Nguồn gốc của các tư tưởng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX

Nguồn gốc của các tư tưởng dân chủ tư sản ở Việt Nam là từ các trào lưu tư tưởng “ánh sáng” chống chế độ phong kiến, giáo hội ở Pháp với “những đại biểu xuất sắc: Mông-xtec-ki-ơ; Rút-xô, Vôn-te”; trào lưu cải cách duy tân Minh Trị. Đó là hai nguồn gốc trực tiếp dẫn đến sự hình thành tư tưởng dân chủ tư sản ở Việt Nam. Đây là một con đường cứu nước đầu thế kỉ XX khi Việt Nam đang dứng trước sự khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc khỏi ách nô dịch của thực dân Pháp.
Vì sao nguồn gốc của các tư tưởng dân chủ tư sản ở Việt Nam lại có nguồn gốc từ hai trào lưu tư tưởng trên? Đó là vì các sĩ phu Việt Nam đương thời nói riêng, toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung dường như đã rơi vào bế tắc về mặt đường lối đấu tranh. Do đó, cần phải mở rộng sự hiểu biết ra bên ngoài, cũng như là phải tiếp thu những gì đang truyefn bá vào Việt Nam. “Để làm quen với các học thuyết của Âu Tây, các nhà Nho tiếp xúc với các tác phẩm của các triết gia danh tiếng Âu Tây, qua các bản dịch từ Trung Hoa đưa tới: Jean-Jacques Rousseau, Montesquieu, Voltaire, Diderot…” [1]. Đó là những tư tưởng phương tây nói chung, nước Pháp nói riêng. Tuy nhiên, những tư tưởng đó còn được truyền vào Việt Nam bằng con đường “giáo dục Pháp Việt”,  “thông qua những người Việt Nam xuất ngoại sang Pháp, nhiều nhất là những người Việt làm việc cho Pháp hoặc là bị đưa sang Pháp tham chiến”[3].
Nhật Bản lúc này “trở thành một cái gương sáng đáng soi theo”. Bởi vì, Nhật Bản đã “mượn của người da trắng bí quyết của cường lực Tây Phương” [1] đã đánh bại Trung Hoa năm 1895 chứng minh khoa học Âu Châu có thể được “đồng hóa” trong môi trường Á Châu. Và đến năm 1905, Nhật Bản lại thắng Nga, chứng tỏ các nước thực dân không phải là vô địch, chúng có thể bị đánh bại bởi người bản xứ. Do đó, Nhật Bản lúc này được xem là “quốc gia lãnh đạo các thuộc địa Á Châu chống lại sự đô hộ của  Tây Phương”. Đồng thời nó đã khẳng định rằng không thể trở lại tư tưởng cũ mà phải thích nghi với tư tưởng mới có thể thắng được kẻ thù xâm lăng. Do đó nó cũng góp phần trong việc hình thành nên tư tưởng dân chủ tư sản ở Việt Nam.
Đó là hai tư tưởng cơ bản hình thành nên tư tưởng dân chủ tư sản Việt Nam. Tuy nhiên ở Trung Quốc, cũng hình thành nên những trào lưu tư tưởng, những hoạt động cũng ảnh hưởng tới giới sĩ phu Việt Nam và các giai cấp. Sự cải cách của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu dù thất bại nhưng cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến giới tri thức Việt Nam, khiến giới này hưởng ứng theo chủ nghĩa tiến bộ. Và cuộc cách mạng Tân Hợi thắng lợi năm 1911 càng làm cho các nước thuộc địa hướng về Trung Quốc nhiều hơn, nó đã thành lập nên chính phủ Dân Quốc theo tư tưởng dân chủ tư sản ở Châu Á từ trước tới nay. Nhật Bản đang ở chế độ Quân chủ lập hiến nhưng Trung Quốc là quốc gia dân quốc đầu tiên. Tư tuorng dân chủ tư sản Việt Nam cũng được hình thành bởi tư tưởng Tôn Trung Sơn – lãnh tụ của cách mạng Tân Bợi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.       Nguyễn Thế Anh Việt Nam thời Pháp đô hộ [Book]. - Hồ Chí Minh : NXB. Văn học, 2008.
2.      Hà Minh Hồng Lịch sử Việt Nam cận hiện đại (1858 - 1975) [Book]. - Hồ Chí MIinh : Đại học quốc gia, 2005.
3.      Khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam [Online]. - http://text.123doc.org/document/2345385-khuynh-huong-dan-chu-tu-san-o-viet-nam.htm.
4.      Vũ Minh Tâm Tư tưởng triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX [Online] // Viện Triết học. - http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Triet-hoc-Viet-Nam/Tu-tuong-triet-hoc-Viet-Nam-nua-dau-the-ky-XX-309.html.
---------------
Hòang Trần

Nhận xét

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.