Đây là một chính đảng được Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu thành lập vào cuối năm 1955 và tồn tại đến tháng 11 năm 1963 sau cái chết của anh em Diệm - Nhu.
Nghị định thành lập Đảng Cần Lao. |
Ngày 17/4/1955, trước Quốc hội Lập hiến, Ngô Đình Diệm trình bày chính sách Nhân vị do Ngô Đình Nhu học được từ thuyết Nhân vị của Emmanuel Mounier. Mục đích là thành lập một chính đảng mạnh để làm chỗ dựa cho chính quyền vì chính quyền muốn tôn tại thì phải có chính đảng mạnh đồng thời là chính đảng duy nhất của quốc gia để chống lại Cộng sản. Từ một công cụ để chống lại Cộng sản, đảng đã trở thành công cụ để những gười có tham vọng được vào nắm chính quyền. Có một nguyên tắc ngầm lúc bấy giờ giành cho những người muốn tham gia vào chính quyền là nguyên tắc 3C : Cần lao - Công giáo - Centre VietNam (tức người miền Trung).
Theo một tài liệu của Đảng Cần Lao khẳng định "Lịch sử cách mạng của các nước tiên tiến trên thế giới đã chứng minh rõ cho chúng ta thấy sức mạnh của quần chúng nhân dân là một yếu tố quan trọng vào bậc nhất trong cuộc cách mạng xã hội toàn diện. Quần chúng về bên nào thời bên ấy thắng". Vì vậy việc đầu tiên là phải phát động quần chúng để tập hợp lực lượng cũng như "lừa phỉnh" quần chúng.
Không chỉ vậy, đảng Cần Lao còn nắm giữ quyền kiểm soát quân đội thông qua Đại Tá Lê Quang Tung là chỉ huy trưởng Lực lượng đặc biệt. Với việc kiểm soát quân đội đã giúp cho Diệm dễ dàng thực hiện các chính sách cai trị ở miền Nam đồng thời dễ dàng thay thế chính quyền khi cần thiết.
Về mặt nhân dân, Ngô Đình Cẩn tổ chức phong trào Cách mạng Quốc gia với lãnh đạo là các quan chức 3C ngoài ra còn kết nạp thêm một số thân tín địa phương vào ban chấp hành cho có vẻ là đoàn thể của dân. Phong trào này do Trần Chánh Thành - Bộ trưởng Bộ Thông tin làm chủ tịch, thành lập ngày 2/10/1955 dựa theo Nghị định số 116 - NV của Tổng trưởng Bộ Nội vụ VNCH. Nhiệm vụ của phong trào là tuyên truyền và cho đoàn viên học tập chính trị. Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia tổ chức sâu rộng đến xã, phường, kết nạp hầu hết những người tương đối có chút kiến thức. Họ mời đến họp và đưa đơn cho gia nhập. Không ai dám từ chối vì sợ nghi ngờ thiên cộng sản, hay chống đối chính quyền. Chẳng bao lâu tổng số đoàn viên Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia lên quá cao.
Thấy số đoàn viên quá đông đảo, trung ương nảy sinh ý sắp xếp hàng ngũ nhân dân, lựa tùy số tuổi phân hạng: thanh niên,thanh nữ, thiếu niên, thiếu nữ,phụ lão... Bốn đoàn thể gồm Thanh niên, Thanh nữ, Thiếu niên, Thiếu nữ mặc đồng phục mỗi khi làm lễ hoặc diễn hành, và tùy theo hệ thống hành chánh mà đặt danh xưng. Thí dụ ở quận thì gọi Quận đoàn. Thành phố hay thị xã thì gọi là Thành đoàn.
Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia khởi xướng năm 1955 có 10.000 đoàn viên. Năm 1956 đã lên đến 1.000 000 đoàn viên, và năm 1963 lên đến 2.000 000 đoàn viên. Ngoài ra còn chưa kể đến hàng triệu đoàn viên Thanh niên, Thanh nữ Cộng Hòa, mấy trăm ngàn đoàn viên Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới bao gồm Thanh nữ bán quân sự do Ngô Đình Nhu lãnh đạo.
Đến ngày 1/11/1963, sau cái chết của Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, Đảng Cần lao nhân vị cũng vì thế mà tan rã.
-------------------
-------------------
#đq89
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.