải dùng hết tinh thần và sức lực để
làm cho xong mọi việc. Và hơn nữa, anh còn phải gọt cho xong đóng củ cải và
khoai tây… Mỗi ngày, đến chín giờ tối, công việc mới xong. Anh Ba mệt lử. Nhưng
trong khi chúng tôi nghĩ hoặc đánh bài, anh Ba học hay viết đến khuya…” (Trình Quang Phú, 2015, trang 67).
Thông qua đó, chúng ta có thể thấy rằng Nguyễn Tất Thành
– Nguyễn Ái Quốc khi ấy thật chịu khó, dù công việc có mệt mỏi tới đâu, nhưng
anh cũng phải cố gắng vì niềm hoài bão lớn, Người cũng thường xuyên trao dồi kiến
thức chữ viết... Sau đây là những hoạt động chính của Người mà chúng tôi xin đề
cập:
Một lần dọc đường anh Ba suýt chết đuối. Bể
nổi sóng. Làn sóng to như những quả núi chòm lên, đổ xuống. Hầu hết mọi người
say sóng. Như mọi ngày, anh Ba lên bếp lại xuống hầm. Không thể vác những rổ
rau lên vai vì tàu tròng trành dữ quá, anh phải buộc rau vào dây sắt để kéo đi.
Chuyến thứ hai một ngọn sóng lớn thình lình phủ lên sàn tàu và cuốn xuống bể mọi
vật trên sàn tàu, cả những rổ rau và anh
Ba nữa. May là anh bị đẩy vào cột buồm và dây xích, nhờ vậy mà thoát chết!... (Trần Dân Tiên, 2015)
Theo những bức thư của Nguyễn Tất Thành gửi
cho cha thông qua nhà chức trách Anh còn lưu trong tài liệu mật thám Pháp thì
ngày 30-10-1911, Người đã đến Côlôbô và ngày 15-12-1912, Người đến New York. Nhà
sử học Mỹ nổi tiếng, dành cả cuộc đời để nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
cung cấp cho ta tư liệu rất quý khi Bác Hồ đến Mỹ và thăm tượng Nữ thần tự do.
Bà đã lật xem những trang ghi cảm tưởng
của mọi chính khách khi đến thăm và chiêm ngưỡng tượng Nữ thần tự do. Bà viết:
“Tất cả họ đều ghi cảm tưởng bằng lời ca ngợi ngôi sao tỏa sáng trên vòng nguyệt
quế là ánh sáng tự do… Duy chỉ có Nguyễn Tất Thành nhìn xuống dưới chân tượng và
ghi: Ánh sáng trên đầu Thần tự do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân tượng
thì người da đen đang bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng như người
da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Và bao giờ người phụ nữ được
bình đẳng với nam giới?” (Trình Quang Phú, 2015, trang 68) .
Những
công việc của Người khi ấy còn được nhắc đến qua lời kể của những người bạn Việt
Nam xuất dương theo việc làm ăn. Chúng tôi đề cập đến những cái tên ông Dần,
ông Bốn, ông Nam. Cụ thể như sau:
Ông Dần khi ấy ở với ông chủ “ở Xanh Ađơrét ( Saint – Adresse ), một
ngoại ô của Havơrơ. Một hôm, ông chủ già dẫn về một người trẻ tuổi, gầy yếu, quần
áo lôi thôi nhưng có vẻ lanh lợi. Tên anh ta là Ba. Ở nước ngoài mà gặp được đồng
hương thì lập tức người ta dễ trở thành bạn thân. Chúng tôi cũng vậy”.
“Anh Ba
dùng thì giờ chăm bón hoa với người làm hoặc giở những tờ báo ảnh trong tủ sách
ra xem. Sau khi đến được ba ngày, anh hỏi tôi: “ Anh
Dân, anh có biết chữ quốc ngữ không?”. Tôi hơi thẹn nhưng trả lời thành thật: “
Không, tôi không biết”. Anh Ba liền giảng giải và khuyến khích tôi học. Tôi làm
theo lời anh. Anh Ba cũng thế. Anh học tiếng Pháp với cô sen. Ngày nay tôi đọc
được và viết được chính là nhờ anh Ba. Để trả ơn, thỉnh thoảng tôi dẫn anh Ba
đi xem chiếu bóng hoặc xem xiếc.
Chúng
tôi ở với nhau được độ một tháng. Một buổi chiều người chủ già đi làm về, nói với
anh Ba: “ Có một chuyến tàu đi vòng quanh châu Phi. Không có hành khách. Chỉ có
hàng hóa. Anh có muốn nhận làm bồi cho các sĩ quan trên tàu ấy không? Họ không
đông lắm đâu, và đều là người tốt, anh sẽ thấy anh không đến nổi vất vả ở trên
tàu. Đồng ý chứ?
Anh Ba vui vẻ nhận lời. Sau tôi nói với anh: “ Ba ơi!, khí hậu ở châu
Phi rất nóng, nóng hơn ở nước ta. Và một chiếc tàu chở hàng rất tròng trành, rất
dể làm anh say sóng. Đi như thấ là anh dại dột lắm: nhất là một thân một mình,
bầu bạn không có..”. Anh Ba nói với tôi: “Anh không nên nói như thế. Tôi là
thanh niên, tôi khỏe, tôi chịu được khổ. Và tôi muốn đi xem các nước”. Ngay hôm
sau anh Ba đáp tàu đi, anh có viết thư cho tôi hai ba lần, kể cho tôi nghe vô số
chuyện, nói đến người da đen, người Ả Rập, nói đến xứ Tênêripho, xứ Lixbon, đến
những con vẹt… Anh cũng cho biết là người nấu bếp trên tàu cũng là một đồng
hương tên là Bốn…” (Trình Quang
Phú, 2015, trang 74 - 75) .
Ông Bốn khi ấy “đi vòng
quanh thế giới làm nghề nấu bếp trên tàu. Tôi kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng
tôi không gửi một xu nhỏ về gia đình. Tôi chạy theo một cô gái nhảy, có bao
nhiêu nướng hết”. “Tôi đi nhiều, nhưng tôi không thấy gì, không học gì. Tôi
hoàn toàn dốt đặc, không biết đọc, chẳng biết viết. Một lần đi trên một chiếc
tàu nhỏ chở hàng, tôi có một người bạn là đồng hương trẻ tuổi, tên là Ba. Sau
giờ làm việc, anh Ba viết và đọc sách. Chính anh đã khuyên tôi học chữ quốc ngữ.
Anh Ba có một lối thuyết phục người rất giỏi. Nhờ những lời khuyên bảo và sự
giúp đỡ của anh Ba, tôi trở nên một người khá”.
“Chiếc tàu nhỏ rời Lơ
Havơrơ, đỗ lại ở Tây Ban Nha, Bồ Đào nha, Angiêni, Tuynidi và những cửa bể Đông
châu Phi cho đến Cônggô. Đến đâu anh Ba cũng để ý xem xét. Mỗi lần tàu cập bến,
thế nào anh Ba cũng kiếm cách đi thăm thành phố. Khi nào về, anh có những tấm ảnh
và những hộp diêm đầy túi. Anh Ba thích thu thập những thứ ấy. Đến Đaca,
biển nổi sóng rất dữ. Tàu không thể vào bờ. Cũng không thể thả Canô xuống vì
sóng rất to.Để liên lạc với tàu, bọn Pháp trên bờ bắt những người da đen phải
bơi ra chiếc tàu. Một, hai, ba, bốn người da đen nhảy xuống nước. Người này đến
người kia, họ bị sóng biển cuốn đi.
Cảnh tượng ấy mọi người coi là thường. Nhưng đều đó làm anh Ba hết sức cảm động, anh khóc. Ngạc nhiên tôi hỏi tại sao? Anh Ba buồn rầu trả lời tôi: “ Những người Pháp ở Pháp phần nhiều là tốt.Song những người Pháp thực dân rất hung ác, vô nhân đạo. Ở đâu chúng nó cũng thế. Ở ta, tôi cũng thấy những chuyện như thế xảy ra ở Phan Rang. Bọn Pháp cười sặc sụa trong khi đồng bào ta chết đuối vì chúng nó. Đối với bọn thực dân, tính mạng của người thuộc địa, da vàng hay da đen cũng không đáng một xu”. Chiếc tàu của chúng tôi chở rượu ngon của Boócđô và Angiêri cho những thuộc địa khác. Tất cả mọi người dùng trên tàu dùng rượu đó. Vì rượu rất nhiều. Tôi đã trông thấy nhiều thủy thủ say rượu suốt chuyến tàu. Chỉ cần dùi một lỗ nhỏ vào thùng rượu, ấn một ấn cao su nhỏ vào đấy, hút thật mạnh và để đầu kia vào một cái chai. Và như thế tha hồ mà uống. Nhưng anh Ba không bao giờ uống rượu và khuyên tôi không nên làm như thế”.
Cảnh tượng ấy mọi người coi là thường. Nhưng đều đó làm anh Ba hết sức cảm động, anh khóc. Ngạc nhiên tôi hỏi tại sao? Anh Ba buồn rầu trả lời tôi: “ Những người Pháp ở Pháp phần nhiều là tốt.Song những người Pháp thực dân rất hung ác, vô nhân đạo. Ở đâu chúng nó cũng thế. Ở ta, tôi cũng thấy những chuyện như thế xảy ra ở Phan Rang. Bọn Pháp cười sặc sụa trong khi đồng bào ta chết đuối vì chúng nó. Đối với bọn thực dân, tính mạng của người thuộc địa, da vàng hay da đen cũng không đáng một xu”. Chiếc tàu của chúng tôi chở rượu ngon của Boócđô và Angiêri cho những thuộc địa khác. Tất cả mọi người dùng trên tàu dùng rượu đó. Vì rượu rất nhiều. Tôi đã trông thấy nhiều thủy thủ say rượu suốt chuyến tàu. Chỉ cần dùi một lỗ nhỏ vào thùng rượu, ấn một ấn cao su nhỏ vào đấy, hút thật mạnh và để đầu kia vào một cái chai. Và như thế tha hồ mà uống. Nhưng anh Ba không bao giờ uống rượu và khuyên tôi không nên làm như thế”.
Anh Ba rất
tốt với mọi người và không bao giờ cãi cọ với ai. Nhưng anh Ba hơi khác thường. Mỗi ngày anh dậy
sớm để xem mặt trời mọc. Và trong những đêm trăng, anh hầu như không ngủ, anh
đi đi lại lại trên tàu, ngắm trời ngắm bể. Chúng tôi đậu lại ở Tênêriítpho vào
hoàng hôn. Bể lặng sóng, hòn đảo giống như một cái chụp đèn khổng lồ trên mặt bể,
phía trên lóng lánh, phía dưới xanh xanh. Chỉ có thế thôi mà anh Ba ngây người.
Anh nhắc đi nhắc lại: “Bốn, anh nhìn kìa! Đẹp quá! Hùng vĩ quá!”.... Ba cũng rời chiếc tàu, nói là đi Anh... Ba nói để học tiếng Anh.... Có, hai
ba lần gì đấy, anh Ba kể cho tôi nghe đã gặp ở Luân Đôn một người đồng hương
tên là Nam”.
Bây giờ
ông Nam “là một người làm bánh rán có tiếng trong thành phố. Ông ta ở trong Ban Chấp hành Công đoàn cứu quốc
hải ngoại”. “Vào
khoảng một năm trước khi đại chiến, một hôm, tôi gặp ở phòng lau chùi thìa,
nĩa, một người Á Đông trẻ tuổi. Tôi không để ý đến anh ấy vì tôi tưởng anh ấy
là người Trung Quốc. Đến ngày thứ ba, chính anh ấy đến nói chuyện với tôi bằng
tiếng Việt Nam. Cố nhiên tôi rất sung sướng được gặp một người đồng hương. Từ
ngày ấy, chúng tôi trở nên đôi bạn thân”. Và giữa cuộc trao đổi của họ, chúng ta thấy rằng những công việc Người làm
trước khi đến đây phụ bếp. “Hôm thứ nhất, tôi nhận việc cào tuyết trong một trường học. Một công việc
rất mệt nhọc. Mình mẩy tôi đầm mồ hôi mà tay chân thì rét cóng. Và cuốc được
tuyết cũng rất khó khăn, vì tuyết trơn, sau tám giờ làm công việc này, tôi mệt
lử và đói bụng. Tôi đành bỏ việc. Ông hiệu trưởng là một người tốt. Ông ấy đã
trả cho tôi cả ngày làm việc sáu đồng và vừa nói vừa cười: “ Chính thế, công việc
này quá sức anh”. Hai ngày sau tôi tìm được công việc khác. Lần này thì phải đốt
lò. Từ năm giờ sáng, một người nửa với tôi chui vào hầm để nhóm lửa. Suốt ngày chúng tôi để than, thay than trong lò. Ở đây thật đáng
sợ. Luôn luôn ở trong cảnh tranh tối tranh sáng. Tôi không biết người ta làm gì
ở tầng trên, vì không bao giờ tôi lên đấy. Người bạn tôi là một người ân thầm.
Có lẽ anh ta câm. Suốt hai ngày làm việc, anh ta không hề nói một tiếng. Anh vừa
làm vừa hút thuốc. Khi nào anh ta cần tôi làm việc thì anh ta ra hiệu. Nhưng
không nói một tiếng. Trong hầm hết sức nóng, ngoài trời hết sức rét, và không
có đủ áo quần tôi bị cảm lạnh. Vì vậy, tôi nghĩ việc hai tuần lễ. Với số tiền để
dành, tôi trả tiền phòng, tiền bô và bánh mì, và sáu bài học chữ Anh. Khi chỉ
còn sáu hào nữa, tôi đến tìm việc Sôhô, và người ta đưa tôi đến đây”.Công việc
từ 8 giờ đến 12 giờ và chiều từ 5 giờ đến 10 giờ. Hằng ngày, buổi sáng sớm và
buổi chiều, anh Ba ngồi trong vườn hoa Haiđơ (Hyde), tay cầm một quyển sách và
một cái bút chì. Hằng tuần vào ngày nghỉ, anh ta học tiếng Anh với một giáo sư
người Ý...”
“Mỗi ngày có một người đến dọn
đồ đạc. Những người phục vụ, sau khi dọn đỗ khách ăn, phải dọn bát đĩa bỏ tất cả
chém bát và thức ăn lẫn lộn vào một
cái thang điện đưa xuống bếp. Lúc bấy giờ người dọn dẹp phải để đồ đạc riêng một
bên, bát đĩa riêng một bên để người ta đem đi rửa. Khi đến lượt anh Ba, anh làm
rất cẩn thận. Đáng lẽ vứt thức ăn vào một cái thùng, đôi khi còn cả phần tư con
gà, những miếng bít tết to tướng, v.v thì anh giữ gìn sạch sẽ và đưa lại cho
nhà bếp. Chú ý đến việc này, ông già Étcôtphie hỏi anh:
- Tại sao anh không quẳng thức ăn thừa
vào thùng như những người kia?
- Không nên vứt đi. Ông có thể cho những
người nghèo những thứ ấy.
- Ông bạn trẻ tuổi, anh nghe tôi. Ông
Étcôtphie vừa nói vừa cười và có lẻ bằng lòng. Tạm thời anh ãy gác ý nghĩ cách
mạng của anh lại một bên, và tôi sẽ dạy cho anh cách làm bếp, làm ngon và anh sẽ
được nhiều tiền. Anh bằng lòng chứ?
Và ông Étcôtphie không để anh Ba phải rửa bát nữa mà đưa anh vào chỗ làm bánh, với một số lương cao hơn.
Và ông Étcôtphie không để anh Ba phải rửa bát nữa mà đưa anh vào chỗ làm bánh, với một số lương cao hơn.
Thật là một việc lớn sảy ra trong nhà bếp,
vì chính là lần đầu tiên mà mà ông “ vua bếp” làm như thế (Trình Quang Phú, 2015, trang 76 - 82) .
Ông cũng cho biết rằng “anh Ba” tới Pháp
và “Sau khi rời Luân Đôn, anh Ba viết
thư cho tôi đại ý thế này:
Tôi đã gặp nhà ái quốc Phan Châu Trinh.
Anh biết không? Ông bị án tử hình. Nhờ hội Nhân quyền và ông Giôrét (Jaurès)
can thiệp, ông Phan được thả và sang Balê (Pari).
Tôi cũng gặp luật sư Phan Văn Trường và những người khác. Tôi nói với họ: Trong khi vua Duy Tân nổi dậy ở Huế, nhân dân Thái Nguyên và nhiều nơi khác khởi nghĩa, thì chúng ta cũng phải làm gì chứ?” (Trình Quang Phú, 2015, trang 85).
Tôi cũng gặp luật sư Phan Văn Trường và những người khác. Tôi nói với họ: Trong khi vua Duy Tân nổi dậy ở Huế, nhân dân Thái Nguyên và nhiều nơi khác khởi nghĩa, thì chúng ta cũng phải làm gì chứ?” (Trình Quang Phú, 2015, trang 85).
Cũng
tại nước Anh này, lần đầu tiên có sự gặp gỡ giữa Nguyễn Ái Quốc với Phan Vân
Trường. “Cùng thời điểm năm
1913 , Phan Văn Trường có việc sang Anh lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành gặp gở và
trao đổi với người đồng hương của mình.Thông qua Phan Văn Trường anh được biết
cụ Phan Châu Trinh đang ở chung với ông Trường tại Pari, từ đó Nguyễn Tất Thành
thường có thư qua lại với cụ Phan thông báo tình hình sinh hoạt, học tập”. Dần
dần việc thư từ qua lại rất nhiều như: "Tháng 8 -1914 , chiến tranh thế giới
bùng nổ từ nước Anh, Nguyễn Tất Thành viết thư cho cụ Phan tố cáo thảm họa của
chiến tranh “ Tiếng sung đang rền vang . Thây người đang phủ đất”. Anh lưu ý “
Người Nhật hình như có ý định nhúng tay vào”, và tiên đoán “ trong ba hoặc bốn
tháng tình hình châu Á có thể sẽ có nhiều chuyển biến”. Nguyễn Tất Thành đang lao động và học tập,
tham gia Hội những ngươi lao động hải ngoại Luân Đôn, hàng ngày luôn theo dõi
tin tức và gần như khan hiếm, không biết dân thường và binh lính Việt Nam trên
đất Pháp ra sao” (Học viện chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, 2006, trang 51) .
“Trong những
tháng năm phôn ba ở nước Anh, Nguyễn Tất Thành đã học hỏi và tích lũy được thêm
những hiểu biết về chính trị của xã hội tư sản, về giai cấp vô sản và tư sản,
giửa chính quốc và thuộc địa của một nước sớm đã hình thành và phát triển, Nguyễn
Tất Thành đã sớm trang bị cho mình trình độ kiên thức tiếng Anh vững vàng một
công cụ giao tiếp sinh hoạt và hoạt động chính trị, nhưng cũng có những nỗi khó
khăn trăng trở bởi lẽ ở nước Anh rất cách biệt với đồng bào mình, xa những nhà
yêu nước khó khăn trong việc tiếp xúc trực tiếp với những kẻ thù áp bức bóc lột dân tộc mình để có thể chọn ra
những con đường cứu nước đúng đắn mà Nguyễn Tất Thành đã ấp ủ từ lâu nay” (Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
2006, trang 51) .
Tình hình
chính trị khi đó, “Khoảng năm 1913, theo
con tàu rời Mỹ trở về Lơ Havơrơ. Nước Anh cũng mang trong
mình mâu thuẫn cơ bản giửa vô sản với tư bản tuy không có xung đột chủng tộc
nhưng lại có các cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc địa trải từ
Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ, đặc biệt là cuộc đấu tranh của nhân dân Airơlen chống
Anh đòi giải phóng đã được các nhà chủ nghĩa cộng sản để tâm nghiên cứu” (Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
2006, trang 46) .
Nắm được tình hình chính trị, thấy dược cái khổ của các dân tộc trên thế giới,
phần nào cũng giúp Nguyễn Tất Thành hiểu rõ thêm bản chất của thực dân, đế quốc
Thông
qua đó, chúng ta có thể kết luận rằng, các công việc của Người dù vất vả tới
đâu nhưng vẫn cố gắng trau dồi kiến thức ngôn ngữ, hiểu rõ hoàn cảnh của nhân dân
các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Người luôn đem cả lòng thương dân để cứu dân khỏi ách nô lệ. Người luôn nỗ lực,
nghị lực vượt qua những con đường khó khăn này để tìm ra một chân lý cách mạng,
Người hi sinh cho dân tộc, chịu cùng cực, khốn khổ như vậy. Khi Người trở về
Pháp, chính là lúc Người tìm ra được chân lý thực sự sau nhiều năm bôn ba.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. (2006). Hồ Chí Minh tiểu sử. Hà Nội: NXB. Lý luận chính trị.
2. Trần Dân Tiến. (2015). Những mẫu chuyện về đời hoạt dộng của Hồ Chủ tịch. Hà Nội: NXB. Chính trị Quốc gia.
3. Trình Quang Phú. (2015). Đường Bác Hồ đi cứu nước. Hà Nội: NXB. Chính trị Quốc Gia.
------------------
Phạm Thị Mỹ Anh - Hoàng Hồng Hải - Nguyễn Văn Hậu - Trần Hoàng - Trần Ngọc Mai
Trích từ bài tiểu luận Quá trình chuyển biến từ một người yêu nước trở thành người Cộng sản của Nguyễn Ái Quốc (1911 - 1920) (tháng 6/2016).
Phạm Thị Mỹ Anh - Hoàng Hồng Hải - Nguyễn Văn Hậu - Trần Hoàng - Trần Ngọc Mai
Trích từ bài tiểu luận Quá trình chuyển biến từ một người yêu nước trở thành người Cộng sản của Nguyễn Ái Quốc (1911 - 1920) (tháng 6/2016).
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.