Chúng ta vẫn thường hay nói rằng một trong những
nguyên nhân khiến cho Pháp tấn công Việt Nam là do một số vị vua đầu triều Nguyễn
cấm đạo Kito. Vậy tại sao những vị vua đó lại cấm đạo, và họ có cấm đạo ngay từ
đầu không ? Qua bài viết này bạn sẽ phần nào hiểu được những nguyên nhân khiến cho một
số vị vua triều Nguyễn ban những đạo dụ cấm đạo.
Đạo
Kito được truyền bá vào Việt Nam từ thế kỷ XVI khi mà cuộc chiến tranh Trịnh -
Nguyễn đang nổ ra. Những giáo sỹ phương Tây đã dùng tiền và thuốc chữa bệnh để
lôi kéo những người dân đang bị khủng hoảng tinh thần do chiến tranh, do sự áp
bức bóc lột gây ra để họn tham gia vào Kito giáo, sử dụng những giáo lý của đạo
Kito để “mê hoặc” lòng người. Mặc dù đã rất nỗ lực nhưng những giáo sỹ phương
Tây lại không đạt được kết quả như mong muốn. Đến thế kỷ XVII, Pháp từng bước
thay thế Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong việc truyền đạo. Để Kito giáo có thể mở
rộng hoạt động hơn nữa, năm 1615, Pháp cho thành lập Hội truyền giáo Đàng
Trong, đến năm 1626 thì Hội truyền giáo Đàng Ngoài được thành lập. Có cơ sở, tổ
chức, có giáo dân, lại chưa bị cấm hoặc hạn chế hoạt động nên các giáo sỹ
phương Tây có thể thoải mái trong việc truyền đạo.
Vào
Việt Nam, dù có mưu đồ hay không có mưu đồ thì phần lớn hoạt động của các giáo
sỹ đều xoay quanh hai việc đó là truyền đạo và tiến hành các hoạt động điều
tra, do thám và cung cấp tin tức cho Chính phủ Pháp để dọn đường cho cuộc xâm
lược sau này. Những hoạt động của các giáo sỹ không thể thoát khỏi ánh mắt của
các chúa Nguyễn. Mặt khác, sự khác biệt về văn hóa khi những giáo lý của Kito
mâu thuẫn với truyền thống của dân tộc Việt Nam cũng chính là lý do để xuất hiện
những đạo dụ cấm đạo. Năm 1631, chúa Nguyễn Phúc Luân đã ra đạo dụ cấm đạo Kito
đầu tiên. Đến năm 1644, chúa Nguyễn Hiền Vương đã ra lệnh bắt giữ những người
giảng đạo ở Đà Nẵng, mở đầu cho các dụ cấm đạo sau này.
Đầu
tiên là vua Minh Mạng.
Ngày đầu, Ngài không tiến hành cấm đạo mà chỉ ngăn
chặn đạo. Thời gian ngăn chặn đạo từ năm 1825-1832. Trong khỏang thời gian này,
vua Minh Mạng đã ra một số đạo dụ nhằm ngăn chặn sự hoạt động của các giáo sỹ
truyền đạo. Các giáo sỹ một mặt chống lại triều đình nhà Nguyễn, mặt khác xúi
giục giáo dân bất tuân hành luật pháp của triều đình và địa phương “Đức Giáo Hoàng ở La Mã (Rome) mới là vị vua
tối cao duy nhất của họ, họ chỉ phải tuân phục quyền lực của Tòa Thánh Vatican”[1].
Năm
1832, vua Minh Mạng ra đạo dụ, theo đó vua cho rằng Kito giáo là tà đạo, không
thờ cúng tổ tiên là đi ngược với chính đạo… Mặt khác, vua Minh Mạng còn ra lệnh
cho các quan lại ở các địa phương tăng cường kiểm soát các vùng duyên hải để đề
phòng các họat động truyền giáo của các giáo sĩ. Đồng thời vua Minh Mạng còn thực
thi chính sách cứng rắn bằng cách đóng cửa tòa lãnh sự Pháp vào năm 1830.
Đạo
cấm dụ chỉ thực sự được ban hành sau khi cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi năm 1833
bị dập tắt. Lý do vì trong cuộc nổi dậy có sự tham gia của giáo dân. Những giáo
dân bị bắt đều xử tử. Năm 1936, vua ra đạo dụ, theo đó những giáo sỹ phương Tây
nếu bị bắt trong nước thì đều bị xử tử, những ai chứa chấp cũng sẽ bị án đó.
Từ
năm 1825-1838 có 4 Giám mục, 9 Linh mục ngoại quốc, 20 Linh mục người Việt và
hàng trăm giáo dân bị sát hại [2]. Tháng 10 năm 1839, vua Minh Mạng ban hành dụ
cấm đạo: Buộc tất cả những người theo đạo phải bỏ đạo trong vòng một năm, xây dựng
chùa chiền vào những nơi trước đây xây dựng nhà thờ. Tất cả thần dân phải tích
cực trông nom chùa chiền. Chính sách này của vua Minh Mạng đã gây nên sự bất
mãn vô cùng lớn của giáo dân và giáo chức Thiên Chúa.
Kế
nhiệm vu Minh Mạng là Thiệu Trị. Sau khi lên ngôi, vua Thiệu Trị không tiến
hành chống đạo một cách quyết liệt như vua Minh Mạng, tức là Ngài vẫn giữ một
thái độ ôn hòa đối với giáo dân, thả nhiều giáo dân đã bị bắt, những qua lại
trong triều đình nếu ai theo đạo thì sẽ được khuyên ngăn bỏ đạo… Với chính sách
mềm dẻo nên số lượng giáo dân không ngừng tăng, nhất là ở Trung và Nam Kỳ, địa bàn hoạt động của giáo hội ngày
càng được mở rộng.
Vua
Thiệu Trị chỉ thực sự cấm đạo sau sự kiện ngày 15-4-1847, người chỉ huy tàu
Lapierre của Pháp đã cho quân nã pháo vào một hạm đội của triều Nguyễn làm 5
tàu bị chìm và nhiều thủy quân bị chết. Cuộc bắn phá này làm cho vua Thiệu Trị
trở nên căm thù người phương Tây. Vua đã tự tay hoặc bắt người hầu phá vỡ hết
những đồ vật châu Âu trong dinh thự của mình đồng thời ra một đạo dụ quy định
giá một cái đầu của một nhà truyền giáo là 30 lạng bạc và phạt tử hình [3].
Dưới
thời vua Tự Đức, chính sách cấm đạo được thực hiện một cách mạnh mẽ. Trước đó,
năm 1847, sau khi lên ngôi, vua đã ân xá cho các giáo dân. Nhưng sang năm 1848,
một số giáo dân bị Hồng Bảo (anh vua Tự Đức) lôi kéo đã tham gia vào cuộc đảo
chính lật đổ vua Tự Đức nhưng không thành. Chính cuộc đảo chính này đã làm thay
đổi thái độ của vua Tự Đức từ khoan dung sang thù địch với giáo dân. Nhà vua
cho rằng giáo dân tiềm ẩn hai nguy cơ lớn. Một là người Pháp sẽ lợi dụng giáo
dân để xâm lược Việt Nam. Hai là những thế lực chống đối trong triều đình có thể
lợi dụng giáo dân để lật đổ ngai vàng của mình. Chính vì vậy, năm 1848, vua đã
ra đạo dụ cấm đạo đầu tiên [4]. Theo đạo dụ ““Phàm những đạo trưởng Tây Dương đến
nước ta thì cho quân dân mọi người ai có thể bắt được nộp quan, thưởng cho 300
lạng bạc. Còn người đạo trưởng Tây Dương ấy do quan sở tại xét hỏi rõ ràng lý lịch,
lập tức đem việc dâng tâu, cho đem đích thân nạn nhân ấy ném xuống biển. Còn những
đạo trưởng và bọn theo đạo là người nước ta, xin do các nha lại xét việc hìnhh ai,
ba lần mới báo cho biết tội, nếu họ biết hối cải bỏ đạo bước qua cây giá chữ thập
thì thả ra ngay. Người nào không chịu nhảy qua cây giá chữ thập thì người đạo
trưởng cũng nên xử tử, các con chiên theo đạo hãy tạm thích vào mặt, đuổi về
cho vào sổ dân. Nếu họ biết hối cải thì cũng cho đến quan để trừ bỏ thích chữ ấy
đi..”[5].
Không
chỉ dừng lại ở đó, năm 1851, vua Tự Đức ra một đạo dụ mới với những chính sách
nghiêm khắc hơn. Những thầy tu châu Âu sẽ bị ném xuống biển, những thầy tu An
Nam thì bị chém ngang người. Những ai phát hiện ra các thầy tu châu Âu lén lút
đi truyền đạo mà tố cáo hay bắt giữ giao nộp cho quan sẽ được thưởng tám nén bạc
và nửa phần gia sản của những kẻ che giấu chúng. Những kẻ che giấu tu sỹ người
Âu trong nhà cũng bị chém ngang lung và vứt xuống sông [6].
Năm
1852, vua Tự Đức tổ chức trưng cầu ý kiến của quan lại và nhà Nho trong toàn quốc
về vấn đề Kito giáo. Trong cuộc trưng cầu ý kiến này, quan lại và nhà Nho tán
thành việc tăng cường hơn nữa các biện pháp chống lai Kito giáo, đưa ra đề xuất
cho giáo dân ra ở riêng để dễ bề quản lý hay phá bỏ nhà thờ, chuyển giáo dân đến
những nơi nước độc, các nhà Nho thì cho rằng nên giáo dục lạ những người theo
Kito giáo.
Năm
1854, vua Tự Đức ra chỉ dụ phê phán Kito giáo là man rợ, có học thuyết xấu xa
gây tổn hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Năm
1855, vua Tự Đức ra chỉ dụ yêu cầu quan lại, binh lính, dân chúng theo đạo phải
bỏ đạo. Nếu ai không bỏ đạo thì sẽ không được thi cử và làm việc cho triều
đình. Điều này có thể thấy vua Tự Đức rất quyết tâm trong việc loại bỏ những
người theo đạo Kito ra khỏi bộ máy quan lại của Triều đình, hay nói một cách
khác, triều đình nói không với những người theo đạo Kito.
Năm
1861, Tự Đức ra sắc lệnh “Phân tháp giáo dân” nhằm phân tán, cô lập, kiểm soát
và tiêu diệt mầm chống dối của giáo dân. Chỉ dụ này gồm một số khoản chính sau:
Khoản
1: Tất cả các giáo dân, đàn ông và đàn bà, giàu cũng như nghè o, người già cũng
như trẻ con đều phải phân tán vào các làng bên lương.
Khoản
2: Tất cả các làng bên lương phải chịu trách nhiệm canh gác các giáo dân đã được
tha về theo tỷ lệ cứ 5 người lương một người theo đạo.
Khoản
3: Tất cả các làng giáo đều phải san bằng, phá hủy đất đai, vườn tược sẽ được chia
cho các làng bên lương xung quanh, các làng này có nghĩa vụ phải nộp thuế.
Khoản
4: Giáo dân đàn ông phải tách ra khỏi giáo dân đàn bà, đàn ông đưa đi một tỉnh,
đàn bà đưa đến một tỉnh khác để họ không được sum họp, trẻ con sẽ giao cho các
gia đình bên lương nào muốn nuôi chúng.
Khoản
5: Trước khi đưa đi, tất cả giáo dân đàn ông, đàn bà, trẻ con đều phải thích chữ
vào mặt: Ở má trái là hai chữ tà đạo, ở má phải là tên tổng, huyện gửi tới, để
chúng không thể chạy trốn.[7]
Với
chính sách giết đạo oan nghiệt này, ngoài các giáo sĩ phương Tây bị sát hại, trong
thời gian này có đến 115 linh mục người Việt bị giết, 50 nữ tu viện bị phá hủy,
2600 nữ tu phải di tản, 100 nữ tu bị giết, khoảng 100 làng giáo dân bị san
thành bình địa, 10. 000 chức sắc trong các họ đạo bị bắt giam, trong số đó hơn
một nửa bị giết; 2000 xứ đạo bị triệt hạ, 300. 000 giáo dân bị phân tháp, trong
số đó có 50. 000 người bị giết.[8]
Về
sau, sau khi ký Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), vua Tự Đức cho giáo sỹ được tự do
truyền đạo, người dân được tự do theo đạo khiến cho giới nho sỹ phản đối gay gắt.
Đặc biệt, sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874), các hoạt động truyền đạo diễn ra ngày
càng mạnh mẽ đã là nguyên nhân làm nổ ra phong trào “Bình Tây sát tà” ở Trung Kỳ
và Bắc Kỳ do các nhà nho tổ chức. Phong trào này đã khiến cho hành lọat giáo
dân và giáo sỹ bị sát hại, hễ làng nào theo đạo đều bị đốt cháy. Câu nói “vô đạo,
bất lương” cũng từ đây mà ra.
#Q.
Tham
khảo:
2,7,8.http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file?uuid=6d425c5e-a747-4b66-be8b-18a5cc16a3d6&groupId=13025
3.4.5.6.
Trần Viết Nghĩa,Trí thức Việt Nam đối diện với văn minh phương Tây
Abilirae-shi Chris Hollis https://wakelet.com/wake/a6gMQYjiZZTJF-VPL0403
Trả lờiXóadestluacoval
glutigMci-ze1995 Victoria Fernandez Website
Trả lờiXóaCyberLink PowerDVD
Microsoft Visio Professional
ogesyben
viết ngu, xuyên tạc sai sự thật.
Trả lờiXóa