Trần Trọng Kim với chính phủ của ông

Trần Trọng Kim , còn có bút hiệu là Lệ Thần , sinh năm 1883 ( Qúy Mùi ) tại làng Kiều Lĩnh , xã Đan Phố ( nay là xã Xuân Phổ , trước thuộc Tổng Đan Hải ) , huyện Nghi Xuân , tỉnh Hà Tĩnh . Xuất thân trong một gia đình Nho giáo , ông học chữ Hán từ nhỏ , về thuở hàn vi của ông , thật sự không biết rõ , năm 1897 , học chương trình Pháp ở trường Pháp –Việt Nam Định.

Về bối cảnh lúc bấy giờ , sau khi vua Bảo Đại tuyên bố Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 11/3/1945 , Phạm Quỳnh cùng toàn thể thượng thư sáu bộ trong triều đình Huế . Vua Bảo Đại triệu tập nhân sĩ khắp nước đến gặp , để thăm dò việc thành lập chính phủ mới . Lúc đó , người Nhật đưa Trần Trọng Kim từ Singapo về Sài Gòn ngày 30/3/1945 , là  một nhà giáo và là một nhà nghiên cứu nghiêm túc, Trần Trọng Kim cho rằng vua Bảo Đại là vị vua ham ăn chơi, không chăm lo việc nước nên không muốn gặp.
 “ Việc lập chính phủ, ngài nên dùng những người đã dự định từ trước, như Ngô Ðình Diệm chẳng hạn , để có tổ chức sẵn sàng. Tôi nay thì phần già yếu bệnh tật, phần thì không có đảng phái và không hoạt động về chính trị, tôi xin ngài cho tôi về nghỉ ”
Tuy nhiên, theo lời khuyên của Hoàng Xuân Hãn, Trần Trọng Kim đồng ý triều yết vua Bảo Đại ngày 7-4-1945. Gặp xong, ông thay đổi ý kiến , bắt đầu thành lập một chính phủ mới , Chính phủ Trần Trọng Kim .
            “Nếu vì quyền lợi riêng tôi không dám nhận chức gì cả, xong ngài nói vì nghĩa vụ đối với nước, thì dù sao tôi cũng cố hết sức. Vậy xin ngài cho tôi vài ngày để tôi tìm người, hễ có thể được tôi xin tâu lại . Tôi ra bàn với ông Hoàng Xuân Hãn để tìm người xứng đáng làm bộ trưởng. Nguyên tắc của tôi định trước là lựa chọn những người có đủ hai điều kiện. Một: phải có đủ học thức và tư tưởng về mặt chính trị, hai: phải có đức hạnh chắc chắn để dân chúng kính phục.  ”
Ngày 17-4-1945, tại điện Thái Hòa (Huế), Trần Trọng Kim trình danh sách chính phủ lên vua Bảo Đại và được chuẩn y. Lúc đó, có cả sự hiện diện của viên đại sứ Nhật tại Huế là Massayuki Yokohama. Nội các Trần Kim gồm đa số là những chuyên gia và trí thức: “Tất cả những vị nầy đều là những vị ái quốc chân thành. Họ không hận thù gì nước Pháp. Trẻ tuổi, can đảm, ý thức được nhiệm vụ ngắn ngủi của mình, họ muốn rằng chủ quyền quốc gia được đánh dấu khởi đầu từ họ.”
Về tổ chức , chính phủ Trần Trọng Kim bao gồm : Trần Trọng Kim , giáo sư , Nội Các Tổng Trưởng Trần Ðình Nam , y sĩ , Nội Vụ Bộ Trưởng Trần Văn
Chương , luật sư , Ngoại Giao Bộ Trưởng Trịnh Ðình Thảo , luật sư , Tư Pháp Bộ Trưởng Hoàng Xuân Hãn , toán học thạc sĩ , Giáo Dục và Mỹ Nghệ Bộ Trưởng Vũ Văn Hiền , luật sư , Tài Chánh Bộ Trưởng Phan Anh , luật sư, Thanh Niên Bộ Trưởng Lưu Văn Lang , kỹ sư, Công Chính Bộ Trưởng Vũ Ngọc Anh, y khoa bác sĩ , Y Tế Bộ Trưởng Hồ Bá Khanh , y khoa bác sĩ , Kinh Tế Bộ Trưởng Nguyễn Hữu Thi , cựu y sĩ , Tiếp Tế Bộ Trưởng .
 Đây là chính phủ đầu tiên của Việt Nam độc lập được tổ chức theo cơ cấu tây phương , gồm nhiều bộ. Đứng đầu mỗi bộ là một vị bộ trưởng phụ trách chuyên ngành , đặc biệt chính phủ này  không có bộ binh, hay bộ Quốc phòng, hoặc bộ An ninh .
Về Quốc kì “ Có kiểu lá cờ vàng có quẻ ly ở giữa là có ý nghĩa hơn cả . Chúng tôi định lấy kiểu ấy làm quốc kì ” . Quốc ca “ Bài quốc ca thì trước vẫn dừng bài Đăng Đàn là bài ca rât cổ , mà âm điệu nghe nghiêm trang . Chúng tôi nghĩ : Trước khi có bài nào hay hơn và có lý hơn thì hãy cứ dùng bài ấy ” .
Như thế, vua Bảo Đại và Trần Trọng Kim đã hợp nhất hai nền hành chánh bảo hộ Pháp và địa phương Việt, nên ban đầu còn nhiều khó khăn trong buổi giao thời. Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập dưới sự chỉ thị của Nhật , với nhiều ý kiến cho rằng đấy là chính phủ “ bù nhìn ” ,  phải chăng thật sự là như vậy ?
Dưới con mắt của Nhật hay một bộ phận lớn người Việt đều cho rằng đấy là sự thật , nhưng đứng trên nhiều phương diện chúng ta nên có cái nhìn xác thực , không nên theo dòng chảy mà phán xét , về bản thân Trần Trong Kim ngay khi thành lập nên chính phủ ông cũng có những lí tưởng riêng của mình và hơn hết đều xuất phát từ tinh thần yêu nước , thương dân .
“ Khi tôi đứng ra lập chính phủ, không phải không hiểu tình thế rất khó của nước Việt Nam đối với nước Pháp, và nước Pháp với các nước Ðồng Minh. Sự biến xảy ra ở nước Việt Nam, nguyên là một nước có văn hóa có chế độ phân minh, nhân khi trong nước suy nhược, người Pháp sang lấy võ lực bắt phải chịu cuộc bảo hộ của người Pháp. Dù có hiệp ước của triều đình Việt Nam đã ký với người Pháp, chẳng qua cũng chỉ là một tờ hiệp ước cưỡng bách mà thôi. Và chính người Pháp về sau cũng đã không giữ đúng những điều ký trong hiệp ước ấy. Nay nước Pháp thất bại, để người Nhật chiếm giữ mất cả quyền lợi, vua Bảo Ðại đã đứng lên tuyên bố độc lập thì nghĩa vụ của người Việt Nam là ai nấy đều phải cố sức làm việc giúp nước, rồi sau tình thế thay đổi thế nào sẽ có cuộc điều đình cho đúng công lý và đúng phong trào hiện thời ”.
Để thực hiện theo những gì mình đã nói , Ông tiến hành “ Trước là tôi nhờ ông Trần Văn Chương , bộ trưởng bộ ngoại giao , ra Hà Nội điều đình mọi việc , nhưng không xong . Tôi định phen này ra , nếu công việc thực hiện được thì lấy ngay 3 thành thị : Hà Nội , Hải Phòng , Đà Nẵng và đất nam bộ , thế là làm tròn nhiệm vụ thu được hoàn toàn lãnh thổ Việt Nam . Nhược bằng không xong thì tôi quay về xin từ chức vẫn không sao ”
 “ Theo lý tưởng ấy, nên ngay từ lúc đầu trong lời tuyên bố của chính phủ, tôi đã nói những công việc quốc dân phải lo để gầy lại nền tự chủ nước nhà mà thôi, chứ không nói về việc chiến tranh của nước Nhật với các nước Ðồng Minh, chủ ý muốn tránh sự người Nhật có thể lôi kéo người mình vào cuộc
chiến tranh của họ. Lúc chính phủ chúng tôi mới lập ra, bao nhiêu chính quyền của người Pháp giữ trước và việc cai trị ở các tỉnh đều do viên tối cao cố vấn Nhật tạm thời quyết định. Những văn thư và tờ trình báo, các cơ quan ở tỉnh đều gửi qua bên phòng tối cao cố vấn ”. ( Trích Một Cơn gió bụi / trang 18 )
Những hoạt động tiêu biểu :
Về nhân sự, “Sự thực là thế, chứ không như người ta đã tưởng tượng là là người Nhật Bản bắt tôi phải dùng những người của họ đã định trước”.
Về chức phó, “Sau khi lập xong chính phủ, họp hội đồng chính phủ, tôi muốn đặt chức Nội Các Phó Tổng Trưởng để phòng khi tôi nhọc mệt, hay đi đâu vắng có người thay tôi làm việc. Tôi xem các ông bộ trưởng lúc ấy trừ ông Lưu Văn Lang ở Sài gòn không ra nhận chức, có ông Trần Văn Chương, bộ trưởng bộ ngoại giao, là người nhiều tuổi hơn, tôi xin cử ông Chương xung chức ấy. Cả nội các đều ưng thuận. Việc ấy là tôi định, chứ không phải do người Nhật can thiệp. Tôi nói rõ việc ấy là vì sau này tôi thấy có người nói: Người Nhật bắt tôi phải để ông Chương làm Nội Các Phó TổngTrưởng. Ðó cũng là một sự tưởng lầm.”
Về mục đích, “gầy lại nền tự chủ nước nhà mà thôi, chứ không nói về việc chiến tranh của nước Nhật với các nước Ðồng Minh, chủ ý muốn tránh sự người Nhật có thể lôi kéo người mình vào cuộc chiến tranh của họ.”
Về mặt hợp nhất chính phủ, “Khi còn chính phủ bảo hộ thì có hai chính phủ, mọi việc quan hệ đến chính trị trong nước thì do chính phủ bảo hộ định đoạt. Chính phủ Nam Triều có vua và triều đình, nhưng chỉ đặt ra để thi hành những mệnh lệnh của chính phủ bảo hộ mà thôi, chứ không có quyền hành gì cả. Nay phải hợp nhất cả hai chính phủ này, bắt các quan ở các tỉnh chỉ được trực tiếp với chính phủ Việt Nam mà thôi, và cấm không cho gửi văn thư về sở tối cao cố vấn Nhật nữa.”
Về các quan địa phương, “Nay muốn thay đổi các quan lại, thì phải từ từ lựa chọn nhân viên cho xứng đáng, chứ đem người mới làm việc lại dở hơn người cũ, thì chỉ làm rối việc chứ không có ích gì. Tuy thế, nhưng chỗ nào có viên tỉnh trưởng bất lực lắm, chúng tôi cố tìm trong những nhân vật mới, xem ai có thể làm được đem ra thay. Hãy làm thử như thế một vài nơi xem hiệu quả thế nào. Nhưng xét ra hiệu quả mong đợi cũng không được mỹ mãn lắm.”
Về giải quyết nạn đói miền bắc năm 1945, “Việc quan hệ nhất về đường nội trị lúc ấy là phải lo sự vận tải để tiếp tế miền bắc, dân tình đói khổ người chết đói hàng ngàn hàng vạn. Vì vậy chúng tôi ra Bộ Tiếp Tế chuyên coi việc vận tải thóc gạo trong nam ra bắc. Bộ ấy không đạt được mục đích của chính phủ vì sự vận tải khó khăn quá, đường xe lửa bị hư hỏng, thuyền bè đi ngoài bể bị tàu ngầm đánh và bị cướp bóc mất cả.”
Về quân đội, “chúng tôi không đặt bộ quốc phòng. Một là trong khi quân Nhật đang đóng ở trong nước, nếu mình đặt bộ quốc phòng thì chỉ có danh không có thực, và người Nhật có thể lợi dụng bắt người mình đi đánh giặc với họ. Hai là trước khi mình có đủ binh lính và binh khí, ta hãy nên gây cái tinh thần binh bị, thì rồi quân đội mình mới có khí thế.” “Không có bộ quốc phòng, nhưng lại có bộ thanh niên, lập ra các đạo thanh niên tiền tuyến, để một ngày kia thành những đội quân có tinh thần mạnh mẽ.”
Về chính sách, “trong tình thế của nước Việt Nam mới bước đầu đi vào con đường tự chủ, có nhiều sự cản trở khó khăn, chúng tôi phải lo làm những việc cần kíp có thể làm ngay được, như việc tiếp tế đã nói ở trên, việc mời các chính khách còn phiêu lưu nước ngoài trở về nước, và xóa bỏ những hình ảnh bất công để những người ái quốc còn đang bị giam cầm trong các lao ngục có thể tùy tài ra tham dự việc kiến thiết quốc gia. Chúng tôi lại muốn gây nuôi lòng hy sinh vì nước mà dựng đài kỷ niệm ở các nơi đô thị lớn để ghi những sự nghiệp của các bậc anh hùng chí sĩ đã quên mình vì nòi giống, vì tổ quốc trong khoảng bảy tám mươi năm vừa qua.”
Về đường cải tổ chính thể, “là những việc quan trọng, cần phải có thì giờ suy nghĩ kỹ. Trước hết chúng tôi lập ra những tư vấn hội nghị ở các địa phương theo phương pháp của chúng tôi đã định, để chọn lấy những người lịch duyệt và có học thức ra giúp các cơ quan hành chính địa phương, lo việc cai trị trong hạt. Những tư vấn hội nghị địa phương ấy sẽ chọn lấy những người xứng đáng lập thành một tư vấn hội nghị toàn quốc, giúp chính phủ trong việc cải tổ quốc gia và thảo một dự án về hiến pháp, đợi đến khi có quốc hội lập hiến sẽ đem ra thảo luận. Ðó là chương trình những việc chính phủ dự định”
Sự ra đời của chính phủ Trần Trọng Kim là một trong những vấn đề bức thiết lúc bấy giờ , với một người uyên bác như Trần Trọng Kim , việc lựa chọn ông làm thủ tướng cũng là một trong những lựa chọn đúng đắn , suy cho cùng đó là một vòng xoay , việc cho ra một chính phủ mới là vấn đề tất yếu , riêng bản thân Trần Trọng Kim tuy ông có thái độ có vẻ trung lập , nhu nhược nhưng suy cho cùng ông cũng không phải là một người đáng để phê phán nghiêm trọng .
 Tài liệu tham khảo :
•           Hà Minh Hồng , Lịch sử Việt Nam Cận Hiện Đại , Tủ sách Đại Học Quốc Gia , 1997
•           Trần Bá Đệ , Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay , 2006 .

•           Trần Trọng Kim , Một Cơn Gió Bụi  , NXB Sài Gòn , 1969 .
-------------------
Trần Kiều Mến

Nhận xét