Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945

Nhân dân ta cũng đã kiên cường chiến đấu trong suốt thời kỳ lịch sử, tình hình thế giới và tình hình trong nước có nhiều biến động. Đảng cộng sản ra đời vào năm 1930, có những cương lĩnh rõ ràng cùng với đó là quá trình chuẩn bị những thứ để nổ ra những cuộc đấu tranh giành chính quyền. Tình hình Thế giới là nổ ra chiến tranh thế giới thứ 2, đánh dấu là ngày 1/9/1939 Đức tấn công Ba Lan. Tình hình này cho chúng ta thấy rằng, sự trỗi dậy của các nước đế quốc nhằm tìm kiếm thuộc địa, tranh giành làm bá chủ thế giới. Chính vì thế, Việt Nam không thể nào mà không ảnh hưởng của cuộc chiến tranh toàn cầu này được, “cuối năm 1939 đã có 1.500.000 tấn gạo, 66.ooo tấn cao su được đưa về Pháp, cùng với 57.166.000 đồng tiền thuế các loại”[1] được đưa về Pháp. Có thể nói đây là sự vơ vét của thực dân Pháp để phục vụ chiến tranh, dẫn đến những cuộc đấu tranh không khoan nhượng.


Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn ngày 2/9
Nguồn: http://tinhdoanthaibinh.vn
Cuối năm 1941 Nhật đã chiếm toàn quyền làm chủ ở Đông Dương, chúng ra sức vơ vét để phục vụ chiến tranh phát xít của chúng, “ba mặt hàng Đông Dương Xuất sang Nhật là  gạo (41.000 tấn/1940), than (479.007 tấn/1940), quặng sắt, mănggan (41.000/1940). Hàng vạn hécta lúa phải nhổ để trồng day, bông, thầu dầu”[2]. Như vậy, nước ta phải chịu hai tầng xiềng xít, Pháp- Nhật, yêu cầu thời đại mới là kháng chiến tiêu diệt bọn quân phiệt Nhật.
Sau những thất bại của bọn chủ nghĩa phát xít, Nhật Bản lại bị hai quả bom nguyên tử của Mĩ thả vào hai thành phố lớn là Nagasaki và Hirosima dẫn đến sự thất bại của Nhật Bản trên chiến trường cũng là sự sụp độ của chủ nghĩa quân phiệt. Thấy tình hình này, Đảng và nhân dân ta tổng khởi nghĩa giành chính quyền, “Cuộc cách mạng Đông Dương kết liễu bằng cuộc khởi nghĩa vũ trang, theo cách thức là với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi, mở đường cho cuộc tổng khởi nghĩa to lớn”[3]. Với sự thắng lợi của cuộc cách mạng tháng tám năm 1945, đã đánh đổ chủ nghĩa quân phiệt Nhật ra khởi Việt Nam, giành chính quyền từ tay nhân dân, đồng thời đó là cơ sở cho sự khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ CỘng Hòa. Tại căn buồng, nhà số 48, phố hàng Ngang, Hà Nội Hồ Chí Minh viết bản tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/2945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội người đứng trướng hàng vạn đồng bào đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Mở đầu tuyên ngôn độc lập, người trích dẫn câu nói nổi tiếng của bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776: “ Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa  cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”[4]. Và tiếp theo, người cũng trích dẫn tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của nước Pháp năm 1789: “ Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”[5]. Nó có ý nghĩa hết sức  quan trọng trong bản tuyên ngôn của người. Thứ nhất, bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ nói lên nhu cầu cấp thiết là phải xóa bỏ chế độ thuộc địa và thành lập một nhà nước mới, chấm dứt sự bóc  lột của Anh trên 13 bang này. Thứ hai, bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền là kết quả của quá trình đấu tranh kiên cường và mạnh mẽ, là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình. Đó là chặn đường đấu tranh xóa bỏ những sự bất công còn tồn động trong xã hội. Mà người lãnh đạo đó là ai? đó là giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản đứng trước tình thế cách mạng là một giai cấp tiến bộ cách mạng, có thể lãnh đạo và tập hợp được sức mạnh toàn  nhân dân đứng lên giải phóng những bất công ấy. Bằng chứng là 13 bang thuộc địa đã thống nhất, và thành lập một hợp chủng quốc cùng với đó là xóa bỏ chế độ phong kiến nước Pháp. Như vậy, trong quá trình này, hai nước tiến tới một nền dân chủ tư sản, tiến tới bước phát triển cao hơn. Nói tóm lại, nó ảnh hưởng tới nhân dân hai nước, đồng thời nó cũng ảnh hưởng các nước phong kiến và chủ nghĩa thực dân. Nó là kết quả của sự đấu tranh kiên cường, hướng tới sự công bằng, tự do và sự phát triển của nó.
Người đã chỉ ra sự dối trá, lừa bệp của chủ nghĩa thực dân núp dưới ngọn cờ “khai sáng văn minh”, “tự do, bình đẳng, bác ái” nhằm xâm lược, cướp bốc, bốc lột và chà đạp lên những lẽ phải, những công bằng mà chính chúng đã nói. Đó cũng có lẽ là lời khẳng định cho chúng biết rằng, những lời nói đó là bất hủ, cho dù chúng tìm cách nào, hay xóa mờ đi như thế nào đi chăng nữa thì những lời lẽ ấy cũng được sống mãi theo năm tháng và nó cũng là sự tiếp thu tinh hoa nhân lọại mà Hồ Chí Minh tìm tồi học hỏi qua những chặn đường gian khổ của mình. Mỗi ngày, người chỉ nghĩ tới người dân, nhân dân trong nước bị đô hộ hết sức dã man và người mong muốn làm sao những điều ấy, những điều mà hai bản tuyên ngôn nêu trên có thể đến với nước mình.
Để phản biện sự lừa dối ấy, sự  “khai sáng văn minh” thì người vạch ra những sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp:“Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của chúng ta, chúng cắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu.Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng cướp ruộng đất, hầm mỏ nguyên liệu. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng”[6]. Đó là tội ác mà luận điệu khai sáng văn minh đã làm, đó là bộ mặt thật của Pháp đói với Việt Nam. Từ năm 1858 đến 1945, hơn tám mươi năm những hành động này đã khiên nhân dân ta đói khổ, nhân dân lầm than, vậy mà chúng cũng quyết tâm bóc lột. Sự bảo hộ của Pháp đói với Việt Nam lại càng giả dối hơn nữa, sự thật là nước Việt Nam chịu hai tầng xiềng xích: Pháp- Nhật. “Từ đó, dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị tới Bắc Kỳ hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”[7]. Như vậy, hai từ “ Bảo hộ” chỉ là hình thức, chỉ là lời nói im tai. Nó là hành động bán nước ta cho Nhật. Như vậy, tình hình việt Nam lúc bấy giờ là chính quyền Nhật quản lý, Pháp chỉ là một công cụ để khai thác bóc lột nhân dân. Cũng có thể nói là nước ta là thuộc địa của Nhật chứ không phải Pháp, như lời đanh thép của Hồ CHí Minh nói: “Nước Việt Nam là thuộc địa của Nhật chứ không phải  của Pháp nữa”. Và bản tuyên ngôn chỉ ra rằng, nhân dân Việt Nam đấu tranh giành chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. Nó cho thấy là một quá trình chuẩn bị từ những cuộc diễn tập, tới cuộc tổng khởi nghĩa đã giành chính quyền. Cho thấy, cách mạng có một chiều hướng phát triển đi lên, tập hợp được đông đảo quần chúng tham gia, xác định tôn chỉ hành động đúng đắn và một thời cơ thuận lợi: “ Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”[8]. Kết thúc bản tuyên ngôn, người nhấn mạnh trên toàn thế giới biết rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đêm tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ quyền tự do, độc lập ấy”[9]. Đó là sự khẳng định đối với các nước, đồng thời đó là sự khẳng định tất cả đồng bào Việt Nam, chính phủ sẽ làm tất cả để bảo vệ thành quả cách mạng. Bản tuyên ngôn độc lập là những lời nói sắc bén, những luận cứ không thể chối cải được để phản biện những lời nói dối trá của Pháp.
Tuyên ngôn độc lập là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu sự thắng lợi của cuộc cách mạng chính nghĩa. Kết quả của những giọt mồ hôi, những sương máu mà cha ông ta, nhân dân ta đã hy sinh để đấu tranh bảo vệ.      “Đó là sự phát triển của của bản yêu cầu mà người đã gửi cho hội nghị hòa ước Véc- Sai  năm 1919”[10]. Đó là ước mơ, đó là nguyện vọng được độc lập, tự do, hạnh phúc mà bao con người hành động vì điều ấy nói lên tiếng nói người dân trong nước và toàn thế giới. Và đây là niềm tin của toàn thể nhân dân Việt nam đối với Hồ Chí Minh , đối với Đảng Cộng Sãn đã lãnh đạo giành thắng lợi vẻ vang. Và đây là công lao vô cùng to lớn của Hồ Chí Minh, người lãnh đạo tài ba, người cha của nhân dân Việt Nam

Tài liệu tham khảo
1.      Nguyễn Văn Út, 9 Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, Nxb. Văn Hóa Thông Tin, 2006
2.      Nguyễn Trường, Từ Chiếu Dời Đô Dến Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, Nxb. Văn Hóa Thông Tin, 2010
3.      Hồ Chí Minh, Tuyên Ngôn Độc Lập Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Nxb. Sự Thật, 1976
4.      Tuyên Ngôn Độc Lập Năm 1945 Và Các Hiến Pháp Việt Nam (1946, 1959, 1980, 1992, 2013), Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2010
5.      Hà Minh Hồng, Lịch Sử Việt Nam Cận Hiện Đại (1858-1975), Nxb.  ĐHQGTPHCM, 2005
6.      Trần Bá Đệ, Lịch Sử Việt Nam Từ 1858 Đến Nay, Nxb. ĐHQGHN, 2001
7.      Hồ Chí Minh Toàn Tập, Tập 1, Nxb. Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2000
8.      Hồ Chí Minh Toàn Tập, Tập 2, Nxb. Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2000
9.      Hồ Chí Minh Toàn Tập, Tập 3, Nxb. Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2000
10. Hồ Chí Minh Toàn Tập, Tập 4, Nxb. Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2000





[1] Hà Minh Hồng, Lịch Sử Việt Nam Cận Hiện Đại (1858-1975), Nxb.  ĐHQGTPHCM, 2005, tr. 114
[2] Hà Minh Hồng, Lịch Sử Việt Nam Cận Hiện Đại (1858-1975), Nxb.  ĐHQGTPHCM, 2005, tr. 115
[3] Hà Minh Hồng, Lịch Sử Việt Nam Cận Hiện Đại (1858-1975), Nxb.  ĐHQGTPHCM, 2005, tr. 120
[4],5 Hồ Chí Minh Toàn Tập, Tập 3, Nxb. Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2000, Tr. 555

[6] Nguyễn Trường, Từ Chiếu Dời Đô Dến Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, Nxb. Văn Hóa Thông Tin, 2010, Tr. 219- 220
[7] Hồ Chí Minh, Tuyên Ngôn Độc Lập Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Nxb. Sự Thật, 1976, Tr. 19

[8] Hà Minh Hồng, Lịch Sử Việt Nam Cận Hiện Đại (1858-1975), Nxb.  ĐHQGTPHCM, 2005, Tr. 195
[9], 10 Hồ Chí Minh, Tuyên Ngôn Độc Lập Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Nxb. Sự Thật, 1976, Tr. 31
--------------------------
Nguyễn Hoàng Thiện 


Nhận xét