Phật giáo là một trào lưu triết học - tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ thứ 6 TCN ở bắc Ấn Độ. Người sáng lập ra hệ thống triết học - tôn giáo này là Tất Đạt Đa (Siddhatha), thái tử của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) thuộc bộ tộc Sakiya. Vị thái tử này (khoảng 563-483 TCN) đã từng theo học các tu sĩ Bà La Môn từ năm lên bảy, kết hôn năm 16 tuổi, mười ba năm sau đó sống trong cuộc đời vương giả, nhưng trong một đêm tháng Hai năm vừa tròn 29 tuổi, đã lặng lẽ rời hoàng cung đi tìm chân lý. Trải qua sáu năm với những phương pháp tu luyện ép xác nhưng không đạt được chánh đạo, nhưng chỉ sau 48 ngày nhập định, Tất Đạt Đa ngộ rõ căn nguyên sinh thành, biến hóa của vũ trụ, căn nguyên của những khổ đau, và đề ra phương pháp diệt trừ nỗi khổ đó cho chúng sinh, bằng học thuyết “Nhân duyên sinh” và triết lý “Tứ diệu đế”, “Thập nhị nhân duyên”, “Bát chánh đạo”. Con người này đã đưa ông trở thành đức Phật Thích Ca đầy uy nghiêm tinh thần trong đời sống của người phương Đông hết thế hệ này đến thế hệ khác.
Giáo lý nhà Phật tuy có nhiều tông phái khác nhau, nhưng tựu trung những điểm được đề cập sau đây vẫn là những nền tảng cơ bản. Thế giới, vũ trụ, theo quan niệm Phật giáo, là luôn vận động, biến đổi, các biến đổi diễn ra nhanh như chớp mắt, và thế giới thì không có trước, không có sau, vô thủy, vô chung. Đó cũng chính là lẽ vô thường, tức không có gì là tồn tại cố định, mà có đó, mất đó. Con người cũng thuộc dòng chảy không ngừng đó, nên không gì là bản thân ta cả, tức vô ngã. Những biến đổi này, nói theo ngôn ngữ hiện đại, là do tự thân vận động, không xuất phát từ bên ngoài, mà từ lẽ nhân duyên, theo luật nhân quả, nghiệp báo. Tùy thuộc vào nghiệp báo mà biến đổi của các sinh linh diễn ra trong cõi phàm và siêu phàm, hoán chuyển từ cõi này sang cõi kia, đó là luân hồi. Nhân sinh quan Phật giáo xuất phát từ quan niệm cho rằng đời là bể khổ, và nguyên nhân của nó là sinh, lão, bệnh, tử, là những ham muốn nhục dục, xuất phát từ sự che lấp trí tuệ bởi ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức), làm cho ta cố chấp trong việc phân biệt cái ta và cái khác ta, dẫn đến thái độ “ngã chấp”, trọng cái ta, khiến con người ta vô minh. Muốn thoát khỏi bể khổ thì phải diệt dục, nhẫn nhục, từ bi, hỉ xả, hy sinh, đi theo con đường của bát chánh đạo: chánh kiến, chánh tư duy, chánh nghiệp, chánh ngữ, chánh mệnh, chánh tinh tiến, chánh niệm, chánh định. Những giáo lý mang nặng tính triết lý, đạo đức này đã có một ảnh hưởng sâu rộng lên phong tục, tập quán, văn hóa, văn minh của nhiều dân tộc, trong đó có Việt Nam ta.
Giáo lý nhà Phật tuy có nhiều tông phái khác nhau, nhưng tựu trung những điểm được đề cập sau đây vẫn là những nền tảng cơ bản. Thế giới, vũ trụ, theo quan niệm Phật giáo, là luôn vận động, biến đổi, các biến đổi diễn ra nhanh như chớp mắt, và thế giới thì không có trước, không có sau, vô thủy, vô chung. Đó cũng chính là lẽ vô thường, tức không có gì là tồn tại cố định, mà có đó, mất đó. Con người cũng thuộc dòng chảy không ngừng đó, nên không gì là bản thân ta cả, tức vô ngã. Những biến đổi này, nói theo ngôn ngữ hiện đại, là do tự thân vận động, không xuất phát từ bên ngoài, mà từ lẽ nhân duyên, theo luật nhân quả, nghiệp báo. Tùy thuộc vào nghiệp báo mà biến đổi của các sinh linh diễn ra trong cõi phàm và siêu phàm, hoán chuyển từ cõi này sang cõi kia, đó là luân hồi. Nhân sinh quan Phật giáo xuất phát từ quan niệm cho rằng đời là bể khổ, và nguyên nhân của nó là sinh, lão, bệnh, tử, là những ham muốn nhục dục, xuất phát từ sự che lấp trí tuệ bởi ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức), làm cho ta cố chấp trong việc phân biệt cái ta và cái khác ta, dẫn đến thái độ “ngã chấp”, trọng cái ta, khiến con người ta vô minh. Muốn thoát khỏi bể khổ thì phải diệt dục, nhẫn nhục, từ bi, hỉ xả, hy sinh, đi theo con đường của bát chánh đạo: chánh kiến, chánh tư duy, chánh nghiệp, chánh ngữ, chánh mệnh, chánh tinh tiến, chánh niệm, chánh định. Những giáo lý mang nặng tính triết lý, đạo đức này đã có một ảnh hưởng sâu rộng lên phong tục, tập quán, văn hóa, văn minh của nhiều dân tộc, trong đó có Việt Nam ta.
1. Nguồn gốc nguyên thủy từ Ấn Độ của Phật giáo Việt Nam
Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta ở những bước căn bản đầu tiên thật ra không phải xuất phát từ Trung Hoa, mà chính là được truyền sang trực tiếp từ Ấn Độ. Dựa trên những chứng liệu lịch sử đáng tin cậy, một số nhà nghiên cứu chuyên sâu, có uy tín về Phật giáo đã khẳng định điều này [1] .
Quốc gia Âu Lạc đã bị Nam Việt của Triệu Đà thôn tính vào năm 179 TCN, và lập thành quận Giao Chỉ. Năm 110 TCN, Nam Việt trở thành nội thuộc của nhà Hán, Giao Châu theo đó mà cũng quy về, và được chia thành hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân.
Trên lãnh thổ của nhà Hậu Hán, sau đó đã tồn tại ba trung tâm Phật giáo là Luy Lâu, Lạc Dương và Bành Thành. Sử liệu cổ của Trung Hoa cũng không ghi nhận được rõ ràng sự hình thành của hai trung tâm Lạc Dương và Bành Thành, chỉ có Luy Lâu thuộc Giao Chỉ là được xác định rõ ràng và sớm nhất, và còn là bàn đạp cho việc hình thành hai trung tâm kia.
Từ nửa sau thế kỷ thứ hai, Luy Lâu đã tồn tại như một trung tâm Phật giáo quan trọng và phồn thịnh. Điều này cho thấy việc du nhập Phật giáo vào Giao Châu là rất sớm, có lẽ từ đầu công nguyên.
Vào đầu công nguyên, Ấn Độ đã có được sự giao thương mạnh mẽ với Trung Đông, và gián tiếp với vùng Địa Trung Hải, do đó họ cần có một nguồn cung cấp nguyên vật liệu, vật phẩm cho sự giao thương này. Họ giong buồm, theo gió mùa tây nam mà đi về đông. Họ đến Giao Chỉ, rồi có thể từ Giao Chỉ mà lại theo tiếp đường biển hay đường bộ vào trong nội địa Trung Hoa. Trong khi đợi gió mùa đông bắc để quay về Ấn, sự lưu trú của số thương gia này đã lan truyền dần những nét văn hóa Ấn Độ, trong đó có việc thờ cúng Phật, tụng kinh… Những tăng sĩ mà các thương nhân đem theo trên thuyền buôn nhằm làm công việc cầu khấn sự phù trợ của đức Phật, là những người đã trực tiếp truyền bá Phật học và lập nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu.
Một số chứng liệu, lập luận đáng chú ý khác cũng củng cố nguồn gốc khởi thủy sớm sủa từ Ấn Độ của Phật giáo Việt Nam so với Phật giáo Trung Hoa. Theo đó thì vào thời kỳ nhà Hán, Khổng và Lão giáo, đặt biệt là Khổng giáo, đã rất mạnh, giới trí thức Khổng, Lão đã chống lại Phật giáo, một luận thuyết tỏ ra khá xa lạ với những chuẩn mực đạo đức, xã hội của Khổng, Lão. Do đó mà Phật giáo rất khó để có thể thâm nhập. Người Hán muốn đưa Phật giáo vào, sau đó đã phải mượn thuyết “hóa Hồ” để dễ dàng hơn trong việc thực hiện công việc này [2] . Trong khi đó, ở Giao Châu, Phật giáo xem ra rất phù hợp với tín ngưỡng dân gian, nên việc thâm nhập không gặp trở ngại, mà lại còn dễ dàng và nhanh chóng.
Vào thời đó, dù từ Trung Hoa đã có con đường bộ đi đến Ấn gần hơn đường biển, nhưng con đường xuyên qua Trung Á lại chứa đựng nhiều hiểm nguy, và đường biển lại là con đường an ninh hơn, không có núi non, sa mạc, hay cướp bóc, giết chóc. Bằng chứng là vào đầu thế kỷ thứ tư, con đường bộ đã dễ đi hơn, nhưng đến cuối thế kỷ này, Pháp Hiển mới từ Trung Hoa sang Ấn, và đến tận thế kỷ thứ bảy, Huyền Trang đã phải trải qua không biết bao nhiêu gian nan mới đi trọn vẹn con đường.
Ngoài ra còn có hai chứng liệu rất quan trọng cho nguồn gốc rất sớm của Phật giáo Việt Nam. Thứ nhất, tập luận thuyết Phật giáo đầu tiên bằng Hán tự, Lý hoặc luận của Mâu Tử (165? 170? -?) đã được viết ở Giao Chỉ, chứ không phải ở một nơi nào khác sâu trong nội địa Hán. Thứ hai, vào thế kỷ thứ hai, ở Giao Chỉ đã có một tăng đoàn đến 500 vị và khoảng 15 bộ kinh, trong khi đến thế kỷ thứ ba ở Hán mới có tăng đoàn.
2. Phật giáo ở giai đoạn đầu du nhập vào Việt Nam
Như trên đã nói, khởi thủy du nhập của Phật giáo vào Việt Nam là từ Ấn Độ, Qua các đoàn thuyền buôn mà người Ấn đã đem vào nước ta những sinh hoạt và giáo lý Phật giáo.
Trên đất Giao Chỉ vốn đã hình thành một nền tín ngưỡng bản địa. Đối với người dân nơi nàỵ, Ông Trời là một đấng ở trên cao, thấu hiểu mọi việc, biết rõ người tốt kẻ xấu, từ đó mà phù giúp người hiền, trừng phạt kẻ ác. Quan niệm này khiến cư dân Giao Chỉ dễ tiếp nhận thuyết nhân quả, nghiệp báo của nhà Phật. Ngoài Ông Trời, họ cũng quan niệm có những vị thần thánh khác như Thần Sấm, Thần Mưa… như là những thủ hạ của Ông Trời. Họ cũng coi Ma Xó là linh hồn của người chết còn tồn tại quẩn quanh trong nhà để phù trợ cho gia đình. Điều này làm cho họ cảm thấy dễ gần gũi khi thuyết luân hồi tiếp xúc với họ. Người Giao Chỉ cũng tin vào nguồn gốc con rồng cháu tiên của mình. Thêm vào đó, trong thời đại lịch sử này, người Giao Chỉ không hề là những tín đồ trung kiên của Khổng, Lão giáo, nên sự thâm nhập của Phật giáo không gặp phải sự cản trở có ý thức.
Sự hòa hợp giữa tín ngưỡng bản địa có sẵn với những sinh hoạt văn hóa, giáo lý cơ bản của Phật giáo đã hình thành nên một loại tín ngưỡng Phật giáo bình dân trong thế kỷ đầu tiên của công lịch.
Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta ở những bước căn bản đầu tiên thật ra không phải xuất phát từ Trung Hoa, mà chính là được truyền sang trực tiếp từ Ấn Độ. Dựa trên những chứng liệu lịch sử đáng tin cậy, một số nhà nghiên cứu chuyên sâu, có uy tín về Phật giáo đã khẳng định điều này [1] .
Quốc gia Âu Lạc đã bị Nam Việt của Triệu Đà thôn tính vào năm 179 TCN, và lập thành quận Giao Chỉ. Năm 110 TCN, Nam Việt trở thành nội thuộc của nhà Hán, Giao Châu theo đó mà cũng quy về, và được chia thành hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân.
Trên lãnh thổ của nhà Hậu Hán, sau đó đã tồn tại ba trung tâm Phật giáo là Luy Lâu, Lạc Dương và Bành Thành. Sử liệu cổ của Trung Hoa cũng không ghi nhận được rõ ràng sự hình thành của hai trung tâm Lạc Dương và Bành Thành, chỉ có Luy Lâu thuộc Giao Chỉ là được xác định rõ ràng và sớm nhất, và còn là bàn đạp cho việc hình thành hai trung tâm kia.
Từ nửa sau thế kỷ thứ hai, Luy Lâu đã tồn tại như một trung tâm Phật giáo quan trọng và phồn thịnh. Điều này cho thấy việc du nhập Phật giáo vào Giao Châu là rất sớm, có lẽ từ đầu công nguyên.
Vào đầu công nguyên, Ấn Độ đã có được sự giao thương mạnh mẽ với Trung Đông, và gián tiếp với vùng Địa Trung Hải, do đó họ cần có một nguồn cung cấp nguyên vật liệu, vật phẩm cho sự giao thương này. Họ giong buồm, theo gió mùa tây nam mà đi về đông. Họ đến Giao Chỉ, rồi có thể từ Giao Chỉ mà lại theo tiếp đường biển hay đường bộ vào trong nội địa Trung Hoa. Trong khi đợi gió mùa đông bắc để quay về Ấn, sự lưu trú của số thương gia này đã lan truyền dần những nét văn hóa Ấn Độ, trong đó có việc thờ cúng Phật, tụng kinh… Những tăng sĩ mà các thương nhân đem theo trên thuyền buôn nhằm làm công việc cầu khấn sự phù trợ của đức Phật, là những người đã trực tiếp truyền bá Phật học và lập nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu.
Một số chứng liệu, lập luận đáng chú ý khác cũng củng cố nguồn gốc khởi thủy sớm sủa từ Ấn Độ của Phật giáo Việt Nam so với Phật giáo Trung Hoa. Theo đó thì vào thời kỳ nhà Hán, Khổng và Lão giáo, đặt biệt là Khổng giáo, đã rất mạnh, giới trí thức Khổng, Lão đã chống lại Phật giáo, một luận thuyết tỏ ra khá xa lạ với những chuẩn mực đạo đức, xã hội của Khổng, Lão. Do đó mà Phật giáo rất khó để có thể thâm nhập. Người Hán muốn đưa Phật giáo vào, sau đó đã phải mượn thuyết “hóa Hồ” để dễ dàng hơn trong việc thực hiện công việc này [2] . Trong khi đó, ở Giao Châu, Phật giáo xem ra rất phù hợp với tín ngưỡng dân gian, nên việc thâm nhập không gặp trở ngại, mà lại còn dễ dàng và nhanh chóng.
Vào thời đó, dù từ Trung Hoa đã có con đường bộ đi đến Ấn gần hơn đường biển, nhưng con đường xuyên qua Trung Á lại chứa đựng nhiều hiểm nguy, và đường biển lại là con đường an ninh hơn, không có núi non, sa mạc, hay cướp bóc, giết chóc. Bằng chứng là vào đầu thế kỷ thứ tư, con đường bộ đã dễ đi hơn, nhưng đến cuối thế kỷ này, Pháp Hiển mới từ Trung Hoa sang Ấn, và đến tận thế kỷ thứ bảy, Huyền Trang đã phải trải qua không biết bao nhiêu gian nan mới đi trọn vẹn con đường.
Ngoài ra còn có hai chứng liệu rất quan trọng cho nguồn gốc rất sớm của Phật giáo Việt Nam. Thứ nhất, tập luận thuyết Phật giáo đầu tiên bằng Hán tự, Lý hoặc luận của Mâu Tử (165? 170? -?) đã được viết ở Giao Chỉ, chứ không phải ở một nơi nào khác sâu trong nội địa Hán. Thứ hai, vào thế kỷ thứ hai, ở Giao Chỉ đã có một tăng đoàn đến 500 vị và khoảng 15 bộ kinh, trong khi đến thế kỷ thứ ba ở Hán mới có tăng đoàn.
2. Phật giáo ở giai đoạn đầu du nhập vào Việt Nam
Như trên đã nói, khởi thủy du nhập của Phật giáo vào Việt Nam là từ Ấn Độ, Qua các đoàn thuyền buôn mà người Ấn đã đem vào nước ta những sinh hoạt và giáo lý Phật giáo.
Trên đất Giao Chỉ vốn đã hình thành một nền tín ngưỡng bản địa. Đối với người dân nơi nàỵ, Ông Trời là một đấng ở trên cao, thấu hiểu mọi việc, biết rõ người tốt kẻ xấu, từ đó mà phù giúp người hiền, trừng phạt kẻ ác. Quan niệm này khiến cư dân Giao Chỉ dễ tiếp nhận thuyết nhân quả, nghiệp báo của nhà Phật. Ngoài Ông Trời, họ cũng quan niệm có những vị thần thánh khác như Thần Sấm, Thần Mưa… như là những thủ hạ của Ông Trời. Họ cũng coi Ma Xó là linh hồn của người chết còn tồn tại quẩn quanh trong nhà để phù trợ cho gia đình. Điều này làm cho họ cảm thấy dễ gần gũi khi thuyết luân hồi tiếp xúc với họ. Người Giao Chỉ cũng tin vào nguồn gốc con rồng cháu tiên của mình. Thêm vào đó, trong thời đại lịch sử này, người Giao Chỉ không hề là những tín đồ trung kiên của Khổng, Lão giáo, nên sự thâm nhập của Phật giáo không gặp phải sự cản trở có ý thức.
Sự hòa hợp giữa tín ngưỡng bản địa có sẵn với những sinh hoạt văn hóa, giáo lý cơ bản của Phật giáo đã hình thành nên một loại tín ngưỡng Phật giáo bình dân trong thế kỷ đầu tiên của công lịch.
Người Giao Chỉ xưa quan niệm Phật như là một vị Bụt (xuất phát từ “Buddha”), có phép thần thông, nghe và biết mọi chuyện như Ông Trời, nhưng Bụt không ở trên cao, mà thân cận với mọi người. Bụt hiện ra dưới nhiều hình thức để cứu người, giúp đời. Bụt thương người nhưng không trừng phạt kẻ ác như Ông Trời vẫn làm. Phép Bụt là biểu hiện của quan niệm về Pháp trong thời kỳ này. Đó là phép thần thông của Bụt. Mà cũng là những điều người ta làm theo nếu tin vào Bụt, như đọc tam quy, cúng dường, bố thí… Pháp cũng là niềm tin vào nghiệp báo, luân hồi, linh hồn bất diệt. Quan niệm về Tăng khi đó chỉ dừng lại ở tăng môn, chưa phải tăng đoàn. Đó là những tu sĩ khoác áo vàng. Đầu cạo trọc, rời bỏ gia đình, của cải, thờ Bụt, đọc kinh Phạn. Quan niệm về nghiệp báo, luân hồi là ở sự làm lành gặp lành. Người ta cũng quan niệm về từ bi, về công đức. Làm công đức cho kiếp sau được tốt đẹp là dâng thức ăn cho tăng môn, bố thí cho người nghèo khó. Quan niệm tiết dục cũng là ở chỗ bỏ bớt những hưởng thụ cho riêng mình, để cho người khốn khó.
Vào thế kỷ thứ hai, sự thâm nhập của Phật giáo đã ở vào một giai đoạn mới. Đã hình thành tăng đoàn, công việc hành đạo từ đó mà cũng đi vào tổ chức, các tăng sĩ bắt đầu dịch kinh, sáng tác, chùa chiền cũng đã được xây cất. Ở thế kỷ này, sự hành đạo cũng gặp một ít trở ngại từ phía những người ủng hộ Khổng, Lão. Tuy nhiên, điều đó không thể ngăn cản được ảnh hưởng của Phật giáo vì nó đã thâm nhập vào dân gian.
Tích Quang và Nhâm Diên là hai thái thú của hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Hai người này đã đẩy mạnh việc truyền bá văn hóa Hán cả trong sinh hoạt kinh tế, phong tục tập quán, lẫn trong việc giáo dục, văn học. Đến đời thái thú Sĩ Nhiếp thì Hán học phát triển rất mạnh, nhưng chính điều này lại đóng vai trò lớn trong việc truyền bá tư tưởng, văn hóa Phật giáo. Việc ra đời của Lý hoặc luận, hay kinh Tứ thập nhị chương, những tác phẩm Phật học viết bằng Hán tự, là minh chứng cho điều này.
Những kinh điển đầu tiên được phiên dịch (như Tứ thập nhị chương) là đã nhắm vào người xuất gia, chứ không phải vào quần chúng Phật tử trong dân gian, do xuất phát từ một thực tế là sự du nhập và định hình Phật giáo giai đoạn này đã mang tính học thuật chuyên sâu hơn. Điều này cũng được thể hiện thông qua hệ thống quan niệm giáo lý đã mang nhiếu nét kinh kệ hơn trước.
Quan niệm về Phật thì vẫn nối tiếp tín ngưỡng bình dân về Phật trong thế kỷ trước, nhưng đã mang màu sắc Hán hơn khi những khái niệm của Khổng, Lão được đưa vào. Trong Lý hoặc luận, Phật đã được trình bày như nguyên tổ của Đạo và Đức nhưng vẫn mang màu sắc biến hóa thần thông. Về Pháp, giới Phật tử trí thức có cách quan niệm gần với “đạo” (sau thành “đạo pháp”). Trong giới Phật tử dân dã, pháp vẫn là phép Phật, là phép tam quy, ngũ giới, cúng dường. Tăng đồ thì coi đạo như lời Phật dạy về vô thường, vô ngã, cách giữ tâm gìn ý, tu chứng Niết bàn. Quan niệm về tăng là phải thực hiện 250 giới luật, cạo đầu, y vàng, từ bỏ tài sản, khất thực, hóa đạo. Ni giới chưa có vào lúc này.
Vào thời kỳ này, Niết bàn đã là mục đích của người xuất gia. Luân hồi và nghiệp báo vẫn tiếp tục tồn tại trong tín ngưỡng dân gian. Quan niệm vô ngã đã được nói đến trong Tứ thập nhị chương, nhưng chưa phổ biến lắm trong trong dân gian, có lẽ vì bị xem như mâu thuẫn với quan niệm linh hồn bất tử.
Tinh thần hòa đồng giáo lý là nét nổi bật trong sự du nhập và định hình Phật giáo Giao Châu trong thế kỷ thứ hai này. Phật giáo thâm nhập vào đây một cách êm thấm, không có sự chống đối của tín ngưỡng dân gian. Tuy Phật giáo cũng phải có một ít nỗ lực trước giới cai trị Hán tộc, nhưng không bằng sự phản kháng, mà bằng sự hòa đồng. Điều này xuất phát từ tinh thần cởi mở của Phật học, và Phật tử thì sẵn sàng học hỏi, đối thoại với những tư tưởng khác. Kết quả của tinh thần này là không những đã sử dụng được từ ngữ Nho, Lão để truyền bá Phật giáo, mà còn làm cho nghững người theo Khổng, Lão thấy được chiều sâu của Phật học.
Vào thế kỷ thứ hai, sự thâm nhập của Phật giáo đã ở vào một giai đoạn mới. Đã hình thành tăng đoàn, công việc hành đạo từ đó mà cũng đi vào tổ chức, các tăng sĩ bắt đầu dịch kinh, sáng tác, chùa chiền cũng đã được xây cất. Ở thế kỷ này, sự hành đạo cũng gặp một ít trở ngại từ phía những người ủng hộ Khổng, Lão. Tuy nhiên, điều đó không thể ngăn cản được ảnh hưởng của Phật giáo vì nó đã thâm nhập vào dân gian.
Tích Quang và Nhâm Diên là hai thái thú của hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Hai người này đã đẩy mạnh việc truyền bá văn hóa Hán cả trong sinh hoạt kinh tế, phong tục tập quán, lẫn trong việc giáo dục, văn học. Đến đời thái thú Sĩ Nhiếp thì Hán học phát triển rất mạnh, nhưng chính điều này lại đóng vai trò lớn trong việc truyền bá tư tưởng, văn hóa Phật giáo. Việc ra đời của Lý hoặc luận, hay kinh Tứ thập nhị chương, những tác phẩm Phật học viết bằng Hán tự, là minh chứng cho điều này.
Những kinh điển đầu tiên được phiên dịch (như Tứ thập nhị chương) là đã nhắm vào người xuất gia, chứ không phải vào quần chúng Phật tử trong dân gian, do xuất phát từ một thực tế là sự du nhập và định hình Phật giáo giai đoạn này đã mang tính học thuật chuyên sâu hơn. Điều này cũng được thể hiện thông qua hệ thống quan niệm giáo lý đã mang nhiếu nét kinh kệ hơn trước.
Quan niệm về Phật thì vẫn nối tiếp tín ngưỡng bình dân về Phật trong thế kỷ trước, nhưng đã mang màu sắc Hán hơn khi những khái niệm của Khổng, Lão được đưa vào. Trong Lý hoặc luận, Phật đã được trình bày như nguyên tổ của Đạo và Đức nhưng vẫn mang màu sắc biến hóa thần thông. Về Pháp, giới Phật tử trí thức có cách quan niệm gần với “đạo” (sau thành “đạo pháp”). Trong giới Phật tử dân dã, pháp vẫn là phép Phật, là phép tam quy, ngũ giới, cúng dường. Tăng đồ thì coi đạo như lời Phật dạy về vô thường, vô ngã, cách giữ tâm gìn ý, tu chứng Niết bàn. Quan niệm về tăng là phải thực hiện 250 giới luật, cạo đầu, y vàng, từ bỏ tài sản, khất thực, hóa đạo. Ni giới chưa có vào lúc này.
Vào thời kỳ này, Niết bàn đã là mục đích của người xuất gia. Luân hồi và nghiệp báo vẫn tiếp tục tồn tại trong tín ngưỡng dân gian. Quan niệm vô ngã đã được nói đến trong Tứ thập nhị chương, nhưng chưa phổ biến lắm trong trong dân gian, có lẽ vì bị xem như mâu thuẫn với quan niệm linh hồn bất tử.
Tinh thần hòa đồng giáo lý là nét nổi bật trong sự du nhập và định hình Phật giáo Giao Châu trong thế kỷ thứ hai này. Phật giáo thâm nhập vào đây một cách êm thấm, không có sự chống đối của tín ngưỡng dân gian. Tuy Phật giáo cũng phải có một ít nỗ lực trước giới cai trị Hán tộc, nhưng không bằng sự phản kháng, mà bằng sự hòa đồng. Điều này xuất phát từ tinh thần cởi mở của Phật học, và Phật tử thì sẵn sàng học hỏi, đối thoại với những tư tưởng khác. Kết quả của tinh thần này là không những đã sử dụng được từ ngữ Nho, Lão để truyền bá Phật giáo, mà còn làm cho nghững người theo Khổng, Lão thấy được chiều sâu của Phật học.
.3. Sự du nhập từ Phật giáo phương Bắc
Từ thế kỷ thứ ba, Phật giáo tại Giao Châu vẫn tiếp tục tự phát triển mạnh mẽ, với sự xuất hiện của Tăng Hội (? - 280) và tư tưởng thiền của ông. Ông không những là sáng tổ của Thiền học Việt Nam, mà còn là người đầu tiên đem thiền học phát huy ở Trung Hoa (Tăng Hội đã ở trên đất Ngô từ năm 255 đến 280).
Thiền định Việt Nam, từ nguyên thủy vốn không phải được truyền từ Trung Hoa sang. Nó đã xuất hiện, dù có thể hoàn toàn là bước đầu, ở Giao Chỉ, từ trước Tăng Hội. Trong Tứ thập nhị chương, danh từ thiền định đã một lần được nhắc đến. Kinh này còn nói đến “quán thiên địa, niệm vô thường”, là một phép thiền, gọi là Vô thường quán. Nhưng dù sao, đến thế kỷ thứ ba, có lẽ đã có một thực tế là Phật giáo từ phương Bắc, cho dù có hình thành những trung tâm muộn hơn, cũng đã bắt đầu có ảnh hưởng trở lại lên Phật giáo Giao Chỉ. Cho dù Tăng Hội có một vai trò lớn đến đâu thì sử sách cũng ghi nhận rằng trong thế kỷ này, các kinh sách về thiền đã được đem từ Lạc Dương xuống, và Tăng Hội cũng là một người đã học tập, lĩnh hội được tư tưởng Phật giáo Đại thừa Trung Hoa.
Đại thừa (Mahayana) hoàn toàn không xa rời Phật pháp, nhưng về chủ trương, nó khác với Tiểu thừa (Hinayana) vốn xuất phát từ Phật giáo Nguyên thủy (Thérévada). Đại thừa không cố chấp vào kinh điển, trong khi Tiểu thừa thì phải nhất nhất bám sát vào đó. Đại thừa chủ trương “tự giác” và “giác tha”, tức giác ngộ cho chính mình và cho người khác, trong khi Tiểu thừa chỉ nhắm vào việc giác ngộ cho bản thân. Tiểu thừa chỉ thờ một Phật Thích Ca và bậc tu cao nhất là đến La Hán. Đối với Đại thừa, họ thờ nhiều Phật, và bậc tu cao nhất lên đến Bồ Tát. Có thể nói những quan niệm, chủ trương của Đại thừa - một trong những tông phái lớn nhất của Phật giáo (một tông phái lớn khác là Kim Cang thừa) có xuất phát điểm từ Trung Hoa, đã có một sự thâm nhập mạnh mẽ xuống phương Nam kể từ thế kỷ thứ ba trở đi, để lại những dấu ấn phổ biến trong sinh hoạt Phật giáo, cũng như trong tín ngưỡng dân gian.
Sự thâm nhập của Phật giáo phương Bắc sau đó còn được thể hiện ở việc các thiền sư lớn, những người sáng lập ra những thiền phái có vị trí lớn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, đều ít nhiều có liên hệ và tiếp thu Phật giáo Trung Hoa.
Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi (?-594), người sáng lập ra thiền phái mang tên ông, truyền đến 19 đời, đến đầu thế kỷ 13, là một người gốc nam Thiên Trúc, vân du về phía đông bắc (562), tiếp xúc với Phật giáo Trung Hoa và hành đạo tại đây, đến năm 580 thì vào nước ta.
Năm 820, thiền sư Vô Ngôn Thông từ nội địa Trung Hoa xuống Giao Châu và sáng lập thiền phái này.
Sau này, vào thế kỷ 11, Thảo Đường vốn cũng là một thiền sư Trung Hoa đang hành đạo tại Chiêm Thành, bị quân chinh phạt của vua Lý Thái Tông bắt đem về Thăng Long. Sự uyên thâm Phật pháp của người này sau đó được nhận ra, được nhà vua đưa về trụ trì tại chùa Khai Quốc, và lập ra một thiền phái lớn của Phật giáo Việt Nam, thiền phái Thảo Đường.
Tuy nhiên, ở đây, khi nói về sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam, ta có thể xem việc này đã cơ bản hoàn tất trước thế kỷ thứ 10, khi mà một mặt có sự du nhập trực tiếp từ Ấn Độ cộng với sự ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa từ phương Bắc sau đó, mặt khác là sự sản sinh, hình thành nền thiền học Việt Nam với những thiền phái đầu tiên nhưng lại rất lớn mạnh. Từ đây đã tạo một tiền đề vững vàng cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam về sau, mà đỉnh điểm là giai đoạn thế kỷ 10 - 14.
Từ thế kỷ thứ ba, Phật giáo tại Giao Châu vẫn tiếp tục tự phát triển mạnh mẽ, với sự xuất hiện của Tăng Hội (? - 280) và tư tưởng thiền của ông. Ông không những là sáng tổ của Thiền học Việt Nam, mà còn là người đầu tiên đem thiền học phát huy ở Trung Hoa (Tăng Hội đã ở trên đất Ngô từ năm 255 đến 280).
Thiền định Việt Nam, từ nguyên thủy vốn không phải được truyền từ Trung Hoa sang. Nó đã xuất hiện, dù có thể hoàn toàn là bước đầu, ở Giao Chỉ, từ trước Tăng Hội. Trong Tứ thập nhị chương, danh từ thiền định đã một lần được nhắc đến. Kinh này còn nói đến “quán thiên địa, niệm vô thường”, là một phép thiền, gọi là Vô thường quán. Nhưng dù sao, đến thế kỷ thứ ba, có lẽ đã có một thực tế là Phật giáo từ phương Bắc, cho dù có hình thành những trung tâm muộn hơn, cũng đã bắt đầu có ảnh hưởng trở lại lên Phật giáo Giao Chỉ. Cho dù Tăng Hội có một vai trò lớn đến đâu thì sử sách cũng ghi nhận rằng trong thế kỷ này, các kinh sách về thiền đã được đem từ Lạc Dương xuống, và Tăng Hội cũng là một người đã học tập, lĩnh hội được tư tưởng Phật giáo Đại thừa Trung Hoa.
Đại thừa (Mahayana) hoàn toàn không xa rời Phật pháp, nhưng về chủ trương, nó khác với Tiểu thừa (Hinayana) vốn xuất phát từ Phật giáo Nguyên thủy (Thérévada). Đại thừa không cố chấp vào kinh điển, trong khi Tiểu thừa thì phải nhất nhất bám sát vào đó. Đại thừa chủ trương “tự giác” và “giác tha”, tức giác ngộ cho chính mình và cho người khác, trong khi Tiểu thừa chỉ nhắm vào việc giác ngộ cho bản thân. Tiểu thừa chỉ thờ một Phật Thích Ca và bậc tu cao nhất là đến La Hán. Đối với Đại thừa, họ thờ nhiều Phật, và bậc tu cao nhất lên đến Bồ Tát. Có thể nói những quan niệm, chủ trương của Đại thừa - một trong những tông phái lớn nhất của Phật giáo (một tông phái lớn khác là Kim Cang thừa) có xuất phát điểm từ Trung Hoa, đã có một sự thâm nhập mạnh mẽ xuống phương Nam kể từ thế kỷ thứ ba trở đi, để lại những dấu ấn phổ biến trong sinh hoạt Phật giáo, cũng như trong tín ngưỡng dân gian.
Sự thâm nhập của Phật giáo phương Bắc sau đó còn được thể hiện ở việc các thiền sư lớn, những người sáng lập ra những thiền phái có vị trí lớn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, đều ít nhiều có liên hệ và tiếp thu Phật giáo Trung Hoa.
Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi (?-594), người sáng lập ra thiền phái mang tên ông, truyền đến 19 đời, đến đầu thế kỷ 13, là một người gốc nam Thiên Trúc, vân du về phía đông bắc (562), tiếp xúc với Phật giáo Trung Hoa và hành đạo tại đây, đến năm 580 thì vào nước ta.
Năm 820, thiền sư Vô Ngôn Thông từ nội địa Trung Hoa xuống Giao Châu và sáng lập thiền phái này.
Sau này, vào thế kỷ 11, Thảo Đường vốn cũng là một thiền sư Trung Hoa đang hành đạo tại Chiêm Thành, bị quân chinh phạt của vua Lý Thái Tông bắt đem về Thăng Long. Sự uyên thâm Phật pháp của người này sau đó được nhận ra, được nhà vua đưa về trụ trì tại chùa Khai Quốc, và lập ra một thiền phái lớn của Phật giáo Việt Nam, thiền phái Thảo Đường.
Tuy nhiên, ở đây, khi nói về sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam, ta có thể xem việc này đã cơ bản hoàn tất trước thế kỷ thứ 10, khi mà một mặt có sự du nhập trực tiếp từ Ấn Độ cộng với sự ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa từ phương Bắc sau đó, mặt khác là sự sản sinh, hình thành nền thiền học Việt Nam với những thiền phái đầu tiên nhưng lại rất lớn mạnh. Từ đây đã tạo một tiền đề vững vàng cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam về sau, mà đỉnh điểm là giai đoạn thế kỷ 10 - 14.
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.