Thái độ của Thái Lan trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam 1979


Năm 1979, chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra với sự tham gia của hai lực lượng quân đội chính là quân Polpot và quân đội Việt Nam. Khi cuộc chiến tranh nổ ra, đã có rất nhiều luồng quan điểm trái chiều nhau được đưa ra trong đó nổi bật lên là quan điểm cho rằng Việt Nam tiến hành xâm lược Campuchia. Chính điều đó đã khiến cho các quốc gia quan tâm đến sự kiện này có một cái nhìn gay gắt đối với Việt Nam.
Theo Hồi ký Trần Quang Cơ, Thái Lan đã tạo điều kiện để Polpot chạy vào biên giới Thái Lan và hoàn toàn không có chuyện quân đội Việt Nam tràn vào lãnh thổ của Thái (?), việc có thông tin có binh sĩ và xe tăng trong đất Thái Lan là hoàn toàn bịa đặt, trong quá trình truy đuổi quân Polpot, quân đội Việt Nam đã dừng lại ở biên giới Thái chứ không tràn vào lãnh thổ nước này. Tuy nhiên theo nhiều nguồn tin được đưa ra thì quân Việt Nam có hành động tràn vào lãnh thổ của Thái Lan với mục đích tiêu diệt Polpot đồng thời có va chạm quân sự với quân đội Thái Lan. Cũng trong cuốn hồi ký này, ông nói “Chúng tôi đã nhiều lần tuyên bố quân đội Việt Nam sẽ rút ngay khi nguy cơ đe dọa từ Trung Quốc đã chấm dứt”.
Ở khu vực Đông Bắc Thái Lan có rất đông người Việt sinh sống. Họ là những người Việt tham gia vào khởi nghĩa Cần Vương, do bị Pháp truy đuổi nên chạy sang Thái Lan lánh nạn hoặc những người dân sang đấy sinh sống và làm ăn. Khi Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên cử cán bộ về nước, có một số cán bộ đã sang Thái Lan để tuyên truyền cách mạng cho bà con Việt Kiều đồng thời thành lập chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở đây.
Chính phủ Thái Lan có một sư phân biệt vô cùng lớn giữa người Việt và người Hoa sống trên đất Thái. Người Hoa gần như đồng hóa với người dân địa phương, rất khó phân biệt đâu là người Hoa, đâu là người Thái, trong khi đó người Việt ở đây lại bị phân biệt đối xử. Chính phủ Thái coi người Việt là những người tị nạn bất hợp pháp và họ không được nhập tịch quốc tịch Thái mặc cho họ đã sinh sống ở trên đất Thái một thời gian dài. Những người dân Việt sống ở vùng Đông Bắc Thái Lan luôn bị đặt trong tình trạng qủan thúc, rất khó để gặp đại sứ của Việt Nam bên Thái và ngược lại, chính quyền Thái cũng gây khó dễ cho đại sứ Việt Nam tại Thái khi đại sứ ngỏ ý muốn đến thăm kiều bào người Việt ở vùng Đông Bắc bằng câu nói “không đảm bảo an toàn trên đường đi”.
Một trong những nguyên nhân khiến cho Thái Lan coi những người cộng sản Việt Nam là mối đe dọa vì chính quyền Thái Lan nghi ngờ phía Việt Nam âm mưu giúp đỡ những người cộng sản Thái lật đổ chính quyền. Chính điều này đã thúc đấy việc Thái Lan có những hành động ủng hộ Mỹ mang quân vào miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, khi cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Campuchia mới nổ ra, chính phủ Thái Lan tuyên bố lập trường trung lập đồng thời mong muốn các bên sớm tìm một biện pháp hòa bình để giải quyết căng thẳng. Nhưng có một bộ phận giới chức quân sỹ Thái Lan phản đối lập trường này của Chính phủ, họ đã dung dưỡng quân Polpot, Thái Lan liên kết với quân Khơ me đỏ cũng như liên minh với Trung Quốc và cho quân Khơ me đỏ trú ẩn ở bên trong các trại tị nạn bên trong lãnh thổ nước mình.
Tháng 2 – 1980, Thủ tướng Kriangsak Chomanan – người luôn giữ thái độ hòa dịu đối với các vấn đền liên quan đến Campuchia bị lật đổ và thay thế vào vị trí đó là tướng Prem Tinsulanond – một tướng lục quân với đường lối ngoại giao cứng rắn. Prem Tinsulanond cho rằng những người tị nạn Campuchia là một gánh nặng đối với Thái Lan nên đã đuổi người tị nạn Cam về nước, chính hành động này đã giúp tàn quân Polpot quay trở lại Campuchia. 
Mặt khác, tại Hội nghị cấp cao giữa các thành viên trong ASEAN diễn ra vào tháng 6 – 1980, Thái Lan là nước đầu tiên trong khối ASEAN vu khống Việt Nam xâm lược Campuchia khiến cho mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trở nên căng thẳng. Đồng thời, sau khi kết thúc cuộc họp giữa các nước trong khối ASEAN, một bản thong cáo chung được đưa ra tố cáo quân đội Việt Nam đã vượt qua biên giới Campuchia – Thái Lan, xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Thái Lan đồng thời tuyên bố thành lập “khu vực hào bình và an ninh” trên phần lãnh thổ Thái Lan giáp Campuchia với sự có mặt của quân đội Thái Lan và những trại tị nạn Campuchia. Còn trên phần lãnh thổ Campuchia giáp với Thái Lan sẽ thành lập khu “phi quân sự”. Chính điều này đã khiến cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan ngày càng trở nên căng thẳng.  Mối quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan chính thức chuyển từ quan hệ đối thoại sang quan hệ đối đầu, đồng thời đẩy mạnh hợp tác với Trung Quốc và Hoa Kỳ. 
Tình trạng căng thẳng này chỉ được chấm dứt sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết.


         

Nhận xét