Đông
Dương “nằm ở đâu” trong các thuộc địa của Pháp, vấn đề này ít được đề cập đến
trong các sách sử vì nó bị lu mờ bởi cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Tuy
nhiên, chúng ta cũng nên tìm hiểu và xác nhận Đông Dương nằm ở đâu trong hệ thống
thuộc địa của Pháp nhằm hiểu rõ hơn được quá trình khai thác thuộc địa của Pháp
không chỉ tại Việt Nam mà còn cả liên bang Đông Dương.
Về
vấn đề chúng ta nằm ở đâu trong các thuộc địa của Pháp, at có thể chia ra làm
hai giai đoạn. Giai đoạn 1 (trước 1867) và giai đoạn 2 (sau 1867). Trong đó,
trước thời điểm năm 1867, đặc biệt là trước khi đánh chiếm Bắc kỳ lần 1 (1873).
Đại bộ phận trong chính quyền Pháp không hề coi trọng việc biến cả Việt Nam lúc
đó trở thành thuộc địa mà chỉ có 1 nhóm các sĩ quan hải quân từng tham chiến và
di chuyển trong vùng viễn đông mới nêu lên việc sử dụng vũ lực để đánh chiếm nước
Việt Nam.
Trong
đó, đơn cử như: “năm 1817, vua Louis XVIII phái thuyền trưởng A. Kergariou điều
khiển tàu Cybele mang quốc thư tới Việt Nam như không được Gia Long tiếp”
Hoặc
như: “ngoại trưởng Pháp, Guizot, cho đến năm 1848 vẫn theo đuổi mục đích khôi
phục lại nước Pháp địa vị một cường quốc tại Âu châu; muốn đạt được mục đích ấy,
Guizot cho rằng cần phải liên minh với Anh quốc. Vì thế, nước Pháp không thể
làm mất lòng Anh quốc bằng cách bành trướng thế lực tại Á Đông được”
Như
vậy, ta thấy được rằng, ban đầu thực dân Pháp rất coi trọng việc thiết lập quan
hệ ngoại giao với nước ta, với các phái đoàn tới vào các năm 1817, 1822, 1831.
Tuy nhiên, nhà Nguyễn lại từ chối mọi cuộc ngoại giao và đóng cửa trước nước
Pháp lúc bấy giờ. Hơn thế nữa, việc xâm lược nước ta trong thời kỳ này cũng chỉ
là để ngăn cản công cuộc bắt bớ đạo Thiên Chúa của nhà Nguyễn và mong muốn của
các sĩ quan Pháp là có 1 tiền đồn để nghỉ ngơi khi di chuyển qua vùng viễn
Đông.
Tuy
nhiên, tất cả những điều đó đã dần thay đổi khi vua Tự Đức bắt đầu các chính
sách hòa hoãn của mình và làm cho thực dân Pháp nghĩ rằng nhà Nguyễn là một
chính thể suy yếu và nhu nhược, mà qua đó dần tiến hành các cuộc tấn công và
nhanh chóng giành chiến thắng trước nhà Nguyễn. “Hỉnh như cũng có lệnh cho các
quan cai trị ba tỉnh miền Tây phải duy trì thái độ hòa hảo với Pháp… Ở Sài Gòn,
người Pháp coi đây là dấu hiệu của sự sợ hãi,…” .
Như
vậy, ta thấy được rằng, ngay từ ban đầu, thực dân Pháp không hề có ý định xâm
lược nước ta, hơn thế nữa, họ còn có ý muốn tiến hành các thủ tục ngoại giao với
nước ta. Tuy nhiên, vì các chính sách sai lầm trong thời điểm đó của nhà Nguyễn
mà nước ta dần trở thành mục tiêu cho cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
Đến
thời kỳ đế chế thứ 2 của Napoleon III, nước Pháp đã dần xem Việt Nam là một
vùng đất lý tưởng ở viễn Đông vì các nguồn lợi tài nguyên, nhân công và thị trường
của chính khu vực này. Hơn thế nữa, người Pháp còn nhìn thấy được đây là khu vực
có thể làm trạm dừng chân cho các tàu buôn và chiến hạm của Pháp cần di chuyển
qua vùng viễn Đông. Và đặc biệt nhất, người Pháp trong thời điểm đó cần một
vùng đất đứng chân ở phương Đông nhằm đối chọi lại với đế quốc Anh đang dần
bánh trường mạnh mẽ thông qua việc xâm lược một loạt các quốc gia châu Á như: Ấn
Độ, Trung Quốc (Hương Cảng-Hồng Kông) và Singapore, như vậy, Đông Dương từ vị
thế của 1 khu vực mà Pháp chỉ cần chỗ dừng chân và giao thương (trước 1867) đã
nhanh chóng trở thành một khu vực không thể thiếu của người Pháp trong công cuộc
tìm kiếm thị trường thuộc địa.
Tổng
kết, qua quá trình xâm lược của thực dân Pháp, ta thấy được rằng việc Pháp xâm
lược Việt Nam không phải là ngẫu nhiên, nó chỉ là tập hợp các quá trình, hành động
và ý muốn của thực dân Pháp nhằm biến nước ta dần trở thành thuộc địa. Và thuộc
địa đó là một trong những thuộc địa được Pháp rất coi trọng trong công cuộc
khai thác.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Thế Anh, (2008), Việt Nam
thời Pháp đô hộ, Nxb Văn hóa-Văn nghệ.
2. Lê Nguyễn, (2015), Xã hội Việt Nam
thờ Pháp thuộc-nhân vật và sự kiện, Nxb Hồng Đức
3. Lê Thành Khôi, Lịch sử Việt Nam từ
nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX, Nxb Thế giới
Lê Quốc Hưng
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.