Các hình thức đấu tranh chống thực dân Pháp nửa cuối thế kỉ XIX

Trong suốt giai đoạn từ 1858 – 1896, đối diện trước sự xâm lược của thực dân Pháp triều đình Huế cùng nhân dân đã có nhiều cuộc đấu tranh khác nhau trước một kẻ thù mới đến từ phương Tây. Các hình thức đấu tranh chủ yếu là: đấu tranh bằng vũ trang, đấu tranh bằng ngòi bút và ngoại giao.


+ Đấu tranh vũ trang:
Đấu tranh vũ trang là hình thức đấu tranh chủ yếu ở nước ta ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Đấu tranh vũ trang có thể chia thành hai giai đoạn: một là đấu tranh dưới sự chỉ huy của triều đình Huế hai là đấu tranh dưới sự chỉ huy của sĩ phu yêu nước.
+ Đấu tranh bằng ngòi bút:
Đấu tranh trên mặt trận này chủ yếu là các văn thân, sĩ phu yêu nướcnhưng họ không dùng gươm giáo làm vũ khí mà lấy ngòi bút làm vũ khí để đấu tranh chống Pháp. Hình thức đấu tranh này diễn ra sôi nổi vào thời kỳ đầu nước Pháp xâm lược Việt Nam đặc biệt là tại vùng đất Nam Bộ với nhiều nhà thơ nhà văn như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Văn Giai.Tuy nhiên hình thức đấu tranh này không thực sự để lại dấu ấn mạnh trong giai đoạn này.
+ Đấu tranh ngoại giao
Đấu tranh ngoại giao là cuộc chiến không tiếng súng với thực dân Pháp diễn ra song song trên mặt trận vũ trang tuy nhiên trên mặt trận này triều đình Huế đã có phần lạc nhịp dẫn đến những quyết định khó hiểu trên bàn ngoại giao đi ngược lại với những diễn biến đang diễn ra trên mặt trận vũ trang do các văn thân sĩ phucùng nhân dân  đang tiếp tục chiến đấu dẫn đến những quyết định không hợp lòng dân dẫn đến tình cảnh đầu hàng từng bước của triều đình Huế trước thực dân Pháp. Mà sau này trong dân gian vẫn còn truyền tụng câu nói: “ Phan Lâm mãi quốc, triều đình khi dân” ý muốn nói hòa ước được ký kết đi ngược lại ước muốn của nhân dân là chiên đấu chống Pháp.
Trên đây là những hình thức đấu tranh vũ trang chủ yếu của nhân ta trong giai đoạn 1858 – 1896 trước họa xâm lược của thực dân Pháp. Trong đó nổi bật nhất là hình thức đấu tranh vũ trang, đây là hình thức tranh chủ đạo xuyên suốt giai đoạn này. Bên cạnh đó là đấu tranh ngoại giao giữa triều đình Huế và thực dân Pháp.
Để làm rõ cho từng hình thức đấu tranh sẽ có một số cuộc đấu tranh kháng Pháp tiêu biểu:
+ Đấu tranh vũ trang
- Các cuộc đấu tranh do triều đình Huế chỉ huy:
1858, khi thực dân Pháp bất ngờ  đánh chiếm bán đảo Sơn Trà ( Đà Nẵng), quân đội triều đình Huế dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã tổ chức phòng ngự cầm chân giặc Pháp suốt 3 tháng trời ở Đà Nẵng.
Đến 1859, thực dân Pháp chuyển hướng tấn công Gia Định, Nguyễn Tri Phương cùng Phạm Thế Hiển được cử vào Gia Định cho đắp đại đồn Chí Hòa chống giữ trước thực dân Pháp tuy nhiên chỉ đánh thủ mà không công. Dẫn đến bỏ lỡ một cơ hội khi mà vào năm 1860, Pháp phải chia quân sang chiến trường Trung Hoa để rồi sau khi ổn thỏa với Trung Hoa. Pháp tập trung binh lực đánh hạ đại đồn Chí Hòa vào năm 1861.
11/1873, quân Pháp do F. Garnier tấn công thành Hà Nội, Nguyễn Tri Phương chỉ huy chiến đấu ác liệt nhưng ông bị trong thương bị giặc bắt con trai ông là Nguyễn Tri Lâm cũng tử trận quân triều đình tan vỡ một số bị bắt và một số chạy lên Sơn Tây. Nhân đà thắng lợi quân Pháp đánh chiếm các tỉnh xung quanh.
12/1873, quân triều đình của Hoàng Kế Viêm (Sơn Tây) và Trương Quang Đản ( Bắc Ninh) chỉ huy  kết hợp cùng với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc tiến công ngoại vi Hà Nội. Garnier đem quân đối phó, bị quân ta chém chết tại trận.
-Các cuộc đấu tranh của sĩ phu yêu nước:
Ngay sau khi thực dân Pháp hạ thành Gia Định, một số lãnh binh cũng như nhân dân đã nổi dậy tấn công vũ trang gây khó khăn cho thực dân Pháp như Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Hy Vọng trên sông Nhật Tảo( 12/1861). Những trung tâm kháng chiến được thành lập ở Tháp  Mười ( do Võ Duy Dương chỉ huy), Cần Giuộc (do Quản là chỉ huy).
Sau hiệp ước 1862, thì gần như cuộc kháng chiến chống pháp đã chuyển từ triều đình sang tay nhân dân khi mà nhiều nơi khắp Nam Kỳ lục tỉnh nổi dậy kháng Pháp tiêu biểu như: Khởi nghĩa Trương Định ở Gò Công( 1861 – 1864), Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang (1861 – 1868), Nguyễn Hữu Huân ở Mỹ Tho ( 1872 -1875)…Sau đó ở Nam Kỳ tiếp tục diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa nữa nhưng đều đi đến thất bại.
Một phong trào tiêu biểu khác nữa là phong trào Cần Vương diễn ra trong suốt 12 năm từ 1885 khi vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương cho đến khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng thất bại vào năm 1895.
Bên cạnh đó còn có phong trào khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 - 1897) diễn ra gần như đồng thời cùng phong trào Cần Vương kéo dài đến 13 năm cũng đi đến thất bại.
Như vậy có thể thấy trong giai đoạn này các cuộc đấu tranh vũ trang đều đã đi đến thất bại mặc dù diễn ra rất sôi nổi và rộng khắp. Nguyên nhân thất bại của hình thức này dù đã nổ ra nhiều phong trào vì đã không quy tụ được sức mạnh tổng hợp khi mà các lực lượng vũ trang còn quá riêng lẻ, không có sự thống nhất. Quân triều đình cùng nghĩa quân của các sĩ phu không có sự phối hợp còn riêng rẽ, triều đình không mạnh dạn phát động đấu tranh vũ trang chống quân xâm lược mà tỏ vẻ nhu nhược bỏ qua những thời cơ thuận lợi, không tạo ra thời cơ thuận lơi để có thể có được một trận đánh quyết định quét tan toàn bộ kẻ địch ra khỏi đất nước.
+ Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, văn hóa:
Đây là mặt trận đấu tranh bằng ngòi bút của các nhà nho yêu nước như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Hồ Huấn Nghiệp.. với nhiều tác phẩm cổ vũ cho phong trào kháng chiến chống Pháp như: “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuột”, “Cảm Tác”, “Chạy Giặt”. Các tác phẩm của các nhà nho này đã góp phần nào đó vào các cuộc khởi nghĩa khi thôi thúc, cổ vũ tinh thần yêu nước trong mỗi người dân lúc bấy giờ đứng lên chống Pháp.
+ Đấu tranh ngoại giao:
Sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, Pháp nhanh chóng chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ, trước tình hình đó vua Tự Đức đã chủ động nghị hòa khi cho một đoàn phái bộ do Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp dẫn đầu vào Sài Gòn để đàm phán với Pháp. 5/6/1962, hiệp ước được ký kết với nội dung cơ bản là trao trọn 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ và đảo Côn Lôn, công nhận các quyền về thương mại cho Pháp ở Nam Kỳ.
Sau hiệp ước 1962, triều đình Tự Đức đã lên kế hoạch chuộc lại 3 tỉnh miền Đông khi đã cử một phái bộ lên đường sang Pháp. Sứ bộ bao gồm Phan Thanh Giản ( Chánh sứ), Phạm Phú Thứ ( Phó sứ), Ngụy Khắc Đản (Bồi  sứ) cùng với 50 tùy tùng khác.
11/1863, Napoleon III hứa với phái bộ sẽ cử đại diện sang Huế để sửa hiệp 1862. Sau một tháng điều đình ( giữa tháng 6 đến giữa tháng 7/ 1864), Aubaret và Phan Thanh Giản ký bản điều ước gồm 21 điều khoản: Pháp trả lại 3 tỉnh miền Đông nhưng vẫn làm chủ Sài Gòn, Thủ Dầu Một, Mỹ Tho đồng thời thừa nhận sự ‘bảo hộ” của Pháp ở lục tỉnh. Các điều khoản khác vẫn như hiệp ước 1862. Tuy nhiên sau đó chính quyền của Napoleon III đã xé bỏ tạm ước 1864 để rồi chiếm trọn 3 tỉnh miền Tây vì lợi ích của nước Pháp.
Các hiệp ước được ký sau đó với Pháp, triều đình nhà Nguyễn đã không còn có được sự chủ động như hai hiệp ước 1862 và 1864 mà vốn dĩ đã bị đặt vào tình thế đã rồi không thể ký với Pháp.
Như vậy có thể thấy được rằng triều đình Huế đã có một nước cờ sai lầm khi đã vội vã nghị hòa với Pháp trong khi nhân dân và các sĩ phu đang chiến đấu dẫn đến mất 3 tỉnh miền Đông. Sau đó, triều đình Huế đã có những động thái để đòi lại 3 tỉnh miền Đông tuy nhiên phái bộ của Phan Thanh Giản một phần nào đó đã thất bại khi đã không thể lấy lại toàn bộ 3 tỉnh miền Đông mà còn đặt Nam Kỳ vào tình thế bị Pháp bảo hộ. Tuy nhiên nhìn nhận ở một góc độ nào đó thì triều đình Huế đã cố gắng trong khả năng của mình khi nghị hòa với Pháp có thể để tránh tổn thất để rồi cũng cố lại lực lượng để đánh Pháp tuy nhiên những điều đó đi ngược lại với những gì đang diễn ra khi nhân dân các tỉnh miền Đông đang ra sức chiến đấu thì triều đình lại nghị hòa. Có thể thấy đây là sai lầm bước đầu dẫn đến mất nước về sau này.
Tóm lại, ngay khi thực dân Pháp tấn công Việt Nam, triều đình Huế cùng nhân dân đã có những động thái đấu tranh chống Pháp diễn ra dưới 3 hình thức chủ yếu là : đấu tranh vũ trang, đấu tranh bằng ngòi bút và đấu tranh bằng ngoại giao. Nhiều cuộc đấu tranh đã diễn ra tuy nhiên các cuộc đấu tranh đều đi đến thất bại đặc biệt là ngoại giao đã thất bại bước đầu dẫn dẫn đến thất bại hoàn toàn về sau. Các phong trào đấu tranh vũ trang diễn ra sôi nổi và rộng khắp nhưng không có được sự thống nhất hay liên kết quá rời rạc dẫn đến thức bại còn phong trào đấu tranh bằng ngòi bút của giới văn thân không thực sự để lại nhiều dấu ấn trong công cuộc chống Pháp mang ý nghĩa cổ động nhiều hơn.
*Tài liệu tham khảo:
1/ Việt Nam thời Pháp đô hộ - Nguyễn Thế Anh  - NXB Văn Học
2/ Việt Nam Pháp thuộc sử 1862 - 1945 - Phan Khoan – Tủ sách sử học Phủ quốc vụ Khanh đặc trách văn hóa xuất bản

3/ Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến 1884 – GS Nguyễn Phan Quang – TS Võ Xuân Đàn – NXB Tổng hợp TP HCM
--------------
D.M.N

Nhận xét

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã nhận xét bài viết.