Quá trình đàm phán và tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc (1979 – 1991)
Mâu
thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc từ sau năm 1975 diễn ra rất gay gắt với đỉnh
cao là chiến tranh biên giới năm 1979. Trước khi rút quân, ngày 1/3/1979, Trung
Quốc đề nghị tiến hành đàm phán Trung – Việt ở cấp thứ trưởng ngoại giao để
khôi phục hòa bình, an ninh ở biên giới, tiến tới giải quyết tranh chấp biên giới
lãnh thổ.
1. Những
cuộc hội đàm giữa Việt Nam và Trung Quốc sau chiến tranh biên giới năm 1979 và
những nỗ lực của Việt Nam trong việc nối lại đàm phán với Trung Quốc
Ngày
18/4/1979, Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu đàm phán tại Hà Nội. Từ ngày
8/6/1979, cuộc đàm phán tiếp tục ở Bắc Kinh. Tại cuộc đàm phán này, đoàn Việt
Nam đưa ra đề nghị về “những nguyên tắc và nội dung chủ yếu cho một giải pháp về
những vấn đề trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc”. Đề nghị nêu những biện
pháp cấp bách nhằm bảo đảm hòa bình ổn định ở vùng biên giới hai nước; khôi phục
quan hệ bình thường giữa hai nước trên cơ sở những nguyên tắc cùng tồn tại hòa
bình; giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ trên cơ sở tôn trọng đường biên
giới lịch sử do các hiệp ước Trung – Pháp 1987 và 1895 hoạch định. Phía Trung
Quốc đưa ra lập trường tám điểm, yêu cầu Việt Nam công nhận Hoàng Sa, Trường Sa
là của Trung Quốc, rút quân khỏi Trường Sa, thay đổi chính sách đối với Lào,
Campuchia, nêu quan điểm của Trung Quốc về giải quyết vấn đề Campuchia. Cuộc hợp
chỉ đạt được việc trao trả người bị bắt. Đầu năm 1980. Đàm phán bị đình chỉ. (Nguyễn Đình Bin (chủ biên), 2015, trang 312)
Lập
trường của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc đã được thể hiện trong bản báo
cáo chính trị tại đại hội V nam 1982: “Kiên
trì chính sách hữu nghị và láng giềng tốt với nhân dân Trung Quốc, chúng ta chủ
trương khôi phục quan hệ bình thường giữa hai nước trên cơ sở các nguyên tắc
cùng tồn tại hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn bộ lãnh thổ của
nhau và giải quyết những vấn đề tranh chấp bằng con đường thương lượng”.
Trong vòng 7 năm (1980 – 1987), Việt Nam đã 17 lần gửi công hàm đề nghị nối lại
đàm phán Việt – Trung. Và cũng phối hợp với diễn đàn bình thường hóa quan hệ giữa
Liên Xô và Trung Quốc. Việt Nam thông báo cho Liên Xô về lập trường của Việt
Nam về vấn đề Campuchia, về vấn đề quan hệ Việt Nam – Trung Quốc và đề nghị Việt
Nam và Trung Quốc trực tiếp đàm phán về các vấn đề liên quan tới hai nước.
Ở đây
xin nói thêm, trên vùng biển đông. Ngày 28-9-1979, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt
Nam công bố Sách Trắng đưa ra thêm nhiều tài liệu tiếp tục khẳng định chủ quyền
của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 30-1-1980, Bộ Ngoại
giao Trung Quốc công bố văn kiện đòi hỏi chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa (Tây Sa và Nam Sa) Ngày 5 tháng 2 năm 1980, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra
tuyên bố vạch trần thủ đoạn xuyên tạc của Trung Quốc trong văn kiện ngày 30
tháng 1 năm 1980 của họ về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng
6 năm 1980, tại Hội nghị Khí tượng Khu vực Châu Á II họp tại Genève, đại biểu
Việt Nam tuyên bố trạm khí tượng của Trung Quốc tại Sanhudao (đảo Hoàng Sa của
Việt Nam) là bất hợp pháp. Kết quả là trạm Hoàng Sa của Việt Nam được giữ
nguyên trạng trong danh sách các trạm thuộc hệ thống quốc tế như cũ. Ngày 13
tháng 6 năm 1980, Việt Nam yêu cầu OMM (Tổ chức Khí tượng Thế giới) đăng ký trạm
khí tượng Trường Sa vào mạng lưới OMM. Tháng 12 năm 1981, Tổng cục Bưu điện Việt
Nam điện cho Chủ tịch Ủy ban đăng ký tần số tại Genève phản đối việc Trung Quốc
được phát một số tần số trên vùng trời Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Tháng 12 năm 1981, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Sách Trắng: “Quần đảo Hoàng
Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam”. Tháng 6 năm 1982, Tân Hoa Xã loan
tin một hải cảng lớn được xây dựng tại đảo Hoàng Sa. Tháng 10, tại Hội nghị
Toàn quyền của UIT (Hiệp hội Quốc tế Vô tuyến Viễn thông), Việt Nam tuyên bố
không chấp nhận việc thay đổi phát sóng đã được phân chia năm 1978 tại Genève.
Ngày 12 tháng 11 năm 1982 Việt Nam công bố đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh
hải? Tháng 1-1983 Hội nghị Hành chính Thế giới về thông tin vô tuyến đồng ý sẽ
xem xét đề nghị của Việt Nam về việc phát sóng trên vùng trời Hoàng Sa và Trường
Sa tại hội nghị sắp tới. Cũng tháng 01 năm 1983 tại Hội nghị Hàng không Khu vực
Châu Á-Thái Bình Dương họp ở Singapore. Trung Quốc muốn mở rộng vùng thông báo
bay (FIR) Quảng Châu lấn vào FIR Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhưng Hội nghị quyết
định duy trì nguyên trạng. Tại Hội nghị Tổ chức Thông tin Vũ trụ Quốc Tế (INTU
SAT) lần thứ 13 họp tại Bangkok, đại biểu Việt Nam đã phản đối việc Trung Quốc
sử dụng những bản đồ ghi Hoàng Sa, Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, Nam
Sa) là của Trung Quốc. Việt Nam phản đối việc ngày 1 tháng 6 năm 1984 Quốc hội
Trung Quốc tuyên bố việc thiết lập khu hành chính Hải Nam bao gồm cả hai quần đảo
Tây Sa, Nam Sa. Đầu năm 1985, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Việt Nam ra thăm quần đảo Trường Sa. Tháng 5 năm 1987, Đô đốc Giáp Văn Cương,
Tư lệnh Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam ra thăm quần đảo Trường Sa. (Theo Đại đoàn
kết, 2018)
Ngày
26/3/1984, trong khi Quân tình nguyện Việt Nam cùng lực lượng vũ trang
cách mạng Campuchia bắt đầu đợt hoạt động lớn truy quét tàn quân
Khmer Đỏ thì ở khu vực biên giới Việt - Trung, Trung Quốc cũng ráo
riết chuẩn bị cho chiến dịch tiến công lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam.
Trên tuyến biên giới thuộc tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang), Trung Quốc tập trung 4 sư
đoàn bộ binh và 1 sư đoàn pháo binh của Đại quân khu Côn Minh trên thê
đội một, áp sát hướng Vị
Xuyên - Yên Minh. Từ 2/4 đến 27/4/1984,
Trung Quốc tiến hành một đợt bắn phá lớn trên toàn tuyến 6 tỉnh biên
giới với trên 28.000 viên đạn pháo. Riêng Hà Giang phải chịu hơn 11.000
viên đạn pháo, ngay cả thị xã Hà Giang nằm sâu trong nội địa 18km
cũng bị bắn phá. 5 giờ sáng ngày 28/4/1984,
trên hướng Vị Xuyên quân Trung Quốc được 12.000 viên đạn pháo chi viện
tấn công vào các trận địa phòng ngự của ta ở phía tây sông Lô. Do
tương quan lực lượng chênh lệch, đến hết ngày 30/4/1984,
Trung Quốc chiếm được các điểm tựa 1509, 772, 685, bình độ 300-400,
226, 233. Trung đoàn 122 Sư đoàn 313 của ta bị tổn thất, phải lùi
xuống các vị trí thấp hơn để tiếp tục chiến đấu. Trước
tình hình trên, ngày 20-5-1984, Bộ tư lệnh quân khu 2 của ta quyết định nhanh
chóng xây dựng trận địa, củng cố lại các đơn vị, kiên quyết chiến
đấu ngăn chặn địch đồng thời từng bước tổ chức đánh lấy lại các
điểm cao bị chiếm đóng. Từ
sau thất bại này, phía Trung Quốc giảm dần các hoạt động tấn công
lấn chiếm. Từ cuối tháng 12/1988,
Trung Quốc bắt đầu ngừng bắn phá và từ tháng 3 đến tháng 9/1989 lần lượt rút quân khỏi các
vị trí chiếm đóng còn lại trên lãnh thổ Việt Nam.
Như Trung Quốc lấy việc giải quyết “vấn
đề Campuchia” làm điều kiện tiên quyết để bình thường hóa Việt Nam. Nhưng Trung
Quốc tỏ ra không thiện chí, trì hoãn và còn gây ra cuộc hải chiến Trường Sa năm
1988. Bên
cạnh việc tích cực giải quyết “ván đề Campuchia”, Việt Nam còn thực hiện hàng
loạt hành động trực tiếp thể hiện thái độ hòa hoãn, giảm căng thẳng và mong muốn
bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc: ngay sau Đại hội Đại biểu toàn quốc của
Đảng lần thứ VI (1986), cố vấn Phạm Văn Đồng đã gửi tới Chủ tịch nước Trung Quốc
Dặng Tiểu Bình thông điệp rằng việc giải quyết vấn đề “campuchia có liên quan
bình thường hóa quan hệ Việt – Trung”, ngày 5/01/1987, Ban Bí thư đã ra thông
tri đề nghị Trung Quốc cùng với Việt Nam giảm căng thẳng ở vùng biên giới Việt
– Trung tháng 3/1987, Việt Nam đơn phương quyết định giảm quân chủ lực ở vùng
biên giới phía Bắc; Năm 1988, Việt Nam đã bỏ những nội dung chống đối Trung Quốc
trong lời nói đầu của Hiến pháp. Sau đó, ngày 15/7/1988, Bộ trưởng Bộ ngoại
giao Nguyễn Cơ Thạch đã đề nghị một loạt các biện pháp nhằm giảm căng thăng
trong quan hệ giữa hai nước như chấm dứt hoạt động vũ trang ở biên giới đất liền,
hải đảo, giản quân về tuyến sau để tráng xung đột, tạo điều kiện cho nhân dân
vùng biên giới qua lại thăm viếng lẫn nhau. Đồng thời, phía Việt Nam cũng đơn
phương thực hiện những đề nghị này mà không đòi hỏi phía Trung Quốc dáp lại.
Trước những đề nghị và hành động đầy thiện chí của Việt Nam, từ năm 1986 đến giữa
năm 1988, Trung Quốc vẫn tỏ thái độ bất hợp tác, không những không có một hành
động nào dáp lại những cố gắng của Việt Nam mà còn đẩy mạnh các hoạt động tranh
chấp Biển Đông” (TS.Phạm Phúc Vĩnh, 2016, trang 4) .
Ngày
15/4/1987, Trung Quốc ngang ngược ra tuyên bố cho rằng quân đội Việt Nam “Chiếm
đóng” đảo đá Bá Tiêu thuộc quần đảo Trường Sa, yêu cầu Việt Nam rút khỏi Ba
Tiêu và chín hòn đỏa khác và bảo lưu quyền thu hồi các đảo này vào thời điểm
thích hợp ?. Ngày 16/4/1987, Bộ ngoại giao Việt Nam đã phản đối và bác bỏ tuyên
bố đó của Trưng Quốc và tố cáo hành động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc tại
quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đáp lại những tuyên bố của Việt Nam, Trung Quốc
đã cho thực hiện một cuộc diễn tập lớn của Hải quân tại khu vực Trường Sa kéo
dài từ ngày 15/5/1987 đến 06/6/1987 nhằm biểu dương lực lượng và khẳng định cái
mà họ gọi là “chủ quyền của Trung Quốc” trên Biển Đông.
Năm
1988, Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động lấn chiếm, tranh chấp ở quần đảo Trường
Sa lên một bước mới quyết liệt hơn: trong tháng 1 và tháng 2. Hải quân Trung Quốc
đã tiếp tục chiếm các bãi đá Chữ Thập, Châu Viên và một số đảo san hô khác
trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đặc biệt nghiêm trọng hơn là vào ngày
14/3/1988, quân đội Trung Quốc đã tấn công 3 tàu vận tải của Hải quân Việt Nam
(HQ 505,604 và 605) tại cụm đào Gạc Ma, Cô lin và Len Đao làm chìm 2 tàu, 64
chiến sĩ hy sinh, 9 chiến sỹ bị bắt làm tù binh, sau đó Trung Quốc chiếm giữ đảo
Gạc Ma và xây dựng “đài quan sát biển” ở đấy. Trước hành động trên của Trung Quốc,
Chính phủ Việt Nam đã liên tiếp giới 3 công hàm phản đối (ngày 17,23 và
26/3/1988) đến Chính phủ Trung Quốc và đề nghị phía Trung Quốc cử đại diện đàm
phán để giải quyết những bất đồng liên quan đến quần đảo Trường Sa, cũng như những
vấn đề tranh chấp khác về biên giới và quần đảo Hoàng Sa. Trong khi chờ giải
quyết tranh chấp, hai bên không dùng vũ lực và tránh mọi đụng độ để tình hình
không phát triển xấu thêm. Phía Trung Quốc đã không dáp lại những đề nghị của
Việt Nam và tiếp tục chiếm giữ trái phép các đảo vừa chiếm giữ trái phép các đảo
vừa chiếm được. Ngày 13/4/1988, Quốc vụ viện nước CHND Trung Hoa đã phê chuẩn
quyết định thành lập Khu Hành chính Hải Nam thuộc tính Quảng Đông, sau đó đặt lại
tên bằng tiesng Hoa cho các đảo tuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt
nam và tuyên bố sáp nhập vào địa phận của Hải Nam, bất chấp sự phản đối của Việt
Nam. (TS.Phạm Phúc Vĩnh, 2016, trang 4-5) .
Như vậy, có thể thấy trong thời gian
sau khi xảy ra chiến tranh biên giới năm 1979 mang tầm qui mô lớn thì tình hình
biên giới giữa hai nước luôn luôn diễn ra căng thẳng. “Vấn đề Campuchia” luôn
được Trung Quốc đưa ra trong ngoại giao với Việt Nam. Nhưng do lập trường của
đôi bên mà các cuộc hội đàm luôn trở nên căng thẳng và gián đoạn. Từ sau khi
quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN được cải thiện, và tình trạng Trung Quốc bị
bao vây, cấm vận sau sự biến Thiên An Môn, quá trình bình thường hóa giữa hai
nước được thúc đẩy, hai nước bắt đầu nối lại đàm phán.
2. Sự
tiến chuyển trong quá trình bình thường hóa và việc tuyên bố bình thương hóa giữa
hai nước
Ngày
15/12/1988, Việt Nam đã chính thức đề nghị Trung Quốc tổ chức cuộc gặp cấp Bộ
trưởng Bộ ngoại giao để bàn về bình thường hóa quan hệ hai nước. Đáp lại đề nghị
của Việt Nam, ngày 24/12/1988, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã ra thông báo mời một
Thứ trưởng Ngoại giao của Việt Nam đi Bắc Kinh vào giữa tháng 01/1989 để trao đổi
với Trung Quốc về “vấn đề Campuchia” và bình thường hóa quan hệ Việt – Trung,
chuẩn bị cho cuộc gặp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hai nước. Mặc dù trung Quốc đã chấp
nhận lời đề nghị nối lại đàm phán của Việt Nam, nhưng khi tiến hành đàm phán,
điều kiện mới mà Trung Quốc đưa ra cho Việt Nam để đỏi lấy việc bình thường hóa
quan hệ giữa hai nước không chỉ là rút quân khỏi Campuchia mà còn phải ủng hộ lập
trường của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề này.
Trong
cuộc gặp cấp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt - Trung đầu tiên đã diễn ra tại bắc
Kinh từ ngày 16 đến 19/01/1989, hai bên thỏa thuận tương đối nhanh mấy vấn đè về
mặt quốc tế của giải pháp Campuchia (rút quân Việt Nam vào tháng 9/1989, giám
sát quốc tế, chấm dứt viện trợ quân sự, tổng tuyển cử), đồng thời thúc đẩy các
bên Campuchia thương lượng để sớm đạt giải pháp. Trung Quốc muốn Việt Nam thỏa
thuận về hướng giải quyết mặt nội bộ của giải pháp Campuchia, chủ yếu là vấn đề
chính quyền và vấn đề quân đội của các bên Campuchia trong thời kỳ quá độ (thời
gian ngừng bắn cho đến tổng tuyển cử), đồng thời khẳng định rằng nếu có thảo luận
và đạt kết quả này thì mới có giải pháp, nếu không thì mặt quốc tế có thỏa thuận
cũng không giải quyết được và khó bàn về quan hệ hai nước. Lập trường của Việt
Nam là vấn đề nội bộ Campuchia phải do các bên Campuchia giải quyết. Quá trình
đàm phán vừa mở ra lại trơi vào tình trạng bế tắc. Cuối cùng, hai bên đã đi đến
thống nhất tiếp tục đàm phán cấp Thứ trưởng vòng hai và Trung Quốc cũng cho Việt
Nam biết rằng: “nếu cuộc gặp vòng hai có kết quả và “vấn đề Campuchia” có tiến
triển thì Trung Quốc mới khẳng định việc tổ chức cuộc gặp bộ trưởng Bộ Ngoại
giao của hai nước” để đi đến bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. (TS.Phạm
Phúc Vĩnh, 2016, trang 11) .
Mặc dù
quan hệ Việt - Trung chưa chính thức được bình thường hóa trở lại, nhưng những
hoạt động giao lưu buôn bán giữa nhân dân vùng biên giới hai nước đã diễn ra mạnh
mẽ: Sau khi Việt Nam ra văn bản số 118 (01/1989) chính thức cho nhân dân hai
bên biên giới được xuất nhập cảnh và việc Trung Quốc lần lượt mở cửa một số điểm
buôn bán công khai ở biên giới từ năm 1988, đã hình thành nên “khaongr 300 điểm
buôn bán trên đường biên giới dài hơn 1300km ở Quảng Tây và Văn Nam” Về những
hoạt động buôn bán trên vùng biên giới Việt – Trung. Ngày 12/8/1990, trong lúc
đang ở thăm Singapore, Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng đã đưa ra lời tuyên bố:
“Trung Quốc hy vọng cuối cùng sẽ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam”. Đáp lại
tuyên bố trên của ông Lí Bằng, ngày 13/8/1990. Chủ tịch HĐBT Đỗ Mười đã ra
tuyên bố hoan nghênh và khẳng định: “Việt Nam sẵn sàng bình thường hóa quan hệ
với Trung Quốc và giải quyết những vấn đề giữa hai nước bằng thương lượng hòa
bình” (TS.Phạm Phúc Vĩnh, 2016, trang
18) .
Trước hết là chuyến thăm trung Quốc của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp với tư cách là khách đặc biệt của Chính phủ trung Quốc nhân lễ khai
mạc Á vận hội lần thứ 14 (ASIAD 90 diễn ra từ 18 đến 28/9/1990 tại Trung Quốc).
Đồng thời trước đó, đoàn thể thao Việt Nam trên đường đến Bắc Kinh tham dự của
Việt Nam ASIAD 90 cũng được phía Trung Quốc tổ chức đón tiếp thân mật tại cửa
khẩu Hữu Nghị. Báo cáo tại kì họp
thứ tư, Quốc hội Trung Quốc khóa VII ngày 25/3/1991, Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng
đã tuyên bố: “Chúng ta hy vọng phía Việt Nam và Phnompenh xuất phát từ cục diện
lớn hòa bình ổn định trong khu vực này và lợi ích căn bản của nhân dân
Campuchia, thuận theo trào lưu lịch sử, có thái độ hiện thực làm cho “vấn đề
Campuchia” sớm được giải quyết. Trung Quốc mong muốn cùng với cộng đồng quốc tế,
trong khuôn khổ các văn kiện có liên quan của Liên hợp quốc, thông qua cố gắng
sớm giải quyết toàn diện, công bằng hợp lí “vấn đề Campuchia”. Cùng với sự tiến
triển của việc giải quyết chính trị “vấn đề Campuchia”, quan hệ Việt - Trung đã
bắt đầu tan băng cũng sẽ được phụ hồi từng bước”. Về phía Việt Nam, chủ trương thúc đẩy quá trình bình thường
hóa quan hệ với Trung Quốc tiếp tục được Đảng Cộng sản Việt Nam xem là một nhiệm vụ đối ngoại trọng
tâm. Báo cáo chính trị của BCH Trung ương khóa VI về các văn kiện trình Đại hội
VII của Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đọc sáng ngày
24/6/1991 xác định: “Phấn đấu góp phần sớm đạt một giải pháp chính trị toàn bộ
về “vấn đề Campuchia”, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của Campuchia và ”khóa
VII ngày Hiến chương Liên hợp quốc. Thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ
Việt - Trung, từng bước mở rộng hợp tác Việt - Trung, giải quyết nững vấn đề tồn
tại giữa hai nước thông qua thương lượng”. (TS.Phạm
Phúc Vĩnh, 2016, trang 19)
Thực
hiện chủ trương trên của lãnh đạo hai nước, những hoạt động ngoại giao cấp Thứ
trưởng và Bộ trưởng và các cấp cao hơn giữa hai bên đã liên tiếp diễn ra để chuẩn
bị cho việc bình thường hóa quan hệ Việt - Trung khi “vấn đề Campuchia”, được
giải quyết. Ngày 18/7/1991, sau khi cuộc họp của Hội đồng dân tộc Tối cao
Campuchia (SNC) tại Bắc Kinh đã đạt được thỏa thuận cử ông Sihanouk làm chủ tịch
Hội đồng, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã dẫn dầu đoàn Việt Nam sang Trung Quốc thỏa
luận về “vấn đề Campuchia”, và những vấn đề khác mà hai bên cùng quan tâm nhằm
tiến đến chấm dứt tình trạng không bình thường giữa hai nước. Từ ngày 28/7 đến
02/8/1991, Đoàn đại biểu của Đảng và Nhà nước Việt Nam do Thường trực Bộ Chính
trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh và Trưởng ban đối ngoại trưng ương Hồng
Hà dẫn đầu sang thăm và làm việc với Trung Quốc đàm phán về việc bình thường
hóa quan hệ giữa hai Đảng và hai nước Việt - Trung. Chuyến thăm và làm việc của
Đoàn đại diện của Đoàn đại diện đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ và tiếp đón
trọng thị từ phía lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Trong buổi
làm việc, Tổng bí thư Giang Trạch Dân nêu: “Chúng
ta là hai nước láng giềng, hai Đảng Cộng Sản cầm quyền, không có lí do gì không
xây dựng quan hệ láng giềng, hữu hảo với nhau” và ông đại diện Đảng và Nhà
nước Trung Quốc mời đoàn cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam do Tổng bí thư Đảng
Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười dẫn đầu sang thăm chính thức Trung Quốc trong năm
1991.
Sau
khi hiệp định Pari 23/10/1991 về Campuchia được kí kết, Tổng bí thư Đỗ Mười và
Chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt đã dần đàu đoàn đại biểu cấp cao Việt
Nam sang thăm chính nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Tổng bí
thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Giang Trạch Dân. Kết thúc chuyến thăm, Việt Nam và
Trung Quốc đã kí kết thông cáo chung, tuyên bố bình thường hóa quan hệ giữa hai
nước. Thông cáo nêu rõ: “Hai bên tuyên bố
hai nước Việt Nam – Trung Quốc sẽ phát triển quan hệ hữu nghị và láng giềng
thân thiện trên cơ sở năm nguyên tắc: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của nhau; không xâm phạm lẫn nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau; bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình. Hai Đảng Cộng Sản Việt
Nam và Trung Quốc sẽ khôi phục quan hệ bình thường trên các nguyên tắc độc lập
tự chủ, hoàn toàn bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau” (TS.Phạm Phúc Vĩnh, 2016, trang 21) . Như vậy, ý
nghĩa thông cáo chung là rất lớn, nó đã đưa lịch sử quan hệ ngoại giao Việt Nam
– Trung Quốc sang một trang mới, hòa bình, ổn định và phát triển.
Sau lời
tuyên bố đó, hai bên đã kí kết Hiệp định thương mại và Hiệp định tạm thời về việc
giải quyết công việc vùng biên giới giữa hai nước, tạo cơ sở pháp lý đầu tiên
cho việc khôi phục quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trên lĩnh vực thương mại và giải
quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ. Chuyến thăm này đã đánh dấu sự bình thường
hóa quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc, mở ra một triển vọng tốt đẹp cho quan hệ
hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước, mở ra một ttrang mới trong lịch sử
quan hệ Việt Nam – Trung Quốc sau 13 năm băng giá. (TS.Phạm Phúc
Vĩnh, 2016, trang 22) .
Như vậy, quá
trình bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra trong điều kiện
lịch sử thuận lợi và khó khăn đối với hai quốc gia. Những ảnh hưởng từ bên
ngoài, độc lập tự do từ bên trong luôn xuất hiện giữa qan hệ các nước. Từ năm
1989 – 1991, quá trình bình thường hóa giữa hai nước diễn ra mạnh mẽ và đạt được
kết quả tốt đẹp, đó là quan hệ giữa hai nước được bình thường hóa. Mở ra một
trang mới trong lịch sử ngoại giao giữa hai quốc gia, giữa hai nhân dân. Từ
đây, mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Mặc
dù, hiện nay xuất hiện vấn đề tranh chấp biển Đông nhưng hai nước vẫn cố giữ
gìn tình hữu nghĩ, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình/ Năm 1991 đi
vào lịch sử ngoại giao hai nước như một mốc son lịch sử mang ý nghĩa lớn lao. Trong
dịp kỉ niệm 68 năm Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao được tổ
chức tại Hà Nội hôm 20/01/2018, Thứ trưởng Lê Hoài Trung khẳng định trong tổng thể chính sách đối ngoại độc lập
tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam hết sức coi trọng mối quan hệ láng
giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Trung Quốc. Đây là chủ trương nhất
quán, lâu dài và là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối
ngoại của Việt Nam. Tin tưởng rằng với nỗ lực chung của hai bên, quan hệ hai nước
sẽ không ngừng được củng cố và có những bước phát triển mới, góp phần thiết thực
vào hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới. Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hồng Tiểu Dũng khẳng định Trung Quốc coi trọng phát triển quan hệ hữu
nghị với Việt Nam, sẵn sàng cùng Việt Nam triển khai thực hiện tốt nhận thức
chung cấp cao, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt -
Trung ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Nguyễn
Đình Bin (chủ biên). (2015). Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000. Hà Nội:
NXB. Chính trị quốc gia.
2. Theo Đại đoàn kết. (2018, 03 18). Chủ
quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn 1975 – 1991. Được truy
lục từ http://redsvn.net:
3.
TS.Phạm
Phúc Vĩnh. (2016). Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc (1986 - 2006). NXB. Đại
học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Trần Hoàng
(Trích từ Quá trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc 1986 - 1991)
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.