Lịch
sử Việt Nam giai đoạn cận đại được đánh dấu bằng sự kiện thực dân Pháp chính thức
thiết lập quyền bảo hộ trên đất nước ta năm 1884. Từ sự kiện này, nhiều quan điểm
và vấn đề lịch sử được đặt ra mà một trong số đó là khả năng chiến thắng của Việt
Nam trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp (1858-1884).
Pháp tấn công Thuận An năm 1883 |
Lúc bấy giờ trên thế giới,
chủ nghĩa tư bản phương tây đã phát triển mạnh trên phạm vi thế giới. Nhằm mở rộng
thị trường và tìm nguồn nguyên liệu, chúng từng bước xâm lược các nước phương
Đông. Việt Nam cũng đã được nhiều nước tư bản phương Tây như Anh, Pháp, Bồ Đào
Nha dòm ngó núp dưới chiêu bài đặt quan
hệ buôn bán song phương. Tư bản Pháp đã tổ chức các hoạt động thăm dò thông qua
hoạt động của công ty Đông - Ấn và hội truyền giáo nước ngoài tại Việt Nam.
Âm mưu xâm lược của tư bản Pháp đối với Việt Nam đã có từ lâu, bắt nguồn từ thế kỷ XVII và xúc tiến mạnh mẽ vào giữa thế kỷ XIX. Ở trong nước, ngay sau khi lên ngôi (1802), Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là Gia Long đã tiến hành khôi phục nền thống trị của họ Nguyễn trên toàn quốc gia thống nhất từ mũi Cà Mau đến Ải Nam Quan. Vận mệnh quốc gia dân tộc nằm trong tay triều Nguyễn, vua là “ con trời” có uy quyền tuyệt đối. Giai cấp địa chủ và hệ thống quan lại cường hào là rường cột của chế độ. Đối nội trở thành mục tiêu trung tâm để tập trung quyền lực. Hệ thống quản lí nhà nước rất quy củ nhưng cũng rất quan liêu độc đoán, nạn quan tham lam lại ngày càng công nhiên hoành hành.
Âm mưu xâm lược của tư bản Pháp đối với Việt Nam đã có từ lâu, bắt nguồn từ thế kỷ XVII và xúc tiến mạnh mẽ vào giữa thế kỷ XIX. Ở trong nước, ngay sau khi lên ngôi (1802), Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là Gia Long đã tiến hành khôi phục nền thống trị của họ Nguyễn trên toàn quốc gia thống nhất từ mũi Cà Mau đến Ải Nam Quan. Vận mệnh quốc gia dân tộc nằm trong tay triều Nguyễn, vua là “ con trời” có uy quyền tuyệt đối. Giai cấp địa chủ và hệ thống quan lại cường hào là rường cột của chế độ. Đối nội trở thành mục tiêu trung tâm để tập trung quyền lực. Hệ thống quản lí nhà nước rất quy củ nhưng cũng rất quan liêu độc đoán, nạn quan tham lam lại ngày càng công nhiên hoành hành.
Dưới thời vua Tự Đức (
1847-1883), người trong nước chia ra làm bốn hạng là: sĩ, nông, công, thương.
Nhìn chung nhân dân cả nước sống trong điều kiện thấp kém bao trùm lên cả bốn hạng
người này. Theo Việt Nam sử lược có ghi: “ tình thế trong nước công nghệ không
có, buôn bán không ra gì, trừ việc cày cấy làm ruộng ra thì người nghèo đói
không có nghề nghiệp gì mà làm ăn cả…nhà cửa phần nhiều là nhà tranh, nhà lá,
cách ăn mặc thì chỉ có vải đồ nâu, người nghèo khổ chỉ có manh áo cánh và thường
thì đóng khố, có đi đâu mới mặc quần vải dài đến đầu gối.”. Tóm lại là tình
hình đất nước bấy giờ rất khó khăn, bên trong nội bộ triều đình thì chia bè kết
phái, giết hại lẫn nhau. Tình thế như thế mà lúc bầy giờ chúng ta lại phải đối
mặt với cuộc xâm lược của thực dân phương Tây hùng mạnh. Nhưng triều thần nhà
Nguyễn đã không vì thế mà dễ dàng chấp nhận sự xâm lược đó. Họ đã có những đáp
trả quyết liệt tuy rằng không thể kháng cự trước sức mạnh của thực dân Pháp
nhưng thể hiện tinh thần kháng chiến nhất định. Vậy, vấn đề đặt ra là: khả năng
chiến thắng của nhà Nguyễn trước sự xâm lược của thực dân Pháp vào thời điểm giữa
thế kỉ XIX là như thế nào?
Đầu tiên cần phải làm rõ
đó là vấn đề nguồn gốc cuộc đụng độ. Có một quy luật tất yếu rằng: tất cả các
cuộc chiến tranh đều là do sự thiếu hiểu biết về nhau. Có thể thấy rằng chủ
nghĩa tư bản là sự tiếp sức cho chủ nghĩa thực dân từ thế kỷ 15 nhằm tạo sức mạnh
cho các cường quốc phương Tây. Lúc bấy giờ, trên thế giới là sự mở rộng tiếp
xúc Á Đông mà người nắm giữ quyền chủ động là chủ nghĩa tư bản của phương Tây.
Phương Tây nắm giữ sức mạnh và làm chủ vận mệnh trong cuộc tiếp xúc đó. Và trên
xu thế đó, Pháp tiến hành những cuộc “đột nhập” đầu tiên vào nước ta thông qua
các thuyền buôn cũng như giáo sĩ Pháp. Còn về phía Việt Nam, bấy giờ khi tiếp
xúc với một nền văn minh hoàn toàn xa lạ mà còn chưa hiểu rõ về họ, chúng ta đã
có những động thái vừa lo sợ vừa đề phòng và chống trả. Đơn cử như việc giết
giáo dân, cấm xây nhà thờ, cấm đạo của Tự Đức. Và đó chính là nguyên nhân khiến
Pháp – bọn thực dân phương Tây có cớ để gây chiến với ta. Mà khởi đầu là cuộc đụng
độ ở bán đảo Sơn Trà- Đà Nẵng.
So về tương quan lực lượng
hai bên như sau. Về phía Pháp: chúng sở hữu một lực lượng tinh nhuệ vào thời điểm
trận đánh ở Đà Nẵng ghi lại như sau : “Lực lượng viễn chinh gồm 14 tàu chiến,
trong đó có chiếc El Cano của Tây Ban Nha chạy bằng hơi nước. Về phía
Pháp có những tàu buồm lớn, như Némésis, Fusée. Dordogne, Plégeton,
Mitraille, Alarme, Dragonne, Avalanche, Prigent, ... Quân số tổng cộng
2.000 người, trong đó phần Tây Ban Nha, gồm cả lính và sĩ quan có 450 người, đến
từ Philippines. Trên soái thuyền Némésis, bên cạnh Genouilly có giám mục
Pellerin đóng vai trò cố vấn chính trị và quân sự”. ( theo Lịch sử Đà Nẵng- Võ
Văn Dật). Rõ ràng là một đội quân cực kì hùng hậu và quy củ. Chưa kể Pháp còn
là một nền văn minh tiến bộ hơn ta về nhiều mặt. Mà trình độ công nghệ đã thể
hiện rõ trên mặt trận vũ khí giữa hai bên. Tuy vậy, chúng cũng có những khó
khăn nhất định khi tiến hành đánh nơi “đất khách quê người” không quen thủy thổ
cũng như địa giới nơi đây.
Còn về phía ta, thuận lợi
nằm ở chỗ ta được đụng độ với Pháp trên chính sân nhà của mình. Bên cạnh đó,
quân Pháp đến nước ta khi phải di chuyển nhiều giờ bằng đường biển nên hẳn đã mỏi
mệt. Tuy vậy, khách quan mà nói lúc bấy giờ, ta đánh Pháp trong điều kiện rất
khó khăn. TÌnh hình trong nước thì lạc hậu, vũ khí trang quân bị cũng quá chênh
lệch so với Pháp. Chưa kể trong triều đình trên dưới không đồng lòng một dạ,
vua Tự Đức thì không dứt khoát trong thái độ với thực dân Pháp. Vì thế cuộc đụng
độ với Pháp vào thời điểm ấy, dân tộc ta đứng vào vị thế của một kẻ yếu. Nhưng,
không phải là không có cơ hội chiến thắng.
Đã có những thời điểm ta
chứng minh ưu thế trong trận chiến này. Tiêu biểu là trận Đà Nẵng 1858- 1860:
trận đánh thắng lớn đầu tiên và duy nhất của nhà Nguyễn trước quân Pháp. Trận
đánh này quân ta dưới sự chỉ huy của hai danh tướng Nguyễn Tri Phương và Phạm
Thế Hiển đã cầm chân địch và buộc chúng phải rút lúi sau cuộc nghị hòa không có
kết quả với triều đình nhà Nguyễn vào khoảng giữa tháng 12-1859. Sau thắng lợi
này, quân ta đã chứng minh được mình hoàn toàn có khả năng đánh thắng Pháp
trong cuộc viễn chinh phi nghĩa này của chúng.
Sau trận chiến này quân
Pháp được lệnh rời bỏ nơi này để tham chiến ở Trung Quốc và chỉ để lại một ít ở
Gia Định. Nguyễn Tri Phương lúc này lại được triều đình cử đi Gia Định để cầm
chân Pháp. Ông cho xây dựng ở đây một đại đồn kiên cố mang tên Chí Hòa. Nhiều
câu hỏi đặt ra rằng: tại sao lúc này Nguyễn Tri Phương lại không đánh toán quân
Pháp ít ỏi còn lại ở Gia Định. Vấn đề này, trong Việt Nam sử lược của Trần Trọng
Kim đã có lời đáp : “ quân Pháp và quân I-pha-nho bấy giờ chỉ có độ 1000 người…
Nhưng mà quân ta đã không luyện tập, lại không có súng ống như quân Tây. Mình
chỉ có mấy khẩu súng cổ, bắn bằng đá lửa. đi xa độ 250 hay 300 thước. Còn súng
đại bác thì toàn là súng nạp tiền bắn mười phát không đậu một…” . Chênh lệch
trình độ như thế đã đặt quân ta vào thế buộc phải thủ, phòng ngự.
Khoảng thời gian sau đó,
trong nước nổ ra liên tiếp những cuộc đấu tranh của nông dân các vùng 6 tỉnh
Nam Kì. Tiêu biểu như của Trương Định, Võ Duy Dương, Nguyễn Trung Trực,… Phong
trào đấu tranh nông dân ở đây đã tạo ra những tổn thất nhất định với tinh thần
và binh lực của thực dân Pháp. Đáng lý
ra, nếu chúng ta có sự kết hợp giữa quan quân triều đình và các phong trào nông
dân này thì khả năng đánh thắng trước thực dân Pháp tưởng chừng hùng mạnh là điều
có thể làm được. Thế nhưng, với một triều đình đớn hèn dưới những chính sách nhằm
bảo vệ ngai vàng và có phần không quyết đoán của Tự Đức: các phong trào này đã
không có sự liên kết với nhau và cuối cùng tan rã.
Một điểm nữa cũng cần làm
rõ là sau khoảng thời gian 1862 khi ta ký với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất. Nó là mở
đầu cho thời kỳ chủ hòa của triều đình nhà Nguyễn và bắt đầu đi vào thế thua
trong cuộc chiến với thực dân Pháp. Chúng ta dần phải nhượng bộ chúng trong
toàn cục và chỉ còn những chống trả yếu ớt từ phía triều đình. Lúc bấy giờ, nhà
Nguyễn đã không còn nhiều khả năng chiến thắng trước bọn thực dân xâm lược ấy nữa.
Vậy, thời điểm chúng ta
có nhiều khả năng chiến thắng trước Pháp nhất chính là khoảng thời gian đầu trước
1862. Nước ta đã có thể thoát khỏi họa xâm lăng của bọn thực dân nếu như có thể
làm mấy điều sau. Thứ nhất là triều đình nhà Nguyễn nên có những cải cách mang
tính “còn nước còn tát” trước những ý kiến canh tân như của Nguyễn Trường Tộ.
Lúc ấy, Việt Nam có thể đã chống Pháp trong một tình thế khác với một sự thấu
hiểu kẻ thù hơn. Thứ hai, nếu như vua Tự Đức sớm cứng rắn và kiên quyết hơn
trong thái độ chống Pháp thì có lẽ mọi thứ đã khác. Tiêu biểu như khi “Bình Tây
đại nguyên soái” Trương Định đang hùng cứ ở vùng Gò Công thành một thế lực. Thì
vua lại điều ông đi làm một chức lãnh binh ở vùng khác. Từ đó, mất đi khí thế của
quân ta. Một lý do khác khiến ta mất đi cơ hội chiến thắng trước Pháp là chúng
ta đã không thực hiện được đoàn kết nhân dân. Ở trong thời đại nào cũng vậy, sức
mạnh dân tộc chính là thứ sức mạnh quý giá nhất có khả năng đánh bại bất cứ kẻ
thù nào. Rõ ràng trong trận chiến với Pháp, triều thần nhà Nguyễn đã xa rời
nhân dân mà không tranh thủ sự nổi dậy của họ trong khoảng thời gian đầu. Để rồi
sau này khi mất nước, có một Hàm Nghi đã ra chiếu Cần Vương để cứu lấy độc lập
dân tộc nhưng bấy giờ đã là quá muộn khi thực dân Pháp kịp thời cắm rễ sâu lên
nền bảo hộ ở nước ta.
Rõ ràng, Việt Nam hoàn
toàn có khả năng thắng Pháp trong cuộc xâm lược này. Chỉ tiếc là, một triều
đình hèn đớn cùng nội bộ bất hòa đã lần lượt đánh mất dần đi thời cơ chiến thắng
để rồi cuối cùng cam chịu trước các bản hòa ước mang tính thủ hòa. Đáng tiếc
thay!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Việt Nam Sử lược, Trần Trọng Kim, nxb. Khoa
học Xã Hội, 2011.
2/ Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ
(1859-1954)- tập 1, Nguyễn Đình Tư, nxb. Tổng hợp TP.HCM, 2016.
3/ Mấy vấn đề Lịch sử Việt Nam tái hiện và
suy ngẫm, Gs, Ts. Trịnh Nhu, nxb.Chính trị Quốc gia, 2007.
4/ Việt Nam văn hóa sử cương, Đào Duy Anh, nxb.
Hội Nhà Văn, 2000.
5/ Người lính thuộc địa Nam Kỳ, Tạ Chí Đại
Trường, nxb, Tri Thức, 2014.
-----------------
Minh Khôi
mixloXfau_do Robert Singh https://wakelet.com/wake/g1VtWDK-1ngEtfIjZoPS8
Trả lờiXóatractimorrne
contdiAlaeze Nathan Plowden download
Trả lờiXóaclick
https://colab.research.google.com/drive/1IEmjwn47RST-7WghnRQlWbRxZ2f02JQV
download
croclojuslo