Cứ đến những ngày này, trên nhiều phương tiện thông tin lại ồ ạt đăng những bài viết về chiến tranh biên giới Việt - Trung nhưng cái ngày mà chiến tranh biên giới Tây nam nổ ra thì lại ít được đề cập. Tôi còn nhớ rằng, ngày này năm ngoái, tại một giảng đường đại học trường nào đó, một lớp sinh viên (sv) đang học một môn chẳng liên quan gì đến lịch sử nên sv có vẻ như cũng chẳng biết nhiều về lịch sử nhưng người giảng viên dạy chúng tôi lại rất thích lịch sử và rất ghét Trung Quốc. Thầy có hỏi rằng các bạn có biết hôm nay là ngày gì không. Sinh viên ở dưới không biết là do không biết, không nhớ hay biết mà không nói để một số sv nói rằng hôm nay là 17/2 ngày hậu valentine hay 3 ngày sau valentine... Nhìn thầy có vẻ không hài lòng và không để cho những bạn kia nói linh tinh nữa, tôi giơ tay và nói hôm nay là 37 năm chiến tranh biên giới Việt - Trung. Thầy hỏi tôi khoa gì, tôi nói khoa Sử và ở đươi có vài lời bàn tán rằng khoa Sử mà không biết nữa thì thôi. Tôi nghe và kệ. Nhớ về lịch sử không phải là trách nhiệm riêng của sv Sử mà nó là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà, nhiều người nhớ những cái linh tinh thì giỏi mà nhớ những sự kiện lịch sử tối thiểu thì kém, đời nào sv đại học còn nói rằng ĐCSVN thành lập năm 1945 và khi bị nói thì đổ thừa rằng vì tớ học khối D. Thật đáng buồn. Tạm gác vấn đề này sang một bên, bài viết hôm nay sẽ đề cập một cách chung nhất cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung.
Ngày 17/2/1979, Trung Quốc cho quân tấn công biên giới phía Bắc Việt Nam trong đó chủ yếu vào 5 tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn. Theo như tài liệu "Quyết sách cùa Trung Quốc" đề cập thì cuộc tấn công này thể hiện 5 mục tiêu của Trung Quốc:
1) Trừng phạt” hành động Việt Nam xâm nhập Cămpuchia.
Trong tuyên bố của Trung Quốc, tuy chưa đề cập tới Cămpuchia nhưng rõ ràng cuộc “phản kích” này là hành động trả đủa Việt Nam xâm nhập Cămpuchia. Đầu tháng 3 năm 1979, khi Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam, tuần báo Bắc Kinh có nêu rõ: “Tuy rằng biên giới Trung Quốc đã ảnh hưởng tới tham vọng bành trướng chủ nghĩa của Việt Nam đối với lãnh thổ Trung Quốc, nhưng phạm vi chiến sự lần này đã vượt xa sự tranh chấp về lãnh thổ, nhân tố bối cảnh của nó rộng rãi, sâu xa... đe dọa đến cả Đông Nam Á và hành động quy mô lớn xâm lược Cămpuchia...” Rất hiển nhiên, “phản kích” này là muốn dạy cho Việt Nam một bài học, làm cho lực lượng quân sự của họ bị mất cân đối và làm giảm sức ép của bộ đội, du kích Việt Nam đối với Cămpuchia, hơn nữa Bắc Kinh phải chứng minh Trung Quốc là đồng minh đáng tin cậy của Cămpuchia, nó không còn chỉ là chuyện khoa trương thanh thế Trung Quốc mà thôi.
2) Để đạt được mục đích chi viện Hoa kiều.
Bắt đầu từ tháng 5 năm 1978, vấn đề Hoa kiều Việt Nam ngày càng nghiêm trọng. Bắc Kinh bắt đầu tố cáo Chính phủ Việt Nam áp bức các Hoa kiều đủ thứ. Cho nên, một trong những nguyên nhân Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh “trừng phạt Việt Nam” là muốn thể hiện rõ ràng họ có khả năng chiếu cố và quan tâm Hoa kiều hơn Đài Bắc.
3) Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp biên giới và lãnh thổ.
Nhân dân nhật báo và Tuần báo Bắc Kinh lần đầu tiên khi đăng tải bản phát biểu tuyên chiến đều nhấn mạnh mục đích của cuộc “phản kích” là để bảo vệ biên giới của Trung Quốc, để đuổi hết quân Việt Nam ở trên lãnh thổ Trung Quốc về Việt Nam. Ngày 18 tháng 2, tờ Nhân dân nhật báo đã đăng tải tuyên bố của Chính phủ Bắc Kinh như sau: “Gần nửa năm nay, các nhân viên vũ trang Việt Nam đã khiêu khích và xâm nhập vũ trang biên giới nước ta tăng vọt tới 700 lần, giết chết và làm bị thương hơn 300 dân quân của ta.”
Bắc Kinh còn chỉ rõ rằng, họ “tuyên bố “phản kích” là do yêu cầu ổn định của khu vực biên giới, muốn để cho nhân dân biên giới Trung Quốc khôi phục một cuộc sống bình thường.”
4) Trung Quốc muốn làm tan rã lực lượng kinh tế và quân sự của Việt Nam, đồng thời lại muốn tăng thêm lực lượng kinh tế và quân sự trong nước mình.
5) Trung Quốc muốn đạt được mục tiêu cô lập Việt Nam trên mặt chiến lược và ngoại giao, làm cho Việt Nam phải thay đổi chính sách thân Liên Xô.
Để thực hiện cuộc tấn công này, Trung Quốc huy động phần lớn là quân chủ lực nhưng họ vẫn luôn rêu rao rằng đó chủ yếu là bộ đội địa phương và dân quân. Trong khi trên thực tế, số quân lính sau khi tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam tầm 10 dặm đều là lính chủ lực. Ơ cuộc tấn công này, Trung Quốc chỉ duy nhất một lân sử dụng không quân để tiêu diệt quân Việt Nam và sau đó cả 2 bên đều không sử dụng không quân trong trận chiến này. Số lượng máy bay của Trung Quốc nhiều hơn Việt Nam nhưng chủ yếu là máy bay cũ, hơn thế nữa kỹ thuật tác chiến khôn quân không băng Việt Nam. Nếu Việt Nam sử dụng không quân thì quân đội Trung Quốc phải rất khó khăn mới có thể tràn vào được biên giới Việt Nam.
Về độ khốc liệt của trận chiến trong đó chủ yếu là 5 tỉnh như đã đề cập cũng như diễn biến của trận chiến, người viết xin không đề cập đến.
Việc mâu thuẫn biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã diễn ra từ lâu. Năm 1958, phía Việt Nam và Trung Quốc thống nhất với nhau rằng sau khi chiến tranh kết thúc sẽ ngồi lại cùng nhau để bàn về vấn đề này. Nhưng từ năm 1973, Trung Quốc nhiều lần đơn phương tấn công, quấy nhiễu vào biên giới Việt Nam. Đỉnh điểm là năm 1974, Trung Quốc cho quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa lúc này đang do phía Việt Nam Cộng Hoà quản lý. Mặc dù vậy phía Việt Nam Cộng Hoà cũng giữ lại được một số đảo. Sau hành động này, phía Việt Nam gửi lời cảm ơn đến Trung Quốc vì đã giúp Việt Nam giữ đảo trong khi phía Trung Quốc lại khẳng định đó là đảo của Trung Quốc. Còn về phía Việt Nam vẫn tuyên bố rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Tiếp theo đó là vấn nạn Hoa kiều. Hoa kiều sang Việt nam sinh sống từ rất lâu, khoảng thể kỷ XVI - XVII (miền Nam) và nhanh chóng hoà nhập vào với cộng đồng người Việt cả ở Bắc lẫn Nam. Ở phía Bắc, khác với các tộc người khác, Hoa kiều lại tập trung sinh sống ở các vùng thành thị, còn ở phía Nam, Hoa Kiều tập trung ở vùng Nam Bộ, đóng góp rất lớn đối với sự phát triển ở khu vực này. Chính vì sự phát triển của cộng đồng Hoa kiều mà chính quyền Ngô Đình Diệm đã yêu cầu Hoa kiều phải nhập tịch Việt Nam. Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, ở miền Nam có khoảng 1 vạn Hoa kiều, trong khi ở miền Bắc là khoảng 20 vạn. Để tiến hành cuộc bầu cử năm 1976 diễn ra thuận lợi, chính phủ Việt Nam tuyên bố tất cả Hoa kiều đều là người Việt gốc Hoa.
Phản đối tuyên bố này của Việt Nam, Trung Quốc tuyên bố rằng tất cả Hoa kiều Việt Nam đều là công dân thuộc quốc tịch Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Chính phủ Trung Quốc có trách nhiệm bảo vệ họ. Sau một vài biến cố cùng với đó là sự tuyên truyền của Trung Quốc, nhiều Hoa Kiều về nước và Trung Quốc tuyên bố dừng viện trợ cho Việt Nam để dành tiền viện trợ cho Hoa Kiều. Đến năm 1978, 70% Hoa kiều về nước. Sau khi xẩy ra xung đột Trung - Việt, Chính phủ Việt Nam tố cáo: “Các Hoa kiều ở lại Việt Nam là “đội quân thứ 5” của Trung Quốc dùng để tấn công Việt Nam vào lúc cuối cùng. Còn ở Cămpuchia, mấy chục vạn Hoa kiều bị kỳ thị, bị giết hại và xua đuổi thì Bắc Kinh không hỏi han gì đến. Từ đêm 16 tháng 2, các
tổ thám báo Trung Quốc đã mang theo bộc phá luồn sâu vào nội địa Việt Nam móc nối với "lực lượng thứ năm" này lập thành các toán vũ trang phục sẵn các ngã ba đường, bờ suối, các cây cầu để ngăn chặn quân tiếp viện của Việt Nam từ phía sau lên. Trước
giờ nổ súng, các lực lượng này cũng bí mật cắt các đường dây điện thoại để cô lập chỉ huy sư đoàn với các chốt, trận địa pháo.
Chiến tranh nổ ra, phía Trung Quốc cho rằng đây là một cuộc tập kích bất ngờ dành cho Việt Nam vì phần lớn quân đội Việt Nam đề đang tập trung ở biên giới Tây Nam và Campuchia, nhiều lãnh đạo cấp cao cũng không có mặt ở Hà Nội mà đang đi giải quyết vấn đề Campuchia. Có phần bị bất ngờ nhưng phía Việt Nam đã nhanh chóng triển khai kế hoạch đánh lại Trung Quốc. Tuy nhiên do lực lượng mỏng cùng với đó là hoả lực mạnh của Trung Quốc nên Trung Quốc nhanh chóng tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam. Từ ngày 18/2, phía Việt Nam tăng cường quân từ các quân khu khác lên tham chiến.
Ngày 5/3, phía Việt Nam tuyên bố tổng động viên toàn quốc, nhiều đoàn quân từ Campuchia được huy động về biến giới phía bắc để tham chiến. Cuộc chuyển quân thần tốc bằng cả đường biển, đường bộ, đường sắt và đường không bắt đầu từ 6-3, đến 11-3 những đơn vị đầu tiên của quân đoàn gồm Sư đoàn bộ binh 304 (đoàn Vinh Quang), Lữ đoàn pháo binh 164 (đoàn Bến Hải), Lữ đoàn phòng không 673, tiểu đoàn trinh sát… đã về tới Hà Nội. Với việc ký hiệp ước với Việt Nam, Liên Xô đã nhiệt tình giúp đỡ Việt Nam trong trận chiến này. Khi chiến tranh nổ ra, Liên Xô cho quân tập trận ở biên giới Xô - Trung để gây sức ép, hơn thế nữa, Bên cạnh việc cung cấp thông tin tình báo và trinh sát kỹ thuật, Liên Xô lập ra một cầu hàng không lớn góp phần cơ động các đơn vị Việt Nam tại mặt trận Campuchia ra miền Bắc. Moscow còn viện trợ khẩn cấp một khối lượng lớn vũ khí và trang thiết bị bảo đảm qua đường biển, trong đó có 400 xe tăng và thiết giáp, 500 khẩu pháo cối và cao xạ, 50 tổ hợp pháo phản lực BM-21, 400 tổ hợp tên lửa vác vai, 800 súng chống tăng và 20 máy bay chiến đấu. Ngoài ra, nhiều đơn vị chính quy ở biên giới Xô- Trung được lệnh báo động và tiến hành tập trận quy mô lớn để tạo áp lực, Hạm đội Thái Bình Dương cũng cho một biên đội tàu chiến đấu xuống tuần tiễu khu vực Biển Đông…
Cũng trong ngày 5/3, phía Trung Quốc tuyên bố rút quân về nước với lý do hoàn thành mục tiêu đề ra và tuyên bố thắng lợi trong cuộc chiến này. Nhiwng trên thực tế, quân Trung Quốc còn chiếm đóng, đánh phá nhiều khu vực ở Việt Nam khiến cho cuộc chiến kéo dài đến ngày 18/3/1979 và tiếp tục diễn ra sau đó. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu Bình không cho rút quân về nước thì quân Trung Quốc sẽ bị Việt Nam cho ăn hành vì quân chủ lực thiện chiến của Việt Nam đang trên đường lên tham chiến. Ngày 7/3, Việt Nam tuyên bố thể hiện "thiện chí hòa bình", sẽ cho phép Trung Quốc rút quân.
Chiến tranh cơ bản chấm dứt, Việt Nam bị thiệt hại một cách nặng nề cả về người lẫn của. Số liệu về thiệt hại của 2 bên người viết xin không đề cập đến nhưng nỗi đau này hễ ai là người Việt Nam đều không thể quên. Việt Nam với Trung Quốc vừa là bạn nhưng cũng vừa là kẻ thù truyền kiếp.
---------------
#đq89
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.