Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và sự tiếp nối của các thế hệ cách mạng. Những người cộng sản ban đầu.
Khái quát về sự ra đời của Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên
Cùng với quá trình ra đi tìm đường cứu nước
của Nguyễn Ái Quốc có những thanh niên Việt Nam một thời đi theo con đường cứu
nước của các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, nhưng không thành công, họ quyết
định tìm cho mình một hướng đi khác. Tại đây họ đã thành lập ra tổ chức Tâm Tâm
xã(1923)[1]. Đây là một tổ chức đóng
vai trò tích cực trong sự chuyển tiếp từ lập trường yêu nước dân tộc chân chính
sang lập trường yêu nước vô sản. Từ những hạt nhân này, tháng 11/1924 Nguyễn Ái
Quốc đã tích cực liên lạc với những thanh niên yêu nước của nhóm Tâm Tâm xã.
Trên cơ sở đó,tháng 6/1925 Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời.
Ra
đời trong hoàn cảnh lịch sử mà chủ nghĩa Mác_Lenin đã chi phối cả cách mạng thế
giới sau Cách Mạng tháng Mười Nga và giai cấp công nhân trong nước đã hình
thành, bắt đầu phát triển, đường lối chiến lược của Hội này có xu hướng xã hội
chủ nghĩa và đượm màu sắc quốc gia: trước làm cách mạng quốc gia, sau làm cách
mạng thế giới[2].
Đây là một khẩu hiệu khiến tất cả những người Việt Nam yêu nước đều thấy mới lạ
hấp dẫn và thâm nhập vào cương lĩnh của nhiều tổ chức cách mạng đương thời.
-
Với
tôn chỉ được nêu trong điều lệ như sau: "Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
phụ trách tổ chức và lĩnh đạo cuộc cách mạng ở Việt Nam hết sức phấn đấu để thu
phục lấy đại bộ phận thợ thuyền, dân cày và binh lính, dẫn đạo cho quần chúng
lao khổ bị áp bức ấy liên hiệp với vô sản giai cấp thế giới để một mặt đánh đổ
đế quốc chủ nghĩa Pháp, chế độ phong kiến và chủ nghĩa tư bản mà dựng lên chính
quyền độc tài của thợ thuyền, dân cày và binh lính; một mặt tham gia vào cuộc
thế giới cách mạng sản trừ tư bản
chủ nghĩa cả thế giới đặng thực hiện chủ
nghĩa cộng sản".
[3]
Và có thể nói sự thành lập Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên gắn liền với tên tuổi Nguyễn Ái Quốc, không chỉ là
hành động lập ra Hội mà còn là cả quá trình chuẩn bị tư tưởng lý luận và vận
động giác ngộ quần chúng. Với các hoạt động tiêu biểu sau:
-
Thứ
nhất là chuẩn bị về mặt chính trị: Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở lớp huấn luyện
chính trị và trực tiếp giảng dạy để đào tạo cán bộ cách mạng đưa về nước hoạt
động. Thực chất những học viên này là hạt nhân lãnh đạo cách mạng sau này.
-
Thứ
hai chuẩn bị về tư tưởng lý luận: Ngày 21/6/1925 Báo Thanh niên- cơ quan ngôn
luận của Hội ra số đầu tiên, tờ báo chính trị đầu tiên của một tổ chức Cách
mạng Việt Nam cũng là lần đầu tiên sử dụng báo chí làm vũ khí đấu tranh của
mình: tuyên truyền đường lối, đào tạo đảng viên, tập hợp quần chúng,…Đáng chú ý
là cả hai đảng Việt Nam Quốc dân Đảng và Tân Việt Cách mạng Đảng đều đã vay
mượn nhưng khẩu hiệu cách mạng và đường lối tổ chức được đề cập trên các trang
báo Thanh niên. Điều đó khẳng định rằng tờ báo Thanh Niên có ảnh hưởng lớn đến
các đảng phái cách mạng lúc bấy giờ. Năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc
được tập hợp in thành sách Đường Kách Mệnh. Có thể nói báo Thanh Niên và sách
Đường Kách Mệnh trang bị lý luận cho cán bộ cách mạng, là tài liệu đưa về nước
để tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân Việt Nam biết con đường giải phóng
dân tộc.
-
Thứ
ba là truyền bá chủ nghĩa Mác_ Lenin qua
phong trào vô sản hóa, năm 1928 Hội đưa các hội viên thâm nhập vào các hầm mỏ,
nhà máy, đồn điền,.. để rèn luyện bản lĩnh cách mạng, tuyên truyển vận động,
nâng cao ý thức chính trị cho quần chúng.
Thông qua Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên chủ nghĩa Mác_ Lenin đã được truyền bá sâu rộng đến mọi tầng lớp
nhân dân đã làm cho phong trào cách mạng
Việt Nam phát triển mạnh mẽ tiêu biểu như đòi ân xá cụ Phan Bội Châu (1925), tổ
chức lễ tang cho cụ Phan Châu Trinh(1926), đòi thả tù chí sĩ Nguyễn An
Ninh(1926),… Cùng với sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu
nước 1928-2929 đã thúc đẩy nhanh về mặt phân hóa tư tưởng chính trị của các hội
viên chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác.
-
Được
tồ chức trên nguyên tắc tập trung dân chủ và quy luật tự phê bình ta tóm gọn
lại được vai trò quan trọng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên gồm ba vai
trò sau: Thứ nhất là truyền bá chủ nghĩa Mác_ Lennin vào Việt Nam, thứ hai là
đào tạo cán bộ cách mạng, thứ ba là lãnh đạo phong trào công nhân và phong trào
yêu nước Việt Nam. Trên cơ sở và kết quả của quá trình hoạt động của Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh Niên đã tạo điều kiện cho sự ra đời của ba tổ chức cộng sản
ở Việt Nam năm 1929 ( Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng, Đông
Dương cộng sản liên đoàn). Vì vậy mà Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên được xem
là tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam, là sự tiếp nối của các thế hệ cách
mạng, những người cộng sản đầu tiên. Một lần nữa khẳng định Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh Niên chưa phải là Đảng cộng sản mà chỉ là một tổ chức yêu nước theo
khuynh hướng vô sản đầu tiên ở Việt Nam, một tổ chức quá độ như người thành lập
ra nó đã xác định “ quả trứng sẽ nở ra con chim non_tức Đảng cộng sản”[4].
Nhưng vì có mục tiêu đấu tranh đúng đắn nên tồ chức phát triển mạnh mẽ, trước
những cơn bão táp cách mạng chưa từng có, ảnh hưởng của xu hướng phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc trên thế giới, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên phân
rã theo hướng để cho các tổ chức cộng sản ra đời, nhưng từ một nền tảng được
tiếp thu thông qua sự truyền bá chủ nghĩa Mác_ Lenin từ Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh Niên đã thể hiện sự nối tiếp đúng đắn của các thế hệ, những người cộng
sản đã được đào tạo phục vụ cho cách mạng sau này. Từ những người mà trước đó
chưa thật sự hiểu sâu sắc được ý nghĩa từ “ cộng sản”.
Tài liệu tham khảo
1.Hà Minh Hồng,2005, Lịch sử Việt Nam cận hiện
đại(1858-1975), NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
2.Viện sử học, Lịch
sử Việt Nam tập 8, NXB Khoa học xã hội.
3. Tài liệu
online: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên Wikipedia Tiếng Việt.
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.