THỜI HÙNG VƯƠNG QUA TRUYỀN THUYẾT VÀ HUYỀN THOẠI


Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương - NXB Văn hóa thông tin
Nhưng may thay, sự phát triển của khoa học lịch sử những năm gần đây qua những di vật tìm được đã khẳng định: Thời Hùng Vương là một thời đại có thật.
Nhưng những vấn đề của thời Hùng Vương vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi về thực trạng xã hội và niên đại của thời kỳ lịch sử này. Nhân lễ hội giỗ Tổ năm 98, báo chí vẫn còn nhắc tới hơn 4000 năm lịch sử và nền văn hiến của dân tộc Việt tính từ thời Hùng Vương.Nhưng trong một số những tác phẩm chuyên ngành thì cho rằng: Thời Hùng Vương chỉ bắt đầu từ khoảng thế kỷ thứ VII tr.CN và kết thúc từ năm 208 tr.CN; do đó nước Việt Nam chỉ có khoảng 2.500 năm lịch sử!


Trong cuốn Thế thứ các triều đại vua Việt Nam (Nguyễn Khắc Thuần, Nxb Giáo Dục 1997, tr. 15) đã viết:Trái với ghi chép của chính sử cũ và các tài liệu dã sử khác, các nhà nghiên cứu cho rằng: Nước Văn Lang của các vua Hùng chỉ tồn tại trong khoảng 300 năm và niên đại tan rã khoảng năm 208 tr.CN. Với 300 năm, con số 18 đời Hùng Vương là con số dễ chấp nhận. 
Tuy nhiên, cũng không vì thế mà khẳng định rằng nước Văn Lang thực sự có 18 đời vua Hùng nối tiếp nhau trị vì.Tóm lại, nước Văn Lang là một thực thể có thật của lịch sử. Nhưng nước Văn Lang chỉ tồn tại trước sau khoảng 300 nămvà con số 18 đời vua Hùng cho đến nay vẫn chỉ là con số của huyền sử.Về thực trạng thời Hùng Vương, nhiều người cho rằng đó là một thời kỳ chưa được văn minh lắm. 
Cụ thể hơn trên báo “Pháp luật và xã hội” số ra nhân dịp lễ Tổ Hùng Vương Mậu Dần 1998 - tác giả Anh Phó - với tựa đề “Trang phục tổ tiên ta như thế nào?” đã viết (phần in đậm do người viết thực hiện):“... Nói vua Hùng làm vua nước Văn Lang, nhưng kỳ thực vua Hùng không giống như những ông vua quân chủ phong kiến của thế hệ sau; nước Văn Lang cũng chưa đủ yếu tố cấu thành một quốc gia hoàn chỉnh mà lúc ấy nước Văn Lang chỉ mới là một liên minh giữa 15 bộ lạc, người đứng đầu liên minh là tù trưởng đứng đầu bộ lạc Văn Lang - một bộ lạc hùng mạnh nhất trong số 15 bộ lạc. Vị tù trưởng ấy là vua Hùng.Hình thức trang phục thời Hùng Vương ngày nay chúng ta còn có thể hình dung được qua những hình chạm khắc trên trống đồng, khạp đồng, lưỡi rìu đồng... đó là những cổ vật có niên đại từ giữa thiên niên kỷ thứ nhất tr.CN đến đầu CN, tìm thấy qua các di chỉ khảo cổ ở Bắc bộ ngày nay.Nói chung, trang phục tổ tiên ta thời đó là cởi trần, đi đất, đóng khố, mặc váy, vật liệu chủ yếu làm bằng lông cầm thú và lá cây. Thời ấy có lẽ đã có vải nhưng còn thô sơ và chưa nhiều. Khố là một dải vải hẹp, thắt vòng quanh bụng, rổi từ đó thắt vòng xuống háng, đuôi khố phía sau để dài đến chấm mông. Hầu hết nam nữ đều ở trần, không mặc áo, cả nam lẫn nữ. Và thời đó tổ tiên ta không có trang phục ở phần chân, tất cả đều đi chân đất... chiếc mũ đội của tổ tiên ta “làm bằng lông vũ có thể lấy từ lông cánh, lông đuôi chim dài, cắm dài và dựng đứng thành vòng tròn theo khuôn đầu. Phía trước điểm chêm, cao vọt lên là những bông lau, có khi cao bằng cả người”.
Như vậy, thời Hùng Vương chưa phải đã văn minh lắm, song phong tục về ăn mặc đã hình thành và ổn định. Bao nhiêu hình ảnh được chạm khắc trên cổ vật như nói trên ắt là hình ảnh phổ biến. Thường là hình ảnh của tầng lớp trên của xã hội lúc bấy giờ. Nó luôn luôn thể hiện tính chất gọn gàng, thích nghi với điều kiện khí hậu và lao động.Theo chúng tôi nghĩ, đời nay, khi con cháu tái lập lại hình ảnh tổ tiên, chúng ta cũng cần để ý đến tính khoa học của nó. Không nên để đời sau có thể hiểu lầm rằng tổ tiên người Việt là Trung Quốc, như một số ý kiến đã từng cố sức phủ nhận thời kỳ Hùng Vương, bằng cách chứng minh rằng “Hùng Vương chỉ là tên các vua nước Sở”...Quan niệm mới cho rằng thời Hùng Vương tồn tại khoảng 300 năm, không phải chỉ dừng lại ở vài quyển sách, bài báo đặt vấn đề một cách dè dặt mà gần như đã được khẳng định. Qua bài báo đăng trên một tạp chí được phát hành rộng rãi là “Kiến thức ngày nay”, số 256, phát hành ngày 1/9/97 - với tựa đề “Thời điểm lập quốc và quốc hiệu Việt Nam” của tác giả Nguyễn Anh Hùng, đã viết:Các nhà sử học ngày càng thống nhất chung quan điểm khi cho rằng nhà nước đầu tiên trên đất nước ta chỉ có thể xuất hiện vào thời văn hóa Đông Sơn – giai đoạn phát triển đỉnh cao của thờiđại đồ đồng và giai đoạn đầu của thời kỳ đồ sắt. Quan niệm này được cộng đồng khoa học thế giới thừa nhận - chẳng hạn trong nhiều công trình lịch sử, xã hội học của các tác giả nước ngoài đã dùng từ “văn minh” (civilization) thay vì “văn hóa” (culture) khi bàn về văn hóa Đông Sơn. Do vậy chỉ có thể dùng niên đại văn hóa Đông Sơn làm giới hạn đầu cho thời kỳ lập quốc của dân tộc ta cách đây chừng 25 - 27 thế kỷ. Nó cũng phù hợp với ghi chép của Việt Sử lược - bộ sử khuyết danh nhưng có độ chính xác cao, được biên soạn sớm nhất ở nước ta - theo đó, “Đến thời Trang Vương nhà Chu (696-681 tr.CN), ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô tại Phong Châu, phong tục thuần phác, chính sự dùng nối kết nút, truyền được 18 đời, đều gọi là Hùng Vương”.
(Trích lời nói đầu)
------------
Xem nội dung chi tiết tại đây
(phía cuối có nội dung từng chương- xem online)



Nhận xét