Quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành

Từ khi có những ý chí ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc vào nam tìm cách ra nước ngoài. Đến Phan Thiết, Người làm thầy giáo trường Dục Thành. Sau đó, đầu tháng 2 – 1911 người thầy giáo Nguyễn Tất Thành rời Phan Thiết vào Sài Gòn. Anh ở tạm tại Liên Thành công ty trong Sài Gòn, như nhà số 3, đường tổng đốc Phương ( nay là số 5, đường Châu Văn Liêm) số nhà 128, Khánh Hội, v,v… (Về nơi tạm trú của Nguyễn Tất Thành trước khi ra nước ngoài có nhiều địa chỉ khác nhau. Có lần Bác Hồ nói với bác sĩ Lê Văn Chánh: “Chú ở 118, Khánh Hội, chú có biết nhà 128 không? Đó là nhà máy nước mắm Liên Thành cũ. Bác ở đó ba ngày trước khi xuống tàu ra nước ngoài tìm đường cứu nước”. Hồi kí của bác sĩ Lê Văn Chánh, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh)”.

“Lần đầu tiên vào Sài Gòn Nguyễn tất Thành nhận thây được những đều lạ lẫm, nhất là những cảnh ăn chơi xa đọa của người Pháp trong khi người dân Việt Nam thì rách rưới, làm đủ nghề nặng nhọc, sống trong những cảnh tối tăm, đều này đã làm cho Nguyễn Tất thành nhận thấy rõ ràng về sự đối lập của hai bối cảnh kẻ cướp nước bọn thực dân và những người lao động bị mất nước. Anh đồng thời cũng tiếp cận làmquen với những hiêu giặc quần áo cho các thủy thủ trên tàu của Pháp để xin việc trên tàu, để thực hiện những chuyến đi xa tại bến cảng Nhà Rồng. (Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2006, trang 40)

Với công việc bận rộn nhưng anh vẫn trau dồi thêm tiếng Pháp. Nhờ chịu thương chịu khó và tính tình điềm đạm, nhiệt tình với anh em nên được mọi người yêu mến, nể trọng. Được sự tín nhiệm của mọi người nên anh Ba quyết định mở lớp học tại căn nhà lá lụp xụp của ông già Đờn. Được anh chị em thợ thuyền học rất chóng biết mặt chữ, anh Thành dạy cách phát âm thật chuẩn, cầm tay họ chỉ họ viết nắn nót từng chữ một. Và từ trong xóm thợ bến Nhà Rồng giữa đêm dài nô lệ đã sáng lên một tiếng nói mới: anh Ba. Chữ anh Ba thắp sáng lên trong trái tim những người thợ…
Tháng 3, Nguyễn Tất Thành xin vào học ở một trường Sài Gòn. Thời gian học tại trường được 3 tháng, cuộc sống đó chỉ là ngụy trang của Người quan sát cuộc sống ở Sài Gòn.
Những tháng đầu năm 1911, Bác vẫn tìm đến cảng Nhà Rồng, cảng Sài Gòn để tìm hiểu, làm quen và kiếm việc làm.
Công nhân bến cảng và các nhà máy thời đó thường đi guốc mộc, mặc áo bà ba hoặc áo bành tô bằng vải kaki màu vàng nhạt. Trong những hãng tàu ra vào đó, Bác làm quen được với một số người Việt Nam làm ở hãng Năm Sao, hãng này chạy Sài Gòn – Đà Nẵng, Hải Phòng và đi Xingapo, Côlômbô, Đoongkét, Bóocđô, Mácxây, Lơ Havrơ, Po Xaít, Gibuti. Hai người “bồi” Việt Nam mà Bác Hồ quen là Nguyễn Văn Hùm và Bùi Văn Viên. Hai ông này cho Bác biết là hãng đang tuyển “bồi”, Bác và mấy người Việt Nam nữa muốn xin việc.
Trưa ngày 2 tháng 6 năm 1911, chiếc tàu “Đô đốc Latusơ Tơrêvin” của hãng Năm Sao từ Hải Phòng vào cập bến Nhà Rồng. Bác xuống tàu và gặp viên thuyền trưởng. Nhìn thân hình mảnh khảnh của Bác, thuyền trưởng hỏi:
-         Anh có thể làm được việc gì?
-         Tôi có thể làm bất cứ công việc gì. Bác đáp với lòng tự tin.
Nhìn thấy nét cương nghị và thông minh của Bác, viên thuyền trưởng mỉm cười:
-         Được, tôi đồng ý nhận anh làm phụ bếp, sáng mai anh xuống đây nhận việc. Anh tên là gì?
     Lúng túng một chút Bác đáp:
-         Văn Ba!
Trên tàu khi đó đã có một thủy thủ làm việc từ trước có tên là Nguyễn Văn Ba. (Trình Quang Phú, 2015, trang 64 - 65)
Ngày 5-6-1911, tàu Amiran Latusơ Tơrêvin rời cảng Sài Gòn đi Mácxây mang theo một người thanh niên Việt Nam đầy lòng yêu nước, thương dân luôn luôn ấp ủ hoài bảo lớn giải phóng đất nước, giải phóng con người Việt Nam, một cuộc đời, một bước ngoặc mới đã mở ra cho Nguyễn Tất Thành.
Chúng tôi xin trích dẫn một câu chuyện của tác giả Trần Dân Tiên để thấy rõ sự quyết tâm của Người.
     “Khi quyết tâm ra đi, Bác rủ một người bạn:
-         Tôi muốn ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào , tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm… Anh muốn đi với tôi không?
Người bạn ngạc nhiên sửng sốt hỏi lại Bác:
-        Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy tiền đâu mà đi?
     Bác đã giơ hai  tay với lòng tự tin cả quyết:
-          Đây, tiền đây. Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế thì anh cùng đi với tôi chứ?
Trước lòng quyết tâm của Bác, anh bạn đã đồng ý, nhưng sau đó anh không đủ can đảm để thực hiện lời hứa”. (Trần Dân Tiên, 2015, trang 16).
Qua đây chúng ta có thể thấy rằng Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc là một người luôn luôn muốn thực hiện hoài bào cho dù con đường rất cô đơn. Nhưng vì sự quyết tâm mà Người không từ bỏ. Đấy là điều đáng quý ở Người mà chúng ta nên noi gương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.     Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. (2006). Hồ Chí Minh tiểu sử. Hà Nội: NXB. Lý luận chính trị.
2.     Trần Dân Tiến. (2015). Những mẫu chuyện về đời hoạt dộng của Hồ Chủ tịch. Hà Nội: NXB. Chính trị Quốc gia.
3.     Trình Quang Phú. (2015). Đường Bác Hồ đi cứu nước. Hà Nội: NXB. Chính trị Quốc Gia.

-------
Phạm Thị Mỹ Anh - Hoàng Hồng Hải - Nguyễn Văn Hậu - Trần Hoàng - Trần Ngọc Mai
Trích từ bài tiểu luận Quá trình chuyển biến từ một người yêu nước trở thành người Cộng sản của Nguyễn Ái Quốc (1911 - 1920) (tháng 6/2016).

Nhận xét