Sự phản kháng Hiệp ước năm 1874 của nhà Thanh trước khi diễn ra cuộc xâm lược Bắc Kỳ lần thứ hai của thực dân Pháp (1882)
Sau một thời gian chuẩn bị chủ yếu là đề phòng sự can
thiệp của Trung Quốc, bọn thực dân Pháp ở Nam Kỳ tổ chuwsccuoojc hành quân xâm
lược Bắc Kỳ do F. Giácniê chỉ huy. Hành động thực dân đó đã gặp phải sự phản ứng
quyết liệt của phong trào nhân dân kháng chiến tại vùng ven Hà Nội và ở nhiều tỉnh
thuộc đồng bằng sông Hồng. Và tin thất bại thảm hại của Pháp tại Cầu Giấy ngày
21-12-1873 dội về Pháp gây nên làn sóng dư luận đòi nhà cầm quyền Pháp phải ký
Hiệp ước với Triều đình Huế và rút quân khỏi Bắc Kỳ để tránh khỏi nguy cơ bị
tiêu diệt. Mặc dù trong những điều kiện bất lợi về nhiều mặt, và giữa lúc Pháp
chưa chuẩn bị đủ lực lượng cho việc đánh chiếm Bắc Kỳ, thực dân Pháp đã dùng thủ
đoạn ngoại giao buộc Triều đình Huế ký Hiệp ước tháng 3-1874 và Hiệp ước thương
mại tháng 8 cùng năm với những điều khoản có lợi cho chúng.
Pháp đánh Hà Nội. Ảnh wki |
Nội dung cơ bản nhất của bản Hiệp ước tháng 3-1874 ghi
nhận sáu tỉnh Nam Kỳ bị biến thành thuộc địa, xác lập đặc quyền buôn bán của
Pháp trên sông Hồng từ biển cho tới Vân Nam, vua nhà Nguyễn phải thi hành chính
sách ngoại giao của nước Pháp. Một nội dung quan trọng nữa của Hiệp ước là nước
Pháp thừa nhận chủ quyền và nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam đối với bất kì một
cường quốc nào; nước Pháp hứa sẽ giúp vua Việt Nam duy trì trật tự, an ninh, chống
mọi sự tấn công của nước ngoài và tiễu trừ giặc cướp. Điều đó phủ nhận ảnh hưởng
của nhà Thanh đối với triều đình Huế.
Để đảm bảo hiệu lực thi hành của haia bản Hiệp ước đã
ký năm 1874, Chính phủ Pháp chủ trương thông báo cho Triều đình nhà Thanh biết
nội dung của hai văn kiện đó. Khi giao trách nhiệm ấy cho Đờ Rôsơsua (De
Rochechouart), đại diện của Pháp ở Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Đơcadơ
lưu ý ông ta thuyết phục chính quyền nhà Thanh hai vấn đề quan trọng. Đó là thừa
nhận chủ quyền của vua Việt Nam, sự độc lập hoàn toàn của nhà vua đối với nước
ngoài, và việc mở cửa sông Hồng chưa thương gia Pháp vào buôn bán. Đơcadơ nhấn
mạnh rằng ông tin Tổng lý nha môn, cơ quan ngoại giao của Trung Quốc sẽ không
nêu ra ý kiến gửi quân sang Việt Nam và khẳng định ở đó chỉ có người Pháp mới
có quyền lập lại trật tự và giữ gìn an ninh cho dân chúng. Đơcadơ cũng nhắc nhở
Đờ Rôsơsua giải thích cho Tổng lý nha môn thấy rõ Trung Quốc sẽ thu được nguồn
lợi lớn do việc mở cửa sông Hồng cho thương nhân vào buôn bán. Cũng trong chỉ
thị đó, Đơcadơ báo cho Đờ Rôsơsua biết những tin tức mới nhất do Bộ Hải quân và
Thuộc địa cung cấp về giới quan chức ở Vân Nam phản ứng yêu cầu này của nước
Pháp.
Khi chuẩn bị thông báo các Hiệp ước năm 1874 cho Triều
đình nhà Thanh, trong giới cầm quyền Pháp có hai quan điểm khác nhau. Phái quân
sự, trong đó có Đô đốc Đuyprê và Đô đốc Đờ Môngtenhắc, chủ trương tuyên bố rõ Bắc
Kỳ là “một bộ phận phụ thuộc của chính quyền Sài Gòn”. Phái ngoại giao đứng đầu
là Đơcadơ, thì nhấn mạnh vai trò độc lập của Triều đình Tự Đức. Trước tình hình
đó, Đờ Rôsơsua khi thông báo cho nhà cầm quyền Trung Quốc đã lướt qua cả hai
quan điểm trên và chỉ nhấn mạnh đến việc đánh đuổi giặc cướp Trung Hoa khỏi Bắc
Kỳ và việc thiết lập một địa điểm buôn bán với Pháp và Vân Nam. Mặc dù trong
thư viết cho Cung thân vương Dịch Hân, người đứng đầu Tổng lý nha môn, kèm theo
bản sao Hiệp ước tháng 3/1874, Đờ Rôsơsua không nói tới vấn đề trọng yếu là khẳng
định vai trò của nước Pháp đối với Việt Nam.
Phản ứng cấp thời của nhà Thanh qua lá thư của Cung
Thân vương gửi Đờ Rôsơsua ngày 15-6-1875, thể hiện những quan điểm của nó trái
ngược với những điều mà chính phủ Pháp mong muốn. Nhà cầm quyền Trung Quốc thừa
nhận. Lá thư có đoạn viết: “Nước An Nam còn gọi là Việt Nam, từ lâu đã là
mnuowsc chư hầu của Trung Hoa đã có quan hệ với các nước chư hầu láng gieefng về
việc buôn bán, mà tính chất của nó thay đổi theo vùng. Tôi cần phải ra lệnh cho
mở cuộc điều tra ở Vân Nam về vấn đề này; khi nhận được kết quả điều tra, chúng
tôi sẽ thảo luận về vấn đề đặt ra”. Cũng như trong thư trên, Cung Thân vương Dịch
Hân nói rõ trong Hiệp ước không có điểm nào ghi nhận về việc mở một thương cảng
ở Van Nam , và từ lâu nước Việt Nam vẫn nhờ Trung Quốc đánh dẹp giặc cướp, cũng
như hiện nay binh lính Trung Quốc đang ở biên giới Vân Nam là nhằm mục đích che
chở cho nước này khỏi những cuộc tấn công của bọn giặc cướp, Một trong những vấn
đề quan trọng mà Trung Quốc khẳng định “An Nam từ lâu là nước chư hầu của Trung
Quốc”, chính là họ tự thừa nhận vai trò “tôn chủ” của mình và ý kiến đó đã xóa
bỏ một nội dung cơ bản của Hiệp ước tháng 3-1874. Bản dịch chữ Pháp không loojt
tả đúng nghĩa của câu đó (F.Xse-de, người phiên dịch của đoàn ngoại giao Pháp,
dịch là “nước An Nam xưa kia là chư hầu của Trung Quốc”, khi cho Đờ Rôsơsua
nghĩa rằng câu trả lời của Cung thân vương Dịch Hân hay hơn điều ông ta mong muốn.
Thực ra trong lá thư của mình, Cung thân vương Dịch Hân đã nói rõ: “Trung Quốc
không thể từ chối việc che chở và giúp đỡ nước chư hầ của mình” (chỉ nước Việt
Nam – TG).
Về vấn đề mở cửa sông Hồng và lập quan hệ buôn bán với
Pháp ở Vân Nam, sự từ chối của Cung thân vương Dịch Hân rất phù hợp với quan điểm
của nhiều quan chức Trung Quốc lúc ấy. Vào năm 185, Sầm Dục Anh, Tổng đốc Vân
Nam, dâng sớ lên vua Quang Tự trình bày những khó khăn của Vân Nam như đất xấu,
dân nghèo, lại mới trải qua cuộc bạo động lớn của những người theo đạo Ixlam ở
địa phương, dân buôn ở Vân Nam chỉ buôn thúng bán mẹt, lại phải nập rất nhiều
thứ thuế nên dân buôn sống rất khổ cực. Nếu như cho phép người nước ngoài vào
Vân Nam buôn bán, họ vừa được hưởng những đặc quyền về thuế khóa, vừa giỏi buôn
bán, lẽ tất nhiên họ sẽ chiếm mất thị trường của tỉnh này. Từ đó, một hậu quả
nghiêm trọng sẽ xảy ra ở Vân Nam: “Hết kế sinh nhai, dân chúng đói nghèo tất
hiên phải nổi loạn. Nặt khác, những quân vô loại về hùa với thương gia nước
ngoài sẽ tìm cách chống lại chính quyền và coi thường luật pháp. Việc mở cửa
cho nước ngoài vào buôn bán không thể thực hiện được ở Vân Nam là một tỉnh
nghèo và xa kinh đô”. Ý kiến trên của Sầm Dục Anh càng góp phần làm gia tăng
thái độ cương quyết của Triều đình nhà Thanh chống lại việc thiết lập quan hệ
buôn bán với nước ngoài ở Vân Nam.
Ngay sau khi được chính phủ Pháp thông báo Hiệp ức
184, vua Quang Tự cử Lý Hồng Chương đi Vân Nam để thảo luận với Sầm Dục Anh tìm
cách giải quyết khôn ngoan và thận trọng; song bằng bất cứ một biện pháp nào,
các viên quan đó đều phải thực hiện ý đồ của nhà vua là cự tuyệt việc buôn bán
với người nước ngoài ở Vân Nam.
Trong lúc Pháp và Trung Quốc đang bất đồng với nhau về
những nội dung cơ bản của Hiệp ước 1874, và bọn thực dân Pháp rất mong muốn Triều
đình Huế ủng hộ những quan điểm của Pháp thì năm 1876, Tự Đức cử một đoàn sứ thần
do Bùi Ân Niên, Hữu thị lang Bộ Lễ, làm chánh sứ sang Bắc Kinh. Đây là đoàn sứ
thần Việt Nam đầu tiên sang Trung Quốc kể từ sau khi Hiệp ước 1874 được ký kết.
Đờ Kécgarađéc (De Kergaradec), Lãnh sự Pháp ở Hà Nội, rất quan tâm đến sự kiện
đó và đã viết thư cho Đô đốc Duyprê bày tỏ sự lo lắng của mình: “Các hoạt động
xấu hay tốt của đoàn sứ thần ấy có thể sau này được nêu lên thành những tiền lệ”.
Đờ Kécgarađéc hỏi các sứ thần Việt Nam trước khi họ đi, về việc họ có đến thăm
viên Bộ trưởng Pháp ở Trung Quốc không? Các sứ thần trả lời rằng về việc này, họ
đã nhận được chỉ thị là khi xong nhiệm vụ, họ sẽ đến thăm viên Bộ trưởng Pháp,
nhưng phải được các quan chức Trung Hoa chấp thuận. Hơn thế nữa, bọn thực dân
Pháp còn muốn vận động triều đình Huế bãi bỏ việc cử đoàn sứ thần Việt Nam sang
Trung Quốc. Ở một mức độ khác, Đơcadơ cũng đặt ra những vấn đề về mối quan hệ
giữa Triều đình Huế và Triều đình nhà Thanh “có nên sợ những dấu hiệu của sự
tôn kính của vua Tự Đức đối với Thiên triều và những quan hệ tăng cường của nhà
vua đối với Chính phủ Bức Kinh thông qua các sứ thần gửi sang Trung Quốc? Đó có
phải là dấu hiệu tiếp tục của những quan hệ thân thiết hơn, khiến ông vua trên
trở thành một cánh tay trợ lực cho một chính sách không thân thiện với các cường
quốc Châu Âu”.
Nhằm xác định rõ với Pháp mối quan hệ của mình dối với
Triều đình Huế. Triều đình Bắc Kinh tiếp đón sứ thần Việt Nam với những nghi thức
đã từng được thực hiện trước đây. Và đoàn sứ thần Việt Nam không tới thăm Bộ
trưởng Pháp ở Bắc Kinh trái với điều mong muốn của giới thực dân Pháp. Tất cả
những điều đó đều không tách rời quan điểm và thái độ của nhà Thanh đối với Hiệp
ước 1874, và đều góp phần bỏ sung và khảng định thêm những quan điểm mà họ đã
trình bày. Nhiều quyết định và hành động của nhà Thanh để biểu thị uy quyền của
họ đối với Việt Nam đã được thực hiện, khiến cho giới quân sự và ngoại giao
Pháp hểu rằng nhà Thanh không hề từ bỏ quan điểm của mình đối với “nước chư hầu
này, mặc dù Chính phủ Pháp đã tìm mọi cách thuyết phục”.
Vào đầu năm 1880 Patơnốt (Patenôtre) đại diện của Pháp
ở Trung Quốc liên tục báo cáo về Bộ Ngoại giao Pháp nhều tin về mối quan hệ
Trung Quốc – Việt Nam. Ngày 10-1=1880, ông ta gửi về Bộ Ngoại giao Pháp bản án
tử hình tên tướng cướp Lý Dương Tài, kẻ đã nhiều năm hoành hành ở Bắc Kỳ, đăng
lên báo Bắc Kinh nguyệt san. Tờ báo
bình luận tin đó như sau: “Triều đình Bắc Kinh làm ráo riết việc này để nhắc nhở
mối quan hệ chư hầu mà triều đình đòi hỏi. Việc này đáng được chúng ta chú ý lắm”.
Tiếp đó, ngày 4-3-1880, trong một thư khác gửi Đờ Phrâyxinê (De Preycinet), Bộ
trưởng Bộ Ngọa giao Pháp, Patơnốt thông báo bản sớ của Tổng đốc Quảng Tây gủi về
triều đình. Trong đó ván đề quyền “tôn chủ” của Trung Quốc đối với Việt Nam lại
càng lộ rõ hơn những tài liệu trước kia. Trong lá thư gửi vua Tự Đức, viên quan
Tổng đốc này đã tự đặt mình ngang hàng với vua Việt Nam. Trên cơ sở những tài
liệu đó, Patơnốt nhận xét: “Về mặt này, những điều cho thấy trong tờ sớ mới đâ
của Tổng đốc Quảng Tây rất quý, cần phải ghi nhớ. Tự nó đã đủ để xác định tính
cách của những quan hệ hiện nay giữa An Nam và Trung Quốc. Không còn nghi ngờ
gì , nó còn tồn tại mãi cho đến lúc người ta đi đến quyết định buộc Chính phủ
Huế phải thi hành những điều khoản của Hiệp ước 1874”.
Cho đến năm 1880, bằng những văn kiện trả lời trực tiếp
Chính phủ Pháp hoặc những hành động gián tiếp, nhà Thanh đều muốn khẳng định
vai trò “tôn chủ” của mình đối với Bắc Kỳ và cũng không chấp nhận việc mở cửa
Vân Nam để buôn bán với Pháp. Như vậy nhà Thanh cũng gạt bỏ những mục tiêu mà
Pháp muốn đạt được khi đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất và khi ép buộc Triều đình
Huế ký các Hiệp ước năm 1874. Vua tôi nhà Thanh muốn sử dụng lí do về sự bất đồng
của mình đối với các Hiệp ước đó để can thiệp sâu hơn vào vấn đề Việt Nam, đến
mức tự cho mình có thẩm quyền đứng ở một phía để đàm phán với Chính phủ Pháp về
vấn đề Bắc Kỳ.
Từ cuối năm 1880 đến tháng 3 – 1882, tức là trước khi
Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai, nhà Thanh đã chủ động đặt vấn đề ở một mức
độ quyết liệt hơn phù nhận Hiệp ước 1874 và đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận
Việt Nam là nước chư hầu của Trung Quốc.
Gs.
Ts. Trịnh Nhu (2007), Mấy vấn đề lịch sử
Việt Nam – tái hiện và suy ngẫm, NXB.CTQG, HN, tr.102-108.
Tên
tiêu đề đã được thay đổi
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.