Tư
tưởng về đạo trời, mối quan hệ giữa người với trời được các nhà tư tưởng đưa ra
nhằm giải thích “mệnh trời” và vai trò của con người. Với những luồng tư tưởng
mới được truyền vào của Nho giáo là Tống Nho (Lý học) đến sự kết hợp giữa tam
giáo đã xuất hiện những nhà tư tưởng mới về đạo trời, quan niệm về mối quan hệ
giữa trời và người. Có khi “mệnh trời” được đề cao, có khi vai trò của con người
được đề cao. Các nhà tư tưởng lớn trong thời kì này với sự loạn lạc, những công
việc khác nhau đã xuất hiện tư tưởng triết học về đạo trời và mối quan hệ giữa
người với trời cũng khác nhau.
Trịnh Bỉnh Khiêm. Nguồn: soha.vn |
Với Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng “Thái cực sinh
trời, đất và người, do sự nặng nhẹ của khí mà ra. Ông quan niệm rằng “Trời là
giới tự nhiên chứ không phải là thượng đế có nhân cách, con người là một bộ phận
của giới tự nhiên, giữa trời và người có sự thống nhất, trời và người có cùng
quan hệ với nhau lại cùng phù hợp với nhau”[1]. Nhưng ông lại không thấy
được đặc điểm của con người, xã hội, đánh đồng quy luật tự nhiên với quy luật
xã hội, từ đó dẫn đến quan điểm thần bí, số mệnh “chữ rằng phú quý giai do mệnh,
gặp được bao nhiêu hay bấy nhiêu”, “Xia mau cùng cực hay thông suốt đều do mệnh”,
“đừng lấy làm lạ ở đời có nhiều việc trái ý”. Ông xem giới tự nhiên là trời,
nên “đạo trời” theo ông có đặc điểm đầu tiên bao trùm là khiến cho muôn vật
trong trời đất luôn luôn sinh sôi nảy nở. Ông viết: “Muốn biết cơ trời sinh sôi
thần diệu, hãy xem mai nở tháng rét, sẽ thấy một khí dương sinh ra”, sinh sôi tạo
nên biến chuyển theo vòng tuần hoàn tức là có đi rồi có lại “suy từ tượng của
tám quẻ, biết sự vãng (đi tới), phục (trở lại) của trời”.
Điều
này diễn ra một cách khách quan, ngoài ý muốn của con người. Ông khuyên con người
nên an phận, theo mệnh trời. Điều này đã hạn chế tính tích cực của con người.
Nhưng đó là từng thời kì, từng thời đại “có khi năng lực của con người, tức chủ
thể hành động không đủ điều kiện để giải quyết một vấn đề nào đó của hoàn cảnh
khách quan mà cứ cố làm thì thất bại là điều không tránh khỏi. Trong trường hợp
đó, biết sức của mình, biết phận của mình, yên với phận lại là điều cần thiết”[2].
Phùng Khắc Khoan. Nguồn: daithachthat.gov.vn |
Phùng
Khắc Khoan cũng thừa nhận “có mệnh trời”. Điều đó cũng dễ hiểu, vì trời là sự vận
động bên ngoài của con người, sự hiểu biết của con người về giới tự nhiên là hạn
chế. Tuy nhiên, việc thừa nhận “có mệnh trời” không mang ý nghĩa thụ động phó mặc
cho trời, ông cho rằng “việc đời xem ra tựa giòi bọ, sự sắp xếp giàu sang mặc kệ
trời”.
Mặc
dù sống ở thời loạn, con đường quan võ dễ thăng tiến nhưng ông lại tin rằng “đợi
đến lúc thái bình, dân tình tốt lúc bấy giờ mới tin rằng đọc sách là điều cao
quý”, “điểm báo vận tốt của trời đất đã tới”, “thời đến thì công danh của ta sẽ
rạng rỡ ” hay “làm trai mà có thể làm nên danh giá, thì lẽ nào chỉ là một đấng
trượng phu ngang tàng”[3]. Có thể thấy rằng, ông cho
rằng “có mệnh trời” nhưng vẫn lạc quan, vẫn kiên định ý chí. Con người có năng
lực, có thể kiên trì mà đợi chờ vận mệnh để tiến tới thắng lợi.
Lê Quý Đôn. Nguồn: soha.vn |
Lê
Quý Đôn cho rằng “Thái cực là một, là một khí hỗn nguyên, từ một sinh ra hai,
hai sinh ra bốn, thành ra vạn vật”. “Khí” ở đây được xem là bản nguyên của trời
đất, vạn vật, “Trời” tích chứa khí, không có nơi chốn và không có hình. Mặt trời,
mặt trăng và tinh tú thì tích chứa khí mà có ánh sáng chói lọi vậy thôi”. Ông
quan điểm “Khí trời chìm xuống, khí đất bổng lên, hơi khí của trời và của đất đều
là sinh ý”, “cơ mẫu khi bĩ khi thái, khi trị khi loạn, đúng là như thế”.
Chúng
ta thấy rằng, Lê Quý Đôn xem trời đất cũng có “tính tình”. Bên cạnh đó, ông coi
“vận mệnh do người tạo ra, chứ không phải vận mệnh tạo ra người, cái lý trời và
người hợp nhất”. Nhưng ông cũng cho rằng “việc hưng thịnh hay đồi phế của nước,
số phận của sĩ phu đều được định trước ở cõi u minh thiêng liêng”. Ở ông “tuyệt
đối không thể chỉ dựa vào sự vật bên ngoài mà càng phải chính tâm thành ý”, có
thể thấy vai trò con người dần được đề cao, cho dù có mệnh trời, “trời có tình
ý”.
Lê Hữu Trác. Nguồn: vtc.vn |
Lê
Hữu Trác cho rằng “từ chỗ mờ mịt chưa có gì (vô cực) đến khi hình thành (thái cực).
Thái cực động thì sinh dương, tĩnh thì sinh âm, khi có khi duỗi, khi đầy khi
vơi”[4]. Từ đó, ông cho rằng “người
ta sinh ra trong khoảng giữa hai khí âm, dương của trời đất, thì trong thân thể
con người cũng đủ hình thành thái cực”, và cho rằng “phàm trăm bệnh của người
ta không gì là không do âm dương chênh lệch nhau; đều đó quan hệ đến sống chết”.
Cơ thể con người là một bộ phận của tự nhiên. “Lúc đầu không có bệnh, sau do
thiên lệch, mất sự cân bằng của âm dương ngũ hành nên bệnh tật phát sinh. Từ
đó, ông xây dựng nên học thuyết tâm thận (thủy hỏa), ông đề cao yếu tố dương,
tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo học thuyết âm dương ngũ hành trong điều
kiện cụ thể của Việt Nam”[5].
Chúng
ta thấy rằng ông đã gạt bỏ số mệnh, và cho rằng sức khỏe con người là do điều
hòa khí âm dương. Giữa hình thể hay tinh thần của con người thì ông cho rằng
“thể xác của con người quyết định tinh thần và ngược lại, tinh thần phụ thuộc
vào thể xác”. Khẳng định điều này, để thấy quan điểm ý lý của ông khi chữa bệnh
cho người.
Trần Hoàng
(Trích tiểu luận Tư tưởng Việt Nam thời Lê Trung Hưng 1533 - 1788)
[1] GS.TS. Nguyễn
Hùng Mậu (2010), Đại cương lịch sử triết
học Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.308.
[2] Nguyễn Tài
Đông (chủ biên – 2015), Khái lược lịch sử tư
tưởng triết học Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội,, tr.159.
[3] Nguyễn Tài
Đông (chủ biên – 2015), sđd, tr.172,
174, 175.
[4] GS.TS. Nguyễn
Hùng Mậu (2010), sđd, tr.328.
[5] Doãn Chính
(2013), Lịch sử tư tưởng triết học Việt
Nam từ thời kì dựng nước đến thế kỉ XX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr.654.
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.