Đường "lưỡi bò" của Trung Quốc và phản ứng của quốc tế

Kể từ khi Trung Quốc công bố “đường lưỡi bò” vào năm 2009, tình hình Biển Đông đã trở nên căng thẳng. Phản ứng của thế giới và của các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đã ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Từ ảnh hưởng của “đường lưỡi bò” 2009, Việt Nam đã có những nỗ lực, cố gắng trong việc giữ gìn chủ quyền và bảo vệ biển đảo trên cơ sở hòa bình, hợp tác và tuân thủ luật pháp quốc tế nhằm kiềm chế xung đột, giải quyết thông qua đàm phán. Tuy nhiên tình hình vẫn chưa có nhiều chuyển biến.


1. Quá trình hình thành và phát triển “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.
1.1. Quá trình hình thành “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.
1.1.1.1. Những dấu ấn về ‘đường lưỡi bò” đầu tiên.
Năm 1914, khi Trung Quốc lấy lại được quần đảo Đông Sa (Partas) từ tay Đế quốc Nhật Bản, ông Hu Jinjie – một người chuyên vẽ bản đồ của Trung Quốc, ông đã thể hiện “đường lưỡi bò” trên tấm bản đồ bằng nét liền. Đường này quay thuộc các quần đảo Đông Sa (Partas) và Hoàng Sa (Tây Sa) vào Trung Quốc. Xuất phát từ điểm mút biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc ở cửa sông Bắc Luân, đường này chạy dọc theo bờ biển Việt Nam, vòng qua bờ tây của đảo Luzon của Philipines, sau đó đi đến phía Đông của quần đảo Đông Sa, chạy qua eo biển Đài Loan, và kết thúc tại điểm biên giới giữa Hoàng Hải và Đông Hải của Trung Quốc. Điểm cực nam của đường này ở khoảng 150 – 160 Bắc.[1] Đó là chính là dấu ấn đầu tiên về “đường lưỡi bò” nhưng hiện nay chưa ai biết rõ lý do vì sao tác giả lại vẽ như vậy. Nhưng thông qua đó, chúng ta thấy rằng, người Trung Quốc đã nhận thức rõ hơn về biển và phạm vi trên biển mà họ muốn. Và cứ thế, nó phát triển qua những năm sau đó, phát triển đó là phát triển về tư duy.
Đến năm 1933, khi mà Pháp lần lượt khẳng định chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa (năm 1931), Trường Sa (1933), Trung Hoa Dân Quốc khi đó đã phản đối mạnh mẽ, và họ có hành động để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc đối với các nhóm đảo ở Nam Hải. Do đó mà, “đường lưỡi bò” được mở rộng đến khoảng vĩ tuyến 70 – 90 Bắc. Tức là họ xem quần đảo Trường Sa là thuộc Trung Quốc, nhưng bãi Tăng Mẫu nằm ngoài vùng này. Cũng trong năm này, Trung Hoa Dân Quốc đã thành lập một ủy ban để xem xét và thẩm tra các hải đồ và bản đồ. Đến năm 1935, “Bản đồ các đảo Nam Hải Trung Quốc” được xem là bản đồ chính thức đầu tiên về các đảo Biển Đông do Trung Hoa Dân Quốc phát hành. Đến năm 1948, tấm bản đồ được Trung Hoa Dân Quốc xuất bản lần đầu tiên mang dấu ấn “đường lưỡi bò”. Tác giả là ai thì đó là một điều tranh cãi.
1.1.2. “Đường lưỡi bò” chính thức xuất hiện trên bản đồ vào năm 1947-1949.
Tấm bản đồ “đường lưỡi bò” đầu tiên được hình thành ra sao và tác giả thật của nó là ai đến nay vần còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên , một số học giả Trung Quốc cho rằng nó khởi nguồn từ chuyến đi từ đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa đến đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam kéo dài hai tháng của chỉ huy Lâm Tuân cùng một số chuyên gia sử học, địa lý học và các học giả. Sau khi về Quảng Châu, ông đã cùng họ (cụ thể là do ông Bạch Mi Sơ, người cùng đi với Lâm Tuân chuyến đó phóng tác năm 1946)  vẽ ra tấm bản đồ “11 đoạn” và sau đó giao cho Sở Phương vực thuộc Bộ Nội chính của chính quyền Trung Hoa Dân Quốc in ấn vào tháng 10-1947. Giả thuyết này nhận được sự ủng hộ của học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa, nghiên cứu viên Trung tâm Thông tin Hải Dương Trung Quốc cho rằng “năm 1946, Lâm Tuân dẫn hạm đội đi thu phục các đảo. Nói là thu phục nhưng theo tôi, đúng ra là tiếp thu tài sản của kẻ thất bại. Có một số đảo thực ra không biết là của ai. Nhật Bản chiếm, rồi thua trận, đem dâng cho ta, dĩ nhiên ta vui vẻ nhận (…). Đi cùng hạm đội có một ông ở Bộ Địa chất và Khoáng sản vung bút vẽ đại một đường đứt khúc hư ảo thành một cái túi to tướng. Sau khi quay về, in vào bản đồ của Chính phủ Dân quốc, đem công bố, thế là ra đời một đường biên giới (…)”[2].
Một giả thuyết khác thì cho rằng tấm bản đồ này không phải do Lâm Tuân vẽ mà do giám đốc Sở Phương vực Phó Giác Kim phác họa. Ông này đã căn cứ trên những tư liệu sơ sài của Lâm Tuân, Trịnh Tư Duyệt và Tào Hi Mãnh để vẽ bản đồ trên. Tư liệu trên chỉ kể sơ sài rằng Trịnh Tư Duyệt sau khi trở về lục địa đã cùng với Phó Giác Kim chỉnh lý tư liệu thu thập được trên chuyến hành trình, sau đó trình lên viện hành chính thẩm định để chuẩn bị cho vẽ và in ấn. (theo tư liệu do Tuần báo Phượng Hoàng (Hồng Kông) cung cấp).
Hai giả thuyết trên đều nhằm mục đích đưa ra được tác giả thật sự của “đường lưỡi bò”, nhưng cũng không làm thay đổi tính phi lý của tấm bản đồ “11 đoạn” này.  Bản đồ này sau đó được Vụ Biên giới và Lãnh thổ, Bộ Nội vụ Cộng Hoà Trung Hoa xuất bản tháng 2/1948, với tên gọi Nam hải chư đảo vị trí đồ. Gọi là “đường lưỡi bò” bởi nó giống cái lưỡi bò liếm xuống Biển Đông, được thể hiện bằng đường đứt khúc 11 đoạn. Có thể miêu tả như sau: “xuất phát từ điểm mút biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ chạy xuống phía Nam dọc theo bờ biển phía Đông Việt Nam, tới cực nam của bãi San hô James Shoal (Tăng Mẫu) ở khoảng vĩ độ 30 Bắc. sau đó đi lên phía bắc song song bờ biển phía Tây đảo Borneo của Malaixia và các đảo Palawan, đảo Luzon của Philipines, kết thúc phía Đông của eo biển Bashi nằm giữa Đài Loan và Philipines”
Tuy nhiên, thời điểm xuất bản tấm bản đồ này ở Trung Quốc, đã không có một công bố nào ở quốc tế cũng như khu vực châu Á. Vì thế mà không một quốc gia nào biết đến sự tồn tại của nó. Chưa kể theo như hai giả thuyết ban đầu, tấm bản đồ này có nguồn gốc từ bản đồ tư nhân. Và chuyến đi của tướng hải quân Lâm Tuân cũng được thực hiện khi mà chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã hết quyền giải giáp quân Nhật đến tám tháng.  Tóm lại, tấm bản đồ “11 đoạn” này đã xuất hiện vào khoảng năm 1947-1949 nhưng chưa hề nhận được bất kì một sự thừa nhận nào của cộng đồng quốc tế.
Như vậy, từ những dấu ấn đầu tiên, “đường lưỡi bò” dần dần bành trước về phía nam (từ khoảng 150 – 160 Bắc đến khoảng 70 – 90 Bắc, và tới khi công bố chính thức vào năm 1948 là 30 Bắc). “đường lưỡi bò” từ đó được tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo và đến nay nó được định hình thành 10 đoạn đứt liền. Với những dấu ấn ban đầu, tư duy về biển của người Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ dã tâm bành trướng của mình hơn bao giờ hết.
1.2.  Quá trình phát triển “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.
Đồ họa trên tờ Business Insider cho thấy tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc thể hiện qua cái gọi là "Đường chín đoạn" (nay được Trung Quốc sử dụng thuật ngữ "Tứ xa") đã vi phạm chủ quyền các quốc gia và cả luật pháp quốc tế. Nguồn: cand.com.vn

Cho dến nay, “đường lưỡi bò” phát triển dựa trên sự điều chỉnh của chính quyền Trung Quốc. Thông qua đó, Trung Quốc điều chỉnh trên bản đồ. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thay Trung Hoa Dân Quốc, tiếp nối việc điều chỉnh “đường lưỡi bò”. Cho nên, chúng ta chỉ xét sự phát triển “đường lưỡi bò” của Trung Quốc dưới thời Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, còn về phía Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) chúng ta chỉ điểm sơ qua.
Năm 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng cho ấn hành một bản đồ, trong đó “đường lưỡi bò” được thể hiện giống như trên bản đồ trước đó gồm 11 đoạn. “Trong bản đồ đó đường chữ “U” hay “đường lưỡi bò” được thể hiện bao trùm xung quanh cả bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên Biển Đông, đó là các quần đảo Hoàng Sa (Paracels), Trường Sa (Spratlys) và Pratas (Trung Sa) và bãi cạn Macclesfield (Trung Sa). “Đường lưỡi bò” xuất phát từ biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ, chạy xuống phía Nam tương tự như hình dáng của bờ biển Đông và Đông Nam Việt Nam tới cực Nam của bãi đá san Scaborough Shoal (Tăng Mẫu) tại vĩ tuyến 40 Bắc, và sau đó quay ngược lên phía Bắc theo hướng đi song song với đường bờ biển phía Tây Sabah của Malaysia và Palwan của Philipines và quần đảo Luzon, kết thúc tại khoảng giữa eo Bashi nằm giữa Đài Loan và Philippines. Đường này được vẽ tùy tiện và không có tọa độ xác định chính xác”[3].
Đến năm 1953, sau đó một thời gian, bản đồ vẽ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc xuất bản chỉ còn 9 đoạn, tuy nhiên, các đường này nó nằm gần sát bờ biển của Việt Nam, Malaysia và Philipines. Chính phủ Trung Quốc không đưa ra giải thích vì sao lại bỏ đi hai đoạn ở Vịnh Bắc Bộ, thời điểm bỏ đi hai đoạn này cũng không nhất quán trong các tài liệu của các học giả Trung Quốc. Điều đặc biệt là trong suốt một thời gian dài, mặc dù cho xuất bản bản đồ có thể hiện “đường lưỡi bò” như trên, nhưng cả chính quyn Đài Loan lẫn Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đều chưa bao giờ đưa ra lời tuyên bố hoặc giải thích chính thức gì về “đường lưỡi bò” đó cả.
Trong các tuyên bố và các văn bản luật quan trọng của Chính phủ Trung Quốc như Tuyên bố v Lãnh hải tháng 8 năm 1958,Tuyên bố của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa v Lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải năm 1992, Tuyên bố của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa v đường cơ sở để tính chiu rộng của lãnh hải năm 1996, Luật của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa v vùng đặc quyn kinh tế và thm lục địa năm 1998 đu không thấy nhắc gì tới “đường lưỡi bò” này cũng như không có bản đồ nào có hình “đường lưỡi bò” được đính kèm.[4]
Tháng 7/1996, nhà xuất bản Thông tin kinh tế Hồng Kông cho xuất bản cuốn “The petropolitics of the Nansa islands – China’s indisputable legal case” của Phan Thạch Anh (Pan Shi Ying), theo lời của ông ta thì “chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thông qua việc ấn bản các bản đồ này muốn gửi ba thông điệp tới cộng đồng quốc tế:
Thứ nhất, khu vực nằm trong đường biên giới này là các đảo, đá và các vùng nước kế cận của chúng đã thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc trong lịch sử.
Thứ hai, phù hợp với các công ước quốc tế, vị trí và hướng đi của con đường đứt khúc 11 đoạn này (sau thay bằng 9 đoạn) đã được vạch ra theo cách gần như là đường cách đều giữa rìa ngoài của bốn quần đảo trong biển Nam Trung Hoa và đường bờ biển của các quốc gia kế cận. Điều này đã và đang là hợp pháp vào thời gian đó của chiếm cứ, chiếm hữu và quản lý.
Thứ ba, Thực tiễn sử dụng các đường đứt khúc hơn là một đường liên tục để đánh dấu một số các khu vực chủ chốt đã chỉ ra thực chất của việc “chưa dứt điểm” để lại những khả năng đưa ra những điều chỉnh cần thiết trong tương lai.
 Năm 2003, Li Jin Ming và Li De Xia của Trường Đại học Hạ Môn (Trung Quốc) đã công bố một bài viết đăng trên tạp chí Ocean Development and International Law, tiếp tục trình bày và làm rõ về lập luận đối với “đường lưỡi bò” này. Hai học giả này đã tổng kết một số quan điểm của các học giả Trung Quốc, trong đó hầu hết là khẳng định về chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo và các vùng nước xung quanh các đảo đó nằm trong “đường lưỡi bò”. Các học giả Trung Quốc này được hai học giả trích dẫn đã đưa ra quan điểm là “đường lưỡi bò” bao trùm hầu như toàn bộ Biển Đông này thể hiện “danh nghĩa lịch sử” của Trung Quốc, và vùng nước bên trong, do con đường này bao bọc xung quanh là vùng nước lịch sử theo chế độ nội thủy của Trung Quốc. Mặc dù “Trung Quốc chưa bao giờ yêu sách toàn bộ các cột nước của vùng Biển Đông”, nhưng “tất cả các đảo và vùng nước kế cận trong đường biên giới này phải thuộc quyền tài phán và kiểm soát của Trung Quốc”.
Năm 2009, Trung Quốc công bố trước toàn Thế giới bản đồ “đường lưỡi bò” gồm 9 đoạn đứt nét. Đây là lần đầu tiên, Thế giới biết đến dã tâm của Trung Quốc trên Biển Đông và xuất hiện những phản ứng của Quốc tế. Nhưng Trung Quốc cũng không giải thích gì. “Sau khi kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam, ngày 25/6/2014, báo chí Trung Quốc công bố “bản đồ dọc” có đường chữ U, lần này là 10 đoạn. Việc kéo giàn khoan vào vùng biển Việt Nam và phát hành “bản đồ dọc” có đường chữ U 10 đoạn không chỉ khiến dư luận khắp thế giới phản đối, chỉ trích và lên án Trung Quốc mà còn khiến dư luận bên trong Trung Quốc dậy sóng. Không chỉ những nhà nghiên cứu, học giả nổi tiếng lâu nay “phản tỉnh” can gián, phản đối mà còn rất nhiều thanh niên, trí thức trẻ tuổi Trung Quốc thực sự bất bình, phản đối vì quá đáng”[5].
Hiện nay, “đường lưỡi bò” đang được Trung Quốc thay thế bằng thuật ngữ “Tứ Sa. Vào ngày 22/09/2017, Báo Thanh Niên đưa tin với bài viết Trung Quốc chuyển chiến thuật “đường lưỡi bò” ở Biển Đông có ghi “Tờ Washington Free Beacon ngày 21.9 tiết lộ cách diễn giải phi lý mới của Trung Quốc được giới chức ngoại giao nước này thông báo trong cuộc họp kín với phía Mỹ ở thành phố Boston vào ngày 28 và 29.8. Cụ thể, Trung Quốc không còn tập trung vào cái gọi là “đường lưỡi bò”, mà chuyển sang vận dụng thủ đoạn gọi là “Tứ Sa”. Theo cách mô tả sơ sài, rối rắm và phi lý của Vụ phó Vụ Điều ước và pháp luật thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Tân Dân, cái gọi là chiến thuật “Tứ Sa” được hiểu là bao gồm việc ngụy xưng vùng nước lịch sử và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý đối với một vùng biển rộng lớn xung quanh 4 khu vực bao gồm quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Pratas ở phía bắc Biển Đông và bãi Macclesfield ở phía tây, trong đó quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Vùng biển được ông Mã mô tả cũng bao phủ khu vực rộng không kém gì cái gọi là “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc ngụy xưng.
Như vậy, “đường lưỡi bò” bắt đầu từ một bản đồ của cá nhân, sau đó được chính quyền Đài Loan xuất bản lần đầu tiên vào năm 1948. Sau này, cả Đài Loan và Bắc Kinh đều đã dựa vào bản đồ đó để biện minh cho yêu sách về vùng biển này trên Biển Đông. Bản chất thực sự của yêu sách này vẫn đang bị bao phủ bởi sự bí ẩn, Trung Quốc luôn mập mờ với các tuyên bố không rõ ràng. Tuy nhiên, những hoạt động của Trung Quốc gần đây cho thấy, Trung Quốc thực tế đang có dã tâm muốn thâu tóm tất cả các vùng nước và tài nguyên nằm trong vùng biển này. Những phân tích về yêu sách này theo luật pháp quốc tế cho thấy vì cơ sở pháp lý thiếu thuyết phục cho nên “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không đưa ra những yêu sách lịch sử của mình với các tọa độ rõ ràng, và giữ im lặng về bản chất của đường lưỡi bò và chế độ pháp lý của vùng biển được bao bọc bởi đường đó”.
2. Phản ứng của các cường quốc trước sự xuất hiện cùng tác động của chính sách “đường lưỡi bò”.
Trong bối cảnh tình hình tranh chấp ở khu vực Biển Đông nóng lên từng ngày sau sự xuất hiện của tấm bản đồ “đường lưỡi bò”, tiếng nói của các cường quốc như Mỹ và Nga có thể góp phần thay đổi cục diện trong công cuộc hiện thực hóa “đường lưỡi bò” ở Biển Đông của Trung Quốc. Trong đó, Mỹ cần có tiếng nói để thể hiện sự ảnh hưởng của họ trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương nói chung, khu vực Đông Nam Á nói riêng. Còn tiếng nói của Nga trong bối cảnh này sẽ thể hiện quan điểm cụ thể trong việc đồng thuận hay bác bỏ với vấn đề chủ quyền trong tấm bản đồ trên của Trung Quốc- một cường quốc thân cận của họ. Còn những động thái của Nhật Bản trong vấn đề này sẽ chứng tỏ thái độ tranh chấp quyết liệt dứt khoát của họ trong cuộc chiến chủ quyền biển đảo nói chung. Nhất là khi họ cũng đang có những tranh chấp ở các vùng biển khác với Trung Quốc. Lên tiếng lúc này sẽ thể hiện quan điểm rõ ràng và cần thiết từ phía Nhật Bản.
2.1. Phản ứng của Mỹ         
Là một cường quốc hùng mạnh trên thế giới và là đối trọng của Trung Quốc trên nhiều mặt và muốn tạo ảnh hưởng sâu rộng ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, tiếng nói của Mỹ trong sự tác động, ảnh hưởng từ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc chiếm một vị trí hết sức quan trọng.
Thực chất không phải từ bây giờ, Mỹ mới ý thức được giá trị trên nhiều mặt của Biển Đông mà ngay từ khoảng giữa thế kỷ 20 nhờ sự phát triển của hệ thống vệ tinh từ NASA, Mỹ đã luôn nuôi tham vọng với vùng biển này. Tuy nhiên, họ đã sa lầy ở chiến trường Việt Nam nên cuối cùng đành chịu rút lui. Bản thân Mỹ sau thời điểm này đã tìm cách tạo ảnh hưởng với Biển Đông thông qua vị trí cường quốc của mình.
Trung Quốc luôn là đối thủ mà Mỹ e dè nhất ở khu vực Biển Đông. Chính vì thế họ luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho họ. Năm 2008, Bản phúc trình mật của Lầu Năm Góc dành hẳn một phần để đánh giá khả năng quân sự của Trung Quốc và chỉ rõ “Trung Quốc không bao giờ minh bạch mục tiêu chiến lược của quân đội cũng như mục đích của việc đều đặn gia tăng chi phí hiện đại hóa quân lực của mình”[6]. Theo đó, Trung Quốc liên tục tăng ngân sách quốc phòng hằng năm đặc biệt là lực lượng hải quân. Thời điểm này cũng là trước một năm trước khi Trung Quốc cho công bố tấm bản đồ “đường lưỡi bò”. Qua đó, chúng ta thấy được từ trước Mỹ đã có những sự quan sát và phản ứng trước những hành động của Trung Quốc cả trên bộ lẫn trên biển.
Ngày 15-7-2009, Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Mỹ đã mở cuộc điều trần về đề tài tranh chấp lãnh hải, vấn đề chủ quyền tại Đông Á và Biển Đông cùng những ảnh hưởng đối với Mỹ và Việt Nam. Cuộc điều trần diễn ra dưới sự quan tâm của các bên về những chính sách quân sự, những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông,… Lưu ý rằng nó diễn ra sau sự kiện Trung Quốc công bố tấm bản đồ “đường lưỡi bò” ngày 7-5-2009. Chính vì thế đây cũng được cho là những động thái cụ thể mà phía Mỹ thể hiện trước quốc tế. Thượng nghị sĩ Jim Webb chủ tọa cuộc điều trần cho rằng: “Những tranh chấp này ảnh hưởng mạnh mẽ đến Mỹ vì chúng đe dọa trực tiếp đến nền hòa bình và an ninh khu vực…. Trung Quốc không những muốn bành trướng ảnh hưởng về kinh tế chính trị, mà còn muốn bành trướng lãnh thổ[7]”. Như vậy, qua đây Mỹ đã lên tiếng phản đối trước những hành động phi pháp của Trung Quốc trên khu vực Biển Đông mà chính sách “đường lưỡi bò” là một ví dụ.
Một sự kiện quan trọng từ phía Mỹ thể hiện động thái phản đối của họ trước chính sách “đường lưỡi bò” Trung Quốc diễn ra vào ngày 24-7-2010. Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton tuyên bố tại Hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 17 tại Hà Nội rằng : phải bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông. Tuyên bố của Mỹ đã phủ nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, khẳng định sự tiếp cận mở đối với các không gian hàng hải chung ở châu Á gắn liền với viện tôn trọng luật biển quốc tế của các quốc gia duyên hải trong khu vực Biển Đông. Đồng thời, Mỹ thúc đẩy các đàm phán đa phương để giải quyết các tuyên bố chủ quyền đang gây tranh cãi về quân đảo Trường Sa và Biển Đông.[8]
Trước sự kiện ngày 24-7-2010, chúng tôi dưới góc độ của sinh viên nghiên cứu đánh gia cao vai trò và tầm quan trọng của phát ngôn từ bà Hilary. Đặc biệt bà đã phát biểu điều này tại Hà Nội, thủ đô của Việt Nam- nước nằm trong cuộc tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc càng nói lên vai trò quan trọng trong việc khẳng định thái độ của Mỹ tại khu vực này. Phát biểu này của bà Hilary đã tạo thêm sức mạnh cho phe phản đối trước những hoạt động xâm lân phi pháp của Trung Quốc tại không chỉ khu vực “đường lưỡi bò”. Bản thân Mỹ thông qua động thái này cũng sẽ tạo ảnh hưởng trở lại tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc đang tăng cường sự ảnh hưởng độc quyền.
Thời điểm trước mùa hè năm 2012, chính sách của Mỹ đối với những tranh chấp không có những thay đổi lớn ngoại trừ một điểm: các thảo luận về “tạo điều kiện” cho đàm phán hoặc đối thoại không còn xuất hiện trong các tuyên bố của quan chức Mỹ. Tuy vậy, Mỹ vẫn tiếp tục nhấn mạnh đến lợi ích của mình về tự do hàng hải, giải quyết hòa bình các tranh chấp, không sử dụng vũ lực. Mỹ cũng tiếp tục nhấn mạnh đến tầm quan trọng trong đối thoại giữa cá quốc gia tranh chấp và tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ tiến trình thực hiện bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
Vào tháng 6/2012, Trung Quốc tuyên bố nâng cấp tình trạng hành chính cho các đảo ở Biển Đông khi thành lập một thành phố cấp địa khu (trên cấp huyện, dưới cấp tỉnh): thành phố Tam Sa, trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Trước sự kiện này, phía Mỹ đã có những động thái phản ứng cụ thể. Theo trang Nghiên cứu quốc tế: Mỹ đã làm rõ chính sách của mình. Vào đầu tháng 8/2012, Mỹ đưa ra tuyên bố chính sách mới về Biển Đông[9]. Lần này người đưa ra tuyên bố là Người phát Ngôn Bộ Ngoại giao chứ không phải là Bộ trưởng Ngoại giao. Tuyên bố tái khẳng định lợi ích của Mỹ về hòa bình, ổn định và bày tỏ mối quan tâm đối với sự gia tăng căng thẳng. Đặc biệt, khác với những tuyên bố trước đây, tuyên bố lần này nêu đích danh Trung Quốc, đó là những hoạt động của nước này xung quanh bãi cạn Scarborough và việc thành lập thành phố Tam Sa. Từ đó, Mỹ đã có những thay đổi mang tính bước ngoặt khi có những hoạt động can dự nhiều hơn vào tranh chấp, và có khả năng là đứng nghiêng về các bên trong vấn đề yêu sách chủ quyền. Tuyên bố nhắc lại những quan điểm trong chính sách của Mỹ, đó là khuyến khích hình thành bộ quy tắc ứng xử, làm rõ các yêu sách và giải quyết hòa bình các tranh chấp. Tuy nhiên, sau tuyên bố vào tháng 8/2012, Mỹ đã không còn tiếp tục nêu tên Trung Quốc và quay trở về những trọng tâm trước đây, đó là những nguyên tắc chung cần được áp dụng cho tất cả các bên tranh chấp.
Ngoài ra, trước sự kiện Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chính giới và dư luận Mỹ đã chỉ trích Trung Quốc rất nhiều. Đa phần là những quan điểm cho rằng hành động trên của Trung Quốc là “hung hăng” và đầy tính thách thức. Nổi bật là phát biểu của bà Jen Psaki, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ: “Chúng tôi xin nhắc lại đây là hành động đơn phương nằm trong một chuỗi hành động quy mô lớn hơn của Trung Quốc nhằm tuyên bố chủ quyền với các vùng biển tranh chấp, và theo quan điểm của chúng tôi là gây tổn hại đến hòa bình và ổn định trong khu vực”.[10]
Và mới đây, trước việc Trung Quốc âm mưu xây dựng chiến thuật “tứ sa”ở Biển Đông, Mỹ cũng đã có những phản ứng nhất quán. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Justin Higgins nhắc lại lập trường nhất quán của Mỹ trong vấn đề Biển Đông đó là “các yêu sách biển của các quốc gia phải phù hợp với luật biển quốc tế được phản ánh trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)[11]”. Trong khi đó, cựu Tư lệnh tình báo Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Jim Fanell cho rằng, việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với “Tứ Sa” sẽ là bước đi logic tiếp theo trong chiến lược “lát cắt salami” nhằm yêu sách toàn bộ Biển Đông của quốc gia này, thay thế cho yêu sách “đường đứt đoạn” vốn bị phản đối mạnh mẽ từ các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới[12].
Có thể thấy rằng trước những hành động nhằm khẳng định chủ quyền của mình trên Biển Đông của Trung Quốc sau sự xuất hiện tấm bản đồ “đường lưỡi bò”, Mỹ luôn có những động thái rõ ràng cụ thể. Quan điểm của Mỹ luôn luôn là “chính sách kiềm chế chiến lược” trước hành động bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc. Mỹ coi Trung Quốc là một đối thủ trực tiếp trong cuộc cạnh tranh sức ảnh hưởng ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Với vị thế là một khu vực cửa ngõ cũng như tuyến đường hàng hải quan trọng trên thế giới, sẽ không dễ để Mỹ làm ngơ trước lợi ích vốn có của khu vực Biển Đông.
2.2. Phản ứng của Nga
Nga là một quốc gia nằm ngoài tranh chấp ở khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, tiếng nói của họ trong sự kiện này được quan tâm bởi họ vừa là một cường quốc, vừa là một đối tác chiến lược của Việt Nam và Trung Quốc trong khu vực châu Á. Kể từ sau khi tấm bản đồ “đường lưỡi bò” được công bố, Trung Quốc đã gây ra những cuộc tranh chấp chủ quyền trên khu vực Biển Đông vốn nằm trong công cuộc hiện thực hóa “đường lưỡi bò”. Động thái của Nga trước các cuộc tranh chấp này cũng chính là quan điểm chung trước sự công nhận hay không thừa nhận tấm bản đồ trên.
Có thể thấy rằng, từ khi tấm bản đồ “đường lưỡi bò” được công bố và những tranh chấp ở khu vực Biển Đông chủ yếu do Trung Quốc gây nên sau đó, quan điểm của Nga đã lần lượt thay đổi. Đầu tiên, họ phản đối leo thang căng thẳng ở Biển Đông. Theo tin tức từ Channel News Asia cho hay, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tuyên bố: “Chúng tôi không ủng hộ các hành động đơn phương trên Biển Đông. Các vấn đề về tranh chấp biển phải được giải quyết theo cơ sở luật pháp quốc tế” trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 5/8/2015 bên lề Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN ở Kuala Lumpur (Malaysia). Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh ưu tiên giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông dựa trên cơ sở Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa Trung Quốc và ASEAN: “Theo các văn kiện này, các quốc gia trực tiếp tham gia vào bất kỳ tranh chấp nào cần tìm ra giải pháp mà tất cả các bên cùng chấp nhận, không cần bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài”. Sự cương quyết về quan điểm của phía Moscow trong vấn đề Biển Đông đã khiến Bắc Kinh “hụt hẫng”.[13] Tức là, động thái ban đầu ở thời điểm này, Nga không nghiêng về phía Trung Quốc, mà ủng hộ việc quốc tế hóa và giải quyết tranh chấp dựa theo cơ sở luật pháp quốc tế- điều Trung Quốc không hề mong đợi. Vấn đề “đường lưỡi bò” qua đó có thể hiểu ngầm là Nga cũng theo quan điểm phải có sự công nhận quốc tế (tại thời điểm này).
Tuy nhiên, một năm sau vào ngày 14/4/2016, trả lời trước truyền thông các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Mông Cổ, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nhắc lại lập trường truyền thống của Moscow đối với tranh chấp trên Biển Đông là phản đối quốc tế hóa Biển Đông. Động thái này cùng các hành động tập trận chung với Trung Quốc, phản đối lại phán quyết của Tòa trọng tài trong vụ kiện của Philippines về “đường lưỡi bò”  cho thấy Nga nghiêng về ủng hộ Trung Quốc trong cuộc tranh chấp này. Sau khi Tòa Trọng tài đưa ra phán quyết, trong cuộc họp báo ngày 5-9-2016, Tổng thống Nga V. Putin tuyên bố: “Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề này - không công nhận phán quyết của tòa, ... Đây không phải là lập trường chính trị, mà chỉ đơn thuần về pháp lý”.[14]
Có thể thấy, vào hai thời điểm khác nhau Nga đã thay đổi lập trường từ không can dự đến ủng hộ cuộc tranh chấp trên Biển Đông về phía có lợi cho Trung Quốc. Điều này nên được nhìn nhận từ góc độ lợi ích quốc gia. Trong bối cảnh Nga đang bị cấm vận từ Mỹ và các nước phương Tây sau cuộc khủng hoảng Ukraine 2014 , và sự hợp tác với Trung Quốc trên các mặt an ninh, chính trị là cần thiết thì việc Nga đứng về phía Trung Quốc trong cuộc tranh chấp này là điều có thể lý giải. Đồng thời, họ cũng đang có tranh chấp với Nhật Bản trong vấn đề chủ quyền ở quần đảo Kurl thế nên việc họ thể hiện sự phủ nhận phán quyết của Tòa trọng tài hay không ủng hộ việc quốc tế hóa trong giải quyết tranh chấp có thể được hiểu là quan điểm chung của Nga trong vấn đề với Nhật Bản. Tóm lại, với động thái ủng hộ Trung Quốc trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông, qua đó Nga cũng đã tiếp tay cho Trung Quốc trong công cuộc hiện thực hóa tấm bản đồ “đường lưỡi bò”.
2.3. Phản ứng của Liên Minh châu Âu và khối G7
Tiếng nói của Liên Minh châu Âu và khối G7 trước các tranh chấp gây ra từ chính sách “đường lưỡi bò” sẽ góp phần tạo sức ảnh hưởng trong tiếng nói chung của cộng đồng quốc tế trước sự việc này.
Liên Hiệp Âu Châu kêu gọi tất cả các bên đòi chủ quyền Biển Đông phải giải quyết tranh chấp một cách hoà bình, và dựa trên luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển. Khối Thất Cường G7 kêu gọi tất cả các nước phải hoàn toàn thi hành các phán quyết do các toà án trọng tài quốc tế đưa ra dựa trên công ước này.
Trong tháng 6/2016, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean Yves Le Drian còn đề nghị các lực lượng hải quân Châu Âu phối hợp để thực hiện các cuộc tuàn hành trên Biển Đông để khẳng định trật tự hàng hải quốc tế. Ông khuyến cáo nếu luật pháp quốc tế trên biển không được tôn trọng trong vùng, thì luật pháp quốc tế tại các vùng biển khác như ở Biển Địa Trung Hải cũng sẽ bị thách thức[15].
2.4. Phản ứng của Nhật Bản
Vốn cũng là những nước nằm trong cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc và là đồng minh của Mỹ, Nhật Bản đã lên tiếng ủng hộ vụ kiện của Philippines và kịch liệt phản đối trước chính sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Cũng nằm trong vụ kiện “đường lưỡi bò” của Philippines với Trung Quốc, Nhật Bản tuyên bố hai nước phải tuân thủ phán quyết của tòa. Nhật Bản coi đây là hành động củng cố luật pháp quốc tế trên Biển Đông, tuyến đường hàng hải có vai trò trọng yếu với nước này.
Nhật Bản chỉ trích yêu sách “đường lưỡi bò” cũng như hoạt động đặt giàn khoan dầu khí đơn phương của Trung Quốc. Thủ tướng Nhật Bảm Shinzo Abe cho biết Chính phủ Nhật dành sự ủng hộ tối đa cho Đông Nam Á, nơi mà một số nước đang có tranh chấp chủ quyền biển với Trung Quốc, nhằm đảm bảo tự do hàng hải và hàng không trong khu vực. Tháng 12/2013, Nhật Bản đã cung cấp 10 tàu tuần tra cho lực lượng tuần duyên Philippines. Đồng thời Nhật Bản cũng bày tỏ hy vọng được đẩy nhanh quá trình viện trợ hàng hải cho Việt Nam. “Chúng tôi cũng ủng hộ Việt Nam cố gắng giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại”, Reauters dẫn lời ông Abe nói trong phiên khai mạc Hội nghị an ninh châu Á, thường gọi là Đối thoại Shangri-la, ở Singapore (diễn ra từ ngày 30/5/2014 đến 1/6/2014)[16].
Qua đó, có thể thấy quan điểm của Nhật Bản trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển cũng như công cuộc hiện thực hóa “đường lưỡi bò” đó là thông qua đối thoại, ngoại giao, trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc và luật lệ quốc tế. Họ cũng mong muốn giải quyết tương tự với những tranh chấp đang xảy ra với Trung Quốc trên vùng biển Hoa Đông. Như vậy, Nhật Bản và Mỹ có cùng tiếng nói phản đối trước những hoạt động tranh chấp trên biển của Trung Quốc và chính sách “đường lưỡi bò” của họ.
2.5. Phản ứng của khu vực Đông Nam Á
Đông Nam Á là một khu vực nằm trong sự tranh chấp và ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Chính vì vậy, khi xét đến phản ứng của các cường quốc  không thể không đề cập đến khu vực này dù không phải trọng tâm. Bài tiểu luận sẽ điểm qua phản ứng đáng chú ý của một số nước trong khu vực.
Trước tiên là Việt Nam. Tấm bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc đã khẳng định những ranh giới vô lý trên vùng biển mà Việt Nam giữ vai trò chủ quyền trên Biển Đông. Cùng với đó, sau sự xuất hiện của tấm bản đồ này, Trung Quốc còn có những hành động phi pháp trên vùng biển tranh chấp với Việt Nam trong phạm vi tấm bản đồ “đường lưỡi bò” đề cập. Đứng trước mỗi hành động như bắt bớ tàu cá, kéo dàn khoan HD 981 ra vùng biển thuộc phạm vi chủ quyền của Việt Nam hay cho thành lập thành phố Tam Sa trong đó có quần đảo Hoàng Sa của nước ta, Bộ ngoại giao Việt Nam đều có những sự lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Quan điểm của Việt Nam là giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp ngoại giao, hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
Về Philippines, họ là quốc gia đã đâm đơn kiện Trung Quốc về yêu sách “đường lưỡi bò” ra tòa án trọng tài quốc tế. Trên tinh thần đó, quốc gia này cũng mong muốn giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông sau vụ kiện “đường lưỡi bò” được diễn ra với sự tôn trọng phán quyết của Tòa án trọng tài quốc tế. Tổng thống Philippines đương nhiệm, ông Dudette cho rằng: “cho dù chúng ta có thích hay không, không chỉ Philippines mà các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á đều phải thúc đẩy để phán quyết được tuân thủ", để cho Trung Quốc thấy họ cần tiến hành các bước giải quyết vấn đề chủ quyền vào bây giờ, khi điều kiện còn thuận lợi”.[17]
Còn các nước như Indonesia và Singapore không tranh chấp chủ quyền nhưng cũng đã lên tiếng mạnh mẽ. Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakhrishnan đã phát biểu phán quyết của toà quốc tế sẽ có những hệ quả vượt ra khỏi vùng Biển Đông, và “Singapore không thể chấp nhận lý lẽ là thuộc về kẻ mạnh.” Ngoại trưởng Indonesia không khẳng định lập trường về tính cách ràng buộc của phán quyết của toà án quốc tế, nhưng nói luật pháp quốc tế phải được tôn trọng.
Tóm lại, quan điểm chung của khu vực này chính là kêu gọi Trung Quốc giải quyết vấn đề “đưỡng lưỡi bò’ và những tranh chấp xung quanh thông qua đàm phán, ngoại giao hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Trước những hành động bất hợp tác và không tôn trọng phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế từ Trung Quốc, các nước trong khu vực sẽ có những cách giải quyết tranh chấp với mức độ cao hơn.
3. Đánh giá phản ứng của các cường quốc trước tác động từ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc từ năm 2009 đến nay
Mặt trận ngoại giao là nơi thường diễn ra các phản ứng thể hiện dưới thái độ kiềm chế và tôn trọng tinh thần luật pháp quốc tế giữa các nước. Chính vì thế, khi đánh giá lại các phản ứng của các cường quốc có thể thấy đặc điểm nổi bật là đa phần các cường quốc như Mỹ, Nga, Nhật có những phản ứng mang tính gián tiếp hơn là trực tiếp.
Xét về mức độ phản ứng trực tiếp, trước tác động từ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc có thể thấy Nhật Bản đã cho điều các tàu tuần tra đến viện trợ cho Philippines. Còn về phía Nga, nước này cũng đã dự định tiến hành những đợt tập trận chung với Trung Quốc trong bối cảnh sau tuyên bố ủng hộ không quốc tế hóa tại Biển Đông.
Xét về mặt phản ứng gián tiếp, đây là động thái phổ biến của đa số các nước phản đối yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Cả các nước Mỹ, Nhật, Liên Minh châu Âu hay khu vực Đông Nam Á đều lựa chọn thể hiện quan điểm bất bình thông qua các phát ngôn của người đại diện bộ ngoại giao. Cùng với đó là việc ký kết những hiệp định hợp tác với các nước trong khu vực tranh chấp để đi đến những sự đồng thuận chung và tạo ảnh hưởng, đối trọng với Trung Quốc.
 Còn xét về mặt ủng hộ hay phản đối với những hoạt động trên cơ sở “hiện thức hóa” tấm bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, có thể thấy Nga là cường quốc duy nhất lên tiếng ủng hộ quan điểm không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước tranh chấp. Còn lại các cường quốc khác như Mỹ, Nhật hay Liên Minh châu Âu,… đều trên tinh thần giải quyết tranh chấp trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Các cường quốc mong muốn tiến hành đàm phán trong hòa bình nhưng cũng thể hiện sự không công nhận với tấm bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Nguyễn Hoàng Vân Anh, Trần Hoàng, Đàm Minh Khôi




[1] Nguyễn Quang Vinh, Xem xét bản chất yêu sách “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông từ sách Học viện ngoại giao Việt Nam (2012), “Đường lưỡi bò” một yêu sách phi lí “Cow – Tongueline” – Anirrational Claim, NXB Tri thức, Hà Nội. tr.99-100.
[2] Trần Công Trục, Lê Phúc, Minh Hiển, Lê Bình, Thu Lan (28/05/2014), Biển Đông: Đường lưỡi bò - một yêu sách mập mờ. VOV.vn. http://vov.vn/bien-dao/bien-dong-duong-luoi-bo-mot-yeu-sach-map-mo-232898.vov.
[3] Thiện Cẩm, Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Thái Hợp, Nguyễn Nhã (2010), Biển Đông và hải đảo Việt Nam, NXB Tri thức, Hà Nội. Tr.139 – 140.
[5] Duy Chiến (30/06/2014), Sự tích “đường lưỡi bò” hoang đường của TQ. Vietnam.net. http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/su-tich-duong-luoi-bo-hoang-duong-cua-tq-183429.html.
[6] Vietnames Herald – Tài liệu Tham khảo đặc biệt -  TTXVN ngày 7/9/2010
[7] Vietnames Herald – Tài liệu Tham khảo đặc biệt – TTXVN ngày 7/9/2010
[8] / TS. Phạm Ngọc Trâm (2016), Bảo vệ chủ quyền và quản lý – khai thác Biển đảo Việt Nam 1975 – 2014, NXB. Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, sdd, tr. 59
[9] South China Sea,” U.S. Department of State, August 3, 2012, http://www.state.gov/r/pa/prs/ps/2012/08/196022.html
[10] Như Tâm, Phản ứng quốc tế với việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép (14/5/2014).  https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/phan-ung-quoc-te-voi-viec-trung-quoc-dat-gian-khoan-trai-phep-2990399.html
[11] Bill Gertz, Beijing Adopts New Tactic for S. China Sea Claims.
[12] Tài liệu đã dẫn
[13] Thanh Ngọc (10/08/2015) , Nga phản đối “leo thang” căng  thẳng ở Biển Đông, Trung Quôc “hụt hẫng”. https://www.tinmoi.vn/nga-phan-doi-leo-thang-cang-thang-o-bien-dong-trung-quoc-hut-hang-011370946.html
[14] Sputnik nói Putin ủng hộ lập trường của Trung Quốc về Biển Đông ,vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/sputnik-noi-putin-ung-ho-lap-truong-cua-trung-quoc-ve-bien-dong-3463677.html?utm_source=detail&utm_medium truy cập 06-9-2016.
[15] Phú Lộc, ”Đường lưỡi bò Biển Đông: Những ai về hùa với Trung Quốc?” (14/6/2016).  https://viettimes.vn/duong-luoi-bo-bien-dong-nhung-ai-ve-hua-voi-trung-quoc-61766.html
[16] “Nhật hỗ trợ tối đa cho Đông Nam Á vì an ninh biển” – Theo Trọng Giáp, Chính nghĩa Việt Nam về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa, NXB Văn học, 2014
[17] Phương Vũ, “Tổng thống Philippines cảnh báo chiến tranh đẫm máu nếu Trung Quốc xâm phạm biển đảo”,  báo vn.express số ra ngày 25/8/2016 https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tong-thong-philippines-canh-bao-chien-tranh-dam-mau-neu-trung-quoc-xam-pham-bien-dao-3457944.html 

Nhận xét