Đời sống của các giai cấp dưới chế độ thuộc địa và thái độ chính trị của họ? Những giai cấp nào là giai cấp tiến bộ?
Bắt đầu từ khi
giành được quyền bảo hộ trên đất nước ta (1883), thực dân Pháp đã đề
ra những chính sách mới để cai trị Việt Nam. Đặc biệt là sau cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897- 1914) của thực dân Pháp, bộ
mặt nước ta có những biến chuyển trên nhiều mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Những giai cấp mới
ra đời. Và mỗi giai cấp lại mang một đặc điểm cũng như thái độ
chính trị khác.
Sau cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp trên đất nước ta, do nhu
cầu cũng như hệ quả của các chính sách kinh tế tư bản chủ nghĩa mà
giai cấp công nhân ra đời. Trước đó, ở nước ta có hai giai cấp cơ bản
là địa chủ và nông dân. Sau khi giai cấp công nhân ra đời, lần lượt
các giai cấp tư sản, tiểu tư sản cũng xuất hiện và tạo nên sự phân
hóa xã hội sâu sắc.
Giai cấp nông dân
lúc bấy giờ ở nước ta chiếm đa số tới 90%¬1. Họ là giai cấp bị trị,
chịu sự áp bức bóc lột nặng nề của địa chủ. Giai cấp nông dân sống
trong một vòng luẩn quẩn của nợ nần và phải nai lưng làm thuê cho
địa chủ để trả những món nợ với số lãi khổng lồ quanh năm. Họ
không có lối thoát nên giữa họ và giai cấp địa chủ là mối mâu thuẫn
xã hội cực lớn. Không chỉ thế họ còn phải đóng các thứ thuế vô lí
cho bọn thực dân đế quốc. Rơi vào cảnh “một cổ hai tròng”. Vừa mâu thuẫn với địa chủ (mâu thuẫn
giai cấp) vừa mang sự căm thù với bọn thực dân đế quốc (mâu thuẫn dân
tộc).
Giai cấp địa
chủ được chia thành tầng lớp: đại – trung và tiểu địa chủ. Trong đó
tầng lớp đại địa chủ cấu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta.
Còn các tầng lớp trung và tiểu địa chủ thì có phần trung lập có
phần theo thực dân Pháp nhưng cũng có những địa chủ ủng hộ cách
mạng. Tuy vậy, những địa chủ có tinh thần cách mạng cũng không trở
thành lực lượng lãnh đạo cách mạng
Giai cấp tư sản
được ra đời trong bối cảnh nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mà thực dân
Pháp áp dụng ở nước ta. Họ được chia thành hai thành phần: tư sản
mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản mại bản là những người thầu
khoán, hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và có quyền lợi gắn kết
với thực dân Pháp. Còn tư sản dân tộc là những nhà tư sản vừa và
nhỏ, họ chịu sự chèn ép của thực dân Pháp và mang tâm lý dễ bị dao
động, dễ thỏa hiệp.
Giai cấp công
nhân ở Việt Nam lúc bấy giờ chỉ chiếm 1% nhưng sẽ là giai cấp nắm
quyền lãnh đạo cách mạng trong tương lai. Họ xuất thân từ nông dân,
nhưng do sự du nhập của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trên đất nước ta
mà những người nông dân đó trở thành công nhân với một thái độ và
trình độ rất “nghiệp dư” trong công việc. Họ chịu sự bóc lột từ ba
phía: đế quốc, tư bản trong nước và địa chủ phong kiến. Ra đời và
thụ hưởng những tinh hoa từ truyền thống yêu nước dân tộc và chịu sự
ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin, chính vì thế họ mang trong mình
ý chí cách mạng cao. Sớm trở thành lực lượng dẫn dắt trong cuộc
cách mạng vô sản sắp tới.
Giai cấp tiểu tư
sản bao gồm: trí thức, học sinh, sinh viên, tiểu thương,.. Họ là những
người thuộc tầng lớp trung lưu và bị thực dân Pháp chèn ép đủ
đường. Nhiều người trong số họ rơi vào cảnh thất nghiệp do những
chính sách hà khắc về kinh tế của Pháp. Chính vì những mâu thuẫn
đó mà giai cấp này cũng mang trong mình tinh thần cách mạng cao. Tuy
nhiên, do sự dễ thỏa hiệp mà họ cũng không thể trở thành lực lượng
lãnh đạo cách mạng.
Như vậy, qua phân
tích ở trên có thể thấy hai giai cấp tiến bộ nhất lúc bấy giờ là
giai cấp công nhân và nông dân. Một bên là giai cấp công nhân, những
người nắm quyền lãnh đạo cách mạng do sự nhận thức đúng đắn cũng
như tinh thần cách mạnh vô sản đã được giác ngộ. Còn một bên giai
cấp nông dân với sự đông đảo của mình sẽ là lực lượng nòng cốt cho
cách mạng sau này đi đến thành công. Cùng với nhau, hai giai cấp này
chính là thành phần chủ chốt đưa cuộc cách mạng vô sản đi đến thắng
lợi. Còn các giai cấp khác sau này sẽ được lợi dụng hoặc trung lập,
hoặc nếu ra mặt phản cách mạng sẽ bị tiêu diệt theo đúng chủ trương
như trong tinh thần của bản Cương lĩnh Chính trị tháng 2 của đồng chí
Nguyễn Ái Quốc.
Tài liệu tham khảo:
1/
Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, Đinh Xuân Lâm chủ biên, nxb Giáo
Dục, năm 2000
2/
Chính đề Việt Nam, phần III, cơ sở hạ tầng và tổ chức, Tùng Phong,
nxb. Đồng Nai, 1964.
3/Lịch sử Việt Nam, Lê Thành Khôi,
nxb. Thế Giới, 2014.
Đàm Minh Khôi
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.