Tháng 12/1888, vua Hàm Nghi bị đày sang Algeri. Tại đây, cựu hoàng sống không đến nỗi khổ. Tháng 1/1889, cựu hoàng được chuyển đến sống tại biệt thự Tùng Hiên (Villa des Pins), quản gia là một người Pháp. Trong thời gian ở đây, Cựu hoàng có học vẽ, chụp ảnh, học đi xe đạp nhưng không học tiếng Pháp. Tuy nhiên do thấy bất tiện nên Cựu hoàng đã thuê người dạy tiếng Pháp cho mình. Trong vòng 5 năm, Cựu hoàng nói và viết chuẩn như người Pháp.
Cựu hoàng từng muốn con ông sang Alger nhưng vợ ông Ưng Quyển không đồng ý. Năm 1904, Cựu hoàng kết hôn với cô Mareelle Laloe - con gái chánh toà thượng phẩm ở Alger khi cô 20 tuổi và có 3 đứa con với cô (2 gái 1 trai). Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Cựu hoàng được sang thăm Maroc. Những ngày tháng ở đây, Cựu hoàng nhận ra rằng cuộc đấutranh giải phóng dân tộc theo kiểu phong trào Cần vương không thể nào đem đến thắng lợi cho dân tộc được và cuộc đấu tranh của nhân dân Maroc đã để lại cho Vựu hoàng một bài học.
Ở Alger nhưng Cựu hoàng vẫn luôn hướng về tổ tiên của mình. Cụu hoàng cho sửa sang biệt thự Tùng Hiên và đổi tên thành Biệt thự Gia Long, tổ chức thờ tự tổ tiên của mình. Các con ông được học hành theo văn minh văn hoá Pháp "Các con chưa thể được làm những người Việt Nam thì tốt nhất hãy học hành và trau dồi đạo đức để trở thành nhưng người Pháp tốt".
Công chúa Như Mai - con của Cụu hoàng và người vợ Tây đỗ đầu kỳ thi kỹ sư nông học tại trường Canh nông Quốc gia Grinon. Lần đầu tiên một phụ nữ kể cả Âu và Á đỗ đầu kỳ thi này. Như Mai không lập gia đình để được trọn đời phụng sự cha mẹ và người nghèo. Năm 1944, Cựu hoàng qua đời do căn bệnh ung thư dạ dày. Mẵi đến năm 1962, Alger giành độc lập, Pháp ra quyết định chuyển về Pháp tất cả tài sản kể cả lăng mộ của Pháp kiều ở Alger. Hài cốt của Cựu hoàng cũng được chuyển sang đó.
Về người con gái thứ 2 của Cựu hoàng là Công chúa Như Lý, công chúa lấy chồng năm 15 tuổi. Chồng bà là Công tước De La Besse, họ có với nhau 3 người con (2 gái 1 trai).
Người con thứ 3 là Hoàng tử Minh Đức. Khi đến tuổi trưởng thành, Hoàng tử được vào học trường quân sự nổi tiếng nhất của Pháp. Trong chiến tranh thế giới thứ 2 và những năm sau đó, Hoàng tử được chuyển công tác ở nhiều nơi. Sau khi ww2 kết thúc, Hoàng tử mang hàm thiếu tá. Khi được lệnh đưa quân đến chiến trường Việt Nam, hoàng tử đã từ chối và tuyên bố rằng "Tôi không thể cầm súng bắn lại đồng bào tôi. Nếu chánh phủ Pháp muốn đưa tôi ra toàn án binh thì cứ đưa. Tôi không thể qua Việt Nam để đánh giặc cho Pháp, chống lại người Việt Nam".
Tham khảo: Nguyễn Đắc Xuân, Vua Hàm Nghi - những năm tháng bị lưu đày ở nước ngoài.
---------------
#đq89
Cựu hoàng từng muốn con ông sang Alger nhưng vợ ông Ưng Quyển không đồng ý. Năm 1904, Cựu hoàng kết hôn với cô Mareelle Laloe - con gái chánh toà thượng phẩm ở Alger khi cô 20 tuổi và có 3 đứa con với cô (2 gái 1 trai). Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Cựu hoàng được sang thăm Maroc. Những ngày tháng ở đây, Cựu hoàng nhận ra rằng cuộc đấutranh giải phóng dân tộc theo kiểu phong trào Cần vương không thể nào đem đến thắng lợi cho dân tộc được và cuộc đấu tranh của nhân dân Maroc đã để lại cho Vựu hoàng một bài học.
Ở Alger nhưng Cựu hoàng vẫn luôn hướng về tổ tiên của mình. Cụu hoàng cho sửa sang biệt thự Tùng Hiên và đổi tên thành Biệt thự Gia Long, tổ chức thờ tự tổ tiên của mình. Các con ông được học hành theo văn minh văn hoá Pháp "Các con chưa thể được làm những người Việt Nam thì tốt nhất hãy học hành và trau dồi đạo đức để trở thành nhưng người Pháp tốt".
Công chúa Như Mai - con của Cụu hoàng và người vợ Tây đỗ đầu kỳ thi kỹ sư nông học tại trường Canh nông Quốc gia Grinon. Lần đầu tiên một phụ nữ kể cả Âu và Á đỗ đầu kỳ thi này. Như Mai không lập gia đình để được trọn đời phụng sự cha mẹ và người nghèo. Năm 1944, Cựu hoàng qua đời do căn bệnh ung thư dạ dày. Mẵi đến năm 1962, Alger giành độc lập, Pháp ra quyết định chuyển về Pháp tất cả tài sản kể cả lăng mộ của Pháp kiều ở Alger. Hài cốt của Cựu hoàng cũng được chuyển sang đó.
Về người con gái thứ 2 của Cựu hoàng là Công chúa Như Lý, công chúa lấy chồng năm 15 tuổi. Chồng bà là Công tước De La Besse, họ có với nhau 3 người con (2 gái 1 trai).
Người con thứ 3 là Hoàng tử Minh Đức. Khi đến tuổi trưởng thành, Hoàng tử được vào học trường quân sự nổi tiếng nhất của Pháp. Trong chiến tranh thế giới thứ 2 và những năm sau đó, Hoàng tử được chuyển công tác ở nhiều nơi. Sau khi ww2 kết thúc, Hoàng tử mang hàm thiếu tá. Khi được lệnh đưa quân đến chiến trường Việt Nam, hoàng tử đã từ chối và tuyên bố rằng "Tôi không thể cầm súng bắn lại đồng bào tôi. Nếu chánh phủ Pháp muốn đưa tôi ra toàn án binh thì cứ đưa. Tôi không thể qua Việt Nam để đánh giặc cho Pháp, chống lại người Việt Nam".
Tham khảo: Nguyễn Đắc Xuân, Vua Hàm Nghi - những năm tháng bị lưu đày ở nước ngoài.
---------------
#đq89
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.